CÁC VẤN ĐỀ VƢỚNG MẮC GẶP PHẢI 1.Về phía nhà trƣờng và Bộ môn CNTP

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 36 - 37)

4.1. Về phía nhà trƣờng và Bộ môn CNTP

 Có vẻ như chưa có 1 kênh liên lạc thường xuyên và hiệu quả giữa Bộ môn CNTP và doanh nghiệp. Mặc dù nhà trường đã có một đơn vị chuyên trách là phòng Quan hệ công chúng và doanh nghiệp nhưng các hoạt động chủ yếu tập trung vào bình diện chung cả trường, ít các hoạt động mang tính đặc thù cho từng ngành.

 Ít có sự kết nối cùng phối hợp triển khai các hoạt động mang tính đặc thù cho từng ngành giữa phòng Quan hệ công chúng và doanh nghiệp và Bộ môn CNTP.

 Trang thiết bị của Bộ môn CNTP còn thiếu về số lượng và chủng loại nên rất khó khăn trong việc đáp ứng một số yêu cầu hợp tác từ phía doanh nghiệp.

 Đa phần giảng viên Bộ môn còn trẻ và nhiều giảng viên gần như chưa có kinh nghiệm thực tiễn sản xuất ở qui mô công nghiệp hoặc R&D các sản phẩm và chưa có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp.

 Nhà trường chưa có cơ chế đủ mạnh có tính khuyến khích cao hoặc đủ sức hấp dẫn để tạo động lực giúp doanh nghiệp chuyển một số hoạt động nghiên cứu/thử nghiệm vào nhà trường hoặc cùng tham gia đào tạo. Nhà trường cũng chưa có cơ chế đủ mạnh và đủ hấp dẫn để giảng viên tập trung công sức vào các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.

 Các hoạt động giảng dạy cũng như các hoạt động khác trong trường hiện đang quá tải với giảng viên khiến giảng viên không còn quĩ thời gian cho các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp. Với cơ chế hiện nay của nhà trường, lợi ích thực sự (chẳng hạn lợi ích kinh tế) thu được chưa đủ sức hấp dẫn giảng viên giảm bớt giờ dạy (giờ vượt chuẩn) để tham gia các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.

4.2. Về phía doanh nghiệp/đơn vị sử dụng lao động

Theo hiểu biết chủ quan, chúng tôi xin đề cập một số vướng mắc của doanh nghiệp như sau:

 Phải tập trung với công việc sản xuất/kinh doanh và chưa nhận thấy lợi ích cụ thể trong việc hỗ trợ nhà trường trong việc đào tạo

 Chưa hoặc không có nhu cầu liên kết với nhà trường trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm; hoặc chưa có sự tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của nhà trường trong khi có nhiều lựa chọn khác phù hợp hơn (từ các công ty tư vấn, từ chuyên gia nước ngoài…)

 Hoặc doanh nghiệp ưu tiên mua trọn gói công nghệ hơn tự đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ riêng.

 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có xu hướng liên hệ với các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết các vấn đề gặp phải. Trong khi với các doanh nghiệp lớn thì có xu hướng mua công nghệ hoặc thuê chuyên gia nước ngoài.

33

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 36 - 37)