2. MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA KHOA CÔNGNGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG VỚI DOANH NGHIỆP
2.2. Thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ hợp tác giữa Khoa CôngNghệ May và Thời Trang với doanh nghiệp
Thuận lợi:
Quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Khoa Công Nghệ May và Thời Trang với doanh nghiệp luôn gặp những thuận lợi sau:
Các doanh nghiệp luôn nhiệt tình ủng hộ và tạo điều kiện cho sinh viên của khoa tham quan, thực tập tại các văn phòng, nhà máy của doanh nghiệp.
Các công ty, nhà máy ý thức được mối quan hệ hợp tác giữa khoa chuyên môn và doanh nghiệp là mối quan hệ tương hỗ nhau. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên của khoa đến tham quan, thực tập, tìm hiểu thực tế sản xuất; thông qua đó công ty sẽ tìm kiếm được những nhân sự có tay nghề, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của công ty.
Một số doanh nghiệp chủ động liên hệ với khoa để đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Sự hỗ trợ nhiệt tình từ cựu sinh viên
Sinh viên đã tốt nghiệp của khoa hiện đang làm việc lan tỏa ở khắp nơi trong cả nước. Ban chủ nhiệm Khoa Công Nghệ May và Thời Trang liên hệ thường xuyên với cựu sinh viên thông qua ngày hội cựu sinh viên được tổ chức hàng năm. Cựu sinh viên thành đạt luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên thông qua các chương trình tài trợ, học bổng… Các giáo viên của khoa cũng luôn liên lạc với bạn bè của mình hiện làm việc rộng rãi ở các công ty để tận dụng mối quan hệ này hỗ trợ cho quá trình tiếp cận thực tế cho sinh viên
94
Doanh nghiệp hỗ trợ khoa xây dựng chương trình đào tạo
Khi xây dựng chương trình đào tạo mới, Ban chủ nhiệm Khoa Công Nghệ May và Thời Trang thường xuyên tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành và sự có mặt của các doanh nghiệp. Với sự đóng góp ý kiến thường suyên từ doanh nghiệp, chương trình đào tạo sẽ gần với thực tế và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hơn, giảm thiểu số lượng kỹ sư thất nghiệp khi ra trường.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, mối quan hệ hợp tác giữa Khoa Công Nghệ May và Thời Trang với doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn sau:
Chương trình đào tạo có nhiều nội dung không phù hợp với công ty
Mặc dù khi xây dựng chương trình đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa có lấy ý kiến góp ý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do phải dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nên có một số nội dung công ty không thể đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch của môn học hay kế hoạch thực tập.
Nhân viên hướng dẫn thực tập trong công ty thiếu nhiệt tình với sinh viên thực tập Ban giám đốc công ty, nhà máy luôn nhiệt tình tạo điều kiện cho sinh viên của khoa đến thực tập. Tuy nhiên, bộ phận sản xuất nơi sinh viên thực tập đôi khi thiếu nhiệt tình hướng dẫn và ít nhiều gây khó khăn cho sinh viên. Dẫn đến sinh viên không thu hoạch được nhiều kiến thức sau thực tập
Công ty quy định tính bảo mật thông tin
Để có thể hiểu rõ về công nghệ mới cũng như có tư liệu để hoàn thành tốt báo cáo thực tập, sinh viên mong muốn được tiếp cận với các loại tài liệu kỹ thuật, cũng như có thể chụp hình, quay phim những công nghệ mới trong công ty. Tuy nhiên một số công ty qui định về tính bảo mật tài liệu, công nghệ rất nghiêm ngặt, đặc biệt là các công ty nước ngoài hoặc các công ty gia công hàng cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Sinh viên đến thực tập chỉ được phép xem tài liệu kỹ thuật và quan sát các công nghệ mới, tuyệt đối không được sao chép dưới mọi hình thức. Với thời gian thực tập 6 tuần, quá ít để sinh viên có thể hiểu được những công nghệ mới nếu như không được lưu lại tài liệu hay hình ảnh liên quan
Ý thức kỹ luật và khả năng giao tiếp của sinh viên
Sinh viên chưa có tác phong công nghiệp và chưa quen với áp lực sản xuất của nhà máy cũng là một trong những khó khăn của quá trình thực tập tại công ty.
Kỹ năng giao tiếp kém cũng gây hạn chế cho việc thu thập, học hỏi kiến thức thực tế của sinh viên trong quá trình thực tập
Một bộ phận sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của thực tập chính là cơ hội để các em làm quen với môi trường sản xuất thực tế trước khi tốt nghiệp và đi làm. Chính vì suy nghĩ tiêu cực này, một số sinh viên đã không chủ động trong việc học hỏi kiến thức thực tế, không nắm bắt được cơ hội học hỏi của bản thân.
Khó khăn về thời gian tham quan, thực tập
Theo kế hoạch đào tạo, sinh viên Khoa Công Nghệ May và Thời Trang thường đi thực tập tốt nghiệp vào đầu học kỳ cuối, thời điểm sau Tết nguyên đán. Thời điểm này, các doanh nghiệp thường có biến động về nhân sự, nên việc tiếp nhận sinh viên thực tập vào thời điểm này sẽ rất khó khăn cho công ty
Bên cạnh đó, một số môn học yêu cầu sinh viên tự liên hệ công ty để tìm hiểu mảng công nghệ nào đó. Sinh viên tự liên hệ theo từng nhóm với thời gian đăng kí tham quan khác nhau.
95
Việc không có kế hoạch tổng quan này gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty, vì vậy sinh viên dễ bị từ chối trong những trường hợp này.
2.3. Các giải pháp, phương hướng giải quyết khó khăn
Đề giải quyết những khó khăn trên, Ban chủ nhiệm khoa và giảng viên Khoa Công Nghệ May và Thời Trang đã đề ra và thực hiện một số giải pháp sau:
Ban chủ nhiệm Khoa Công Nghệ May và Thời Trang cùng toàn thể giáo viên cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo với các doanh nghiệp để chia sẻ những khó khăn của nhau trong quá trình hợp tác và cùng đưa ra cách thức giải quyết các khó khăn đó.
Trước khi đưa sinh viên đi tham quan, thực tập, giáo viên liên hệ và trao đổi trước với doanh nghiệp về nội dung và kế hoạch tham quan, thực tập cụ thể. Tùy vào thực tế sản xuất tại công ty và đối tượng sinh viên thực tập, giáo viên cùng đại diện công ty thống nhất nội dung và lịch trình thực tập, yêu cầu của 2 bên … Tất cả những trao đổi đã được thống nhất sẽ được viết thành bản cam kết, yêu cầu 2 bên thực hiện đúng trong suốt quá trình thực tập của sinh viên
Bên cạnh đó, bộ môn cần thiết kế nhà xưởng và xây dựng chương trình thực hành tại khoa sao cho gần với môi trường thực tế, giúp sinh viên làm quen với tác phong công nghiệp. Trước khi đưa sinh viên đến công ty, giáo viên hướng dẫn phải làm việc cụ thể với sinh viên về cam kết giữa khoa và doanh nghiệp. Đồng thời yêu cầu sinh viên xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân và yêu cầu sinh viên tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra.
Thông qua các hoạt động đoàn hội, thông qua các giờ hoạt động nhóm, giáo viên kết hợp rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp và một số kỹ năng mềm cần thiết, giúp sinh viên dễ hòa nhập và gây thiện cảm với cán bộ, nhân viên, công nhân nơi sinh viên đến thực tập.
3. KẾT LUẬN
Hợp tác giữa nhà trường, khoa chuyên môn và doanh nghiệp được hiểu là sự tương tác vì lợi ích chung. Sự hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho các trường đại học trong việc tạo ra những “sản phẩm” gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; đồng thời giúp các doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một khu vực hay tầm quốc gia. [3]
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể giáo viên Khoa Công Nghệ May và Thời Trang luôn ý thức xây dựng mối quan hệ gắn kết bền vững với doanh nghiệp. Mối quan hệ này có giá trị tương hỗ, vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của khoa, vừa góp phần cung cấp nguồn nhân lực đầu vào có chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa khoa và doanh nghiệp luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng và là yêu cầu cấp bách đối với toàn thể giáo viên Khoa Công Nghệ May và Thời Trang.
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Khoa Công Nghệ May và Thời Trang [website] /Vũ Minh Hạnh –29-9-2014. - http://fgtfd.hcmute.edu.vn/TopicId/47f941ec-44d1-4999-beb2-f0885c0185cc/thu-truo ng-khoa
[2] Ajinomoto // Ajinomoto Việt Nam. -
http://www.ajinomoto.com.vn/about/ajinomoto-vietnam.
[3] Nguồn: The state of European University-Business Cooperation (2011)
Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:
Mai Quỳnh Trang,
Khoa Công Nghệ May & Thời Trang Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM Phone: 0983022820
5/6/2018
1 Network
built by USAID COMET