MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 74 - 76)

Với một số khó khăn đã nêu trong phần 3, trong phần này tác giả đưa ra một số đề xuất liên quan đến UITC nhằm khắc phục các khó khăn này.

Một giải pháp có thể cân nhắc là tăng phúc lợi và cơ hội thăng tiến cho các chuyên gia tham gia huấn luyện sinh viên trong các khoá học kết hợp. Để làm được việc này, cần có những chính sách khuyến khích ở tầm cao hơn từ chính phủ. Bởi nhiều doanh nghiệp không đủ nguồn lực đầu tư cho các chuyên gia tham gia vào việc đào tạo kết hợp, cũng như không cảm thấy được ích lợi trực tiếp khi tham gia vào kết hợp này. Nhiều doanh nghiệp cũng lo ngại khả năng sinh viên sẽ làm cho nơi khác sau khi họ được trang bị các kiến thức và kỹ năng quí giá từ các chuyên gia của doanh nghiệp họ. Đây có thể xem là một dạng chảy máu chất xám đối với các doanh nghiệp tham gia vào UITC. Hoặc nhiều sinh viên tốt nghiệp nếu muốn tiếp tục học cao hơn nữa, các doanh nghiệp này cũng mất đi cơ hội tuyển dụng họ. Do vậy, Chính phủ có thể cần phải điều chỉnh chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp tham gia vào UITC.

5. KẾT LUẬN

Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể được xem là “work-ready" sẽ giúp cho sinh viên tăng khả năng có việc làm tốt ngay sau khi tốt nghiệp. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo dưới dạng UITC sẽ giúp sinh viên trở thành “work-ready". Hơn nữa, sự tham gia của các doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sinh viên có thể học hỏi được các kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm cần thiết cho hoặt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên cần có những chính sách ở các cấp khác nhau từ doanh nghiệp, nhà trường, đến chính phủ, cũng như các bên liên quan khác để khắc phục những khó khăn trong việc duy trì sự cộng tác. Những chính sách này cần tạo động lực cho doanh nghiệp cũng như các chuyên gia tham gia quá trình đào tạo sao cho bù đắp được thời gian cũng như tài nguyên mà họ đã đầu tư trong quá trình cộng tác đào tạo. Ngoài ra, để có thể phát huy tối đa mô hình hợp tác này, cần có những không gian làm việc được thiết kế phù hợp để thúc đẩy sự tương tác trao đổi sinh viên và nhân viên của doanh nghiệp, cũng như tạo thuận lợi cho làm việc nhóm. Hơn nữa, cần đẩy mạnh sự gắn kết giữa sinh viên và nhân viên tại doanh nghiệp để thông qua đó giúp quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết (bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) cho quá trình làm việc.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Huq, A., and D. H. Gilbert. 2013. “Enhancing Graduate Employability Through Work-Based Learning in Social Entrepreneurship: A Case Study.” Education + Training 55(6): 550–72.

[2] Perkins, J. 2013. Professor John Perkins’ Review of Engineering Skills. London: Department for Business, Innovation and Skills

[3] Rao, M. S. 2014. “Enhancing Employability in Engineering and Management Students Through Soft Skills.” Industrial and Commercial Training 46(1): 42–48. [4] Samuel, G., Claire D., and Jeung L. 2018. "University–industry teaching

collaborations: a case study of the msc in structural integrity co-produced by brunel university london and the welding institute." Studies in Higher Education 43(4): 769-785.

[5] Yaneva, A. 2010. “Is the Atrium More Important than the Lab? Designer Buildings for New Cultures of Creativity.” Geographies of Science 3: 139–50.

Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:

TS. Đặng Thanh Dũng Khoa Công nghệ Thông tin

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Phone: 0903728598

72

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI KHOA IN & TRUYỀN THÔNG

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)