2.1. Thực tập tại doanh nghiệp/công ty
Căn cứ vào chương trình đào tạo, hàng năm luôn có từ 1 đến 2 đợt sinh viên (với số lượng từ 100 đến 200 sinh viên/đợt) phải tham gia môn học thực tập tại doanh nghiệp/nhà máy với thời gian từ 1-6 tháng/đợt. Đây là môn học được đánh giá rất quan trọng và được đặt nhiều kỳ vọng nhằm giúp sinh viên tiếp cận với các hoạt động thực tiễn trong công việc về sau. Tuy nhiên, phía sinh viên và bộ môn gặp rất nhiều khó khăn vì các lý do sau:
31
1. Số lượng sinh viên đông, thường chỉ tập trung vào dịp hè (cùng đợt với sinh viên các trường bạn) nên khả năng tiếp nhận của các công ty là rất hạn chế.
2. Sinh viên thường chỉ được phía công ty phân công thực hiện những việc lặt vặt, tay chân hơn là các công việc cần chuyên môn phù hợp với trình độ.
3. Rất nhiều công ty không hỗ trợ nhà trường trong việc tiếp nhận sinh viên thực tập. 4. Việc cùng tham gia hướng dẫn đào tạo của công ty cùng với nhà trường là rất ít.
Vì vậy, hiệu quả của môn học thực tập tại doanh nghiệp là rất hạn chế so với mong muốn ban đầu của sinh viên và đơn vị đào tạo.
2.2. Hỗ trợ về thiết bị và vật tƣ
Hầu như Bộ môn CNTP chưa nhận được sự hỗ trợ về thiết bị và vật tư từ bất kỳ đơn vị doanh nghiệp/công ty nào mặc dù trong nhiều buổi tiếp xúc với doanh nghiệp/công ty phía bộ môn đã có nhiều đề nghị sự cộng tác của hai bên bằng nhiều hình thức khác nhau cùng có lợi. Sự hỗ trợ ở đây có thể là:
Những trang thiết bị đã qua sử dụng, nhưng vẫn còn có thể sử dụng được, mà phía doanh nghiệp có nhu cầu thanh lý.
Các hóa chất, vật tư, nhưng vẫn còn có thể sử dụng được, mà phía doanh nghiệp có dư hoặc không còn nhu cầu sử dụng.
Các mẫu phụ gia, gia vị, hóa chất…mà doanh nghiệp sử dụng như mẫu chào hàng. Mục đích của việc yêu cầu hỗ trợ là để sinh viên có cơ hội nhiều hơn được tiếp cận với những loại phụ gia, hóa chất…mới; các loại trang thiết bị được sử dụng ở qui mô thực tế nhằm từng bước làm quen.
2.3. Hỗ trợ về kinh phí thực hiện các nghiên cứu của sinh viên và giảng viên
Mặc dù ở qui mô cấp trường có khá nhiều hoạt động tương tự, nhưng riêng ngành CNTP hầu như chưa có những hỗ trợ đáng kể. Các nghiên cứu ở đây hoàn toàn có thể xuất phát từ những yêu cầu từ phía doanh nghiệp/công ty đặt hàng cho Bộ môn CNTP và được thực hiện bởi sinh viên (khóa luận tốt nghiệp) hay bởi giảng viên (nghiên cứu chuyển giao). Nếu có, thường đó là những hoạt động mang tính chất đơn lẻ giữa một giảng viên và một doanh nghiệp nào đó (thường xuất phát từ quan hệ cá nhân).
2.4. Hỗ trợ về giảng dạy hoặc các buổi trao đổi học thuật, kinh nghiệm…
Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng số doanh nghiệp cùng đồng hành với Bộ môn CNTP trong nội dung này còn hạn chế. Trước đây cũng đã có một vài hoạt động trao đổi chuyên môn của các cty như TetraPak, Massan, Nestlé…