NGHIỆP (DN) VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trong bối cảnh thế giới đang tiến đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chất lượng lao động là một vấn đề ngày càng được quan tâm và được đánh giá là một trụ cột quan trọng, là động lực chính cho giai đoạn cạnh tranh kinh tế [1]. Tuy nhiên, chất lượng lao động Việt Nam hiện nay vẫn còn là câu chuyện đáng bàn. Số liệu thống kê và điều tra lao động ở nước ta cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý 4 năm 2017 khoảng 76.9% (55.16 triệu người), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ chỉ vào khoảng 21.8% [2]. Riêng ở vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khá cao (hơn 10.9 triệu dân trên 15 tuổi) và được xếp vào tỷ lệ "dân số vàng” [3]; tuy nhiên, tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên của cả vùng rất thấp, khoảng 6,6%; tỷ lệ dân số có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cũng chỉ chiếm vài phần trăm và hầu hết dân số không có trình độ chuyên môn kỹ thuật [3]. Vì vậy dù có tiềm năng về nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được cầu lao động tại địa phương nhất là ở tứ giác công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai- Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Dương. Mặt khác, dự báo đến năm 2025, tại thị trường lao động TP HCM và các tỉnh phía Nam, nhu cầu tỉ trọng lao động có trình độ đại học, cao đẳng vẫn chiếm thị phần cao trên 30% [4]. Vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và có khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ công nghệ, tiếp thu và làm chủ công nghệ mới và có nhiều sáng chế, sáng tạo trong sản xuất luôn là một vấn đề cấp thiết. Để cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, việc xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và truờng đại học (ĐH) ngày càng được quan tâm nhiều hơn [5].
2. CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC