GIỮA KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ VỚI CÁC DOANHNGHIỆP VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LA

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 49)

VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LAI

Lê Chí Kiên

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

1. GIỚI THIỆU

Được thành lập từ ngày 05/8/1976, Khoa Điện-Điện tử không ngừng phát triển và lớn mạnh về cơ sở vật chất và nhân sự. Hiện nay, Khoa có 6 bộ môn chuyên môn, 37 phòng thí nghiệm hiện đại với sự hỗ trợ thiết bị và phần mềm từ các tập đoàn lớn như Intel, General Electric, Rockwell Automation, Omron, Tektronix, Texas Instruments, National Instruments, Panasonics, ABB, Siemens… Đội ngũ 100 Cán bộ với trên 80% có trình độ sau đại học, trong đó có 11 Phó Giáo Sư, 22 Tiến Sĩ và 20 Nghiên cứu sinh Tiến Sĩ đang nghiên cứu trong và ngoài nước.

Khoa Điện-Điện tử đang đào tạo khoảng 5000 ngàn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 5 chuyên ngành bậc Đại Học (CNKT Điện-Điện tử, CNKT Điện tử-Viễn thông, CNKT Điều khiển & Tự động hoá, Kỹ thuật Máy tính, và Kỹ thuật Y sinh), 3 chuyên ngành bậc Thạc Sĩ (Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hoá), và 2 chuyên ngành bậc Tiến Sĩ (Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử).

Khoa có quan hệ hợp tác đào tạo đại học hai giai đoạn với Đại Học Sunderland của Vương Quốc Anh và được sự hỗ trợ có hiệu quả của trên 30 cơ quan, đơn vị, các hãng sản xuất trong và ngoài nước trong đào tạo, nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên.

Khoảng 90% kỹ sư tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên môn sau 3 tháng. Kỹ sư tốt nghiệp từ Khoa Điện-Điện tử nằm trong đối tượng ưu tiên tuyển chọn và được đánh giá cao của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước, đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trong trong các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, đặc biệt là trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp.

2. KẾT QUẢ THU ĐƢỢC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƢỜNG & DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 49)