NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ CÁC NGHIÊNCỨU HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 82 - 87)

79

Hội thảo Chương trình đào tạo 150 tín chỉ - Góc nhìn từ Cựu sinh viên và Doanh nghiệp (11/11/2016)

Được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm học 2012-2013, CTĐT 150 tín chỉ Ngành Sư phạm Anh văn Kỹ thuật (SP AVKT) đã được bổ sung điều chỉnh hàng năm, nhằm phù hợp với yêu cầu chất lượng đào tạo của Nhà trường, đáp ứng nhu cầu xã hội và bắt kịp với xu thế mới. Để có thêm ý kiến thực tế từ phía doanh nghiệp và cựu sinh viên về CTĐT này, ngày 11/11/2016, Khoa Ngoại ngữ đã tổ chức Hội thảo Chương trình đào tạo 150 tín chỉ - Góc nhìn từ Cựu sinh viên và Doanh nghiệp. Hội thảo đã vinh dự đón tiếp gần 10 vị đại diện doanh nghiệp và Trung tâm Ngoại ngữ có tuyển dụng cựu sinh viên ngành SP VKT, bao gồm: Công ty DbPlus, Trường Anh ngữ Quốc tế ILA, Trung tâm Anh Ngữ TOME, Trung tâm Anh ngữ English World, Trường Anh ngữ Việt Mỹ ACPI, v.v… cùng các em cựu sinh viên Khoa Ngoại Ngữ, đặc biệt là cựu sinh viên khóa 2012, sản phẩm đào tạo đầu tiên của chương trình.

Nhận xét chung về CTĐT, đại diện cựu sinh viên đánh giá cao nội dung chương trình ngành SP AVKT. Nội dung CTĐT đã cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, đặc biệt các môn sư phạm và khóa thực tập giảng dạy tại trường. Phần kiến thức về Tiếng Anh Kỹ thuật cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo thế mạnh cho sinh viên Khoa Ngoại ngữ khi ra trường. Tuy nhiên, các môn học như Phát triển tài liệu Giảng dạy và Kiểm tra đánh giá nên sắp xếp lại trong kế hoạch học tập cho hợp lý hơn. Ngoài ra Khoa cũng cần tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm thực tập giảng dạy với đối tượng trẻ em và giảng dạy thêm tiếng Anh chuyên ngành. Cùng ý kiến đó, đại diện một trung tâm Anh ngữ đề xuất cho các em được trải nghiệm nhiều hơn các ngành nghề khác nhau để các em xác định được đam mê và thế mạnh của mình, nhằm chọn cho mình một sự nghiệp tốt nhất. Ngoài ra Hội thảo còn tổ chức buổi thảo luận sôi nổi giữa Ban chủ nhiệm Khoa, đại diện các doanh nghiệp, các em cựu sinh viên khóa 2012 và các giảng viên đang công tác tại

80

trường.

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho CTĐT ngành SP AVKT. Từ đó, Khoa đã có hướng điều chỉnh theo hướng tích cực và hoàn thiện nội dung CTĐT để cho ra những sản phẩm đào tạo là nguồn nhân lực giảng dạy Anh văn Kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng.

Hội thảo Đánh giá Chương trình Đào tạo 125 tín chỉ (06/04/2018)

Mục đích của Hội thảo là lấy kiến của phía doanh nghiệp về CTĐT mới – CTĐT 125 tín chỉ. Hội thảo đã vinh dự đón tiếp 10 đại diện từ các doanh nghiệp với các lĩnh vực hoạt động khác nhau bao gồm các trung tâm ngoại ngữ, doanh nghiệp mảng dịch thuật và kinh doanh thương mại. Phần lớn các đại biểu là cựu sinh viên của Khoa Ngoại ngữ, đây không chỉ là một niềm tự hào lớn lao cho Khoa bởi sinh viên được Khoa đào tạo ra trường đã ít nhiều có sự thành công nhất định trong sự nghiệp. Bên cạnh đó, vì là cựu sinh viên, gắn bó mật thiết với Khoa nhiều năm nên các đại biểu đã đóng góp ý kiến một cách nhiệt tình, chân thành và sôi nổi góp phần rất lớn vào sự thành công của hội thảo.

Kéo dài hơn ba giờ đồng hồ, Hội thảo đã giới thiệu cho các doanh nghiệp về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra và sơ lược các môn học của ba CTĐT của Khoa theo khung chương trình 125 tín chỉ, gồm Sư phạm Anh Văn Kỹ thuật, Biên-Phiên dịch tiếng Anh Kỹ thuật và Tiếng Anh Thương mại. Hội thảo đã nhận được phần lớn phản hồi tích cực về phía doanh nghiệp về CTĐT. Trong CTĐT 125 tín chỉ sắp tới, bên cạnh các môn học lâu đời, CTĐT Sư phạm Anh văn Kỹ thuật sẽ đào tạo thêm môn Teaching English to Young Learners. Sự đổi mới này nhận được nhiều sự đồng tình từ phía doanh nghiệp bởi giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em hiện nay đang rất được quan tâm chú trọng. CTĐT Biên-Phiên dịch tiếng Anh Kỹ thuật và Tiếng Anh Thương mại cũng nhận được phản hồi tích cực bởi sự đa dạng của các môn học và chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã nêu ra tình hình thực tế của thị trường lao động hiện nay, những thế mạnh và yếu kém của sinh viên ngoại ngữ khi ra trường. Đội ngũ

81

nhân lực hiện nay giỏi về năng lực ngôn ngữ, năng động và sáng tạo nhưng lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên hay áp dụng kiến thức một cách máy móc dẫn đến hiệu suất công việc chưa cao. Các doanh nghiệp cũng đã đưa ra nhiều đề xuất giúp bổ sung và cải thiện CTĐT mới.

Từ những đóng góp quý báu của quý doanh nghiệp, Khoa Ngoại ngữ đã có hướng điều chỉnh lại CTĐT và chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động nhưng đồng thời đảm bảo theo tiêu chuẩn yêu cầu của nhà trường.

Các mối quan hệ hợp tác khác giữa doanh nghiệp và Khoa Ngoại ngữ:

Cựu sinh viên sau khi ra trường hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các cử nhân theo chuyên ngành SP AVKT phần lớn đi theo sự nghiệp giáo dục, giảng dạy tiếng Anh ở các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và ở các cơ sở đào tạo khác. Nhiều cựu sinh viên đã rất thành công khi đã thành lập được trung tâm ngoại ngữ do mình điều hành, lãnh đạo, nổi bật là trung tâm Anh ngữ Halo, TOME, English World, v.v. Trở thành doanh nghiệp, các cựu sinh viên luôn có mối liên kết chặt chẽ với Khoa. Họ luôn là đơn vị tài trợ lớn cho các sự kiện học thuật của Khoa, quỹ học bổng cho sinh viên; đồng thời là địa chỉ tin cậy cho sinh viên thực tập và quan trọng nhất là tạo cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường.

2.2. Các khó khăn trong mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và Khoa Ngoại ngữ hiện nay hiện nay

Hiện nay, thực trạng mối quan hệ gữa doanh nghiệp và Khoa Ngoại ngữ còn gặp nhiều khó khăn. Việc phối hợp với doanh nghiệp còn chưa liên tục và chưa có sự ràng buộc chặt chẽ. Ngoài ra, tuy hiện nay doanh nghiệp được tham gia đóng góp ý kiến về xây dựng CTĐT nhưng vì những lý do khách quan, doanh nghiệp chưa có cơ hội đánh giá CTĐT một cách thường xuyên và chi tiết.

Bên cạnh đó, số lượng sinh viên đầu vào của ngành Sư phạm Anh Văn Kỹ thuật càng ngày càng giảm. Với số lượng đầu vào trong khoảng 20-30 sinh viên một khóa, sĩ số chỉ vừa đủ đào tạo một lớp học thì rất khó để có thể thu hút sự quan tâm và đầu tư của quý doanh nghiệp.

2.3. Các giải pháp, phương hướng giải quyết khó khăn

Để khắc phục những khó khăn trên, Khoa Ngoại ngữ cần được tự chủ và chủ động về quy mô đào tạo, hình thức tuyển sinh và thu chi nguồn tài chính. Nhà trường cần có cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa Khoa với doanh nghiệp và quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về nhu cầu lao động và hỗ trợ trong quá trình đào tạo.

Khoa cần gắn kết chặt chẽ hơn với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội cùng tham gia đào tạo bằng cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến CTĐT thông qua việc cung cấp thông tin, phản biện nội dung CTĐT. Từ đó Khoa có thể chỉnh sửa CTĐT, xây dựng chuẩn đầu ra, biên soạn và cải tiến giáo trình giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của từng giai đoạn phát triển.

Tăng cường chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa Khoa với cựu sinh viên, tạo cơ chế để những cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp liên hệ thường xuyên với Khoa thông

82

qua những buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa lý thuyết với thực tiễn. Đây là cầu nối vững chắc giữa Khoa và doanh nghiệp. Qua sự liên kết này, Khoa sẽ cải tiến chương trình đào tạo theo từng thời điểm sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng được khuyến khích hỗ trợ tài chính cũng như cơ sở vật chất bằng các hình thức như hỗ trợ học bổng cho sinh viên, ký kết các hợp đồng tư vấn, nghiên cứu khoa học. Mặt khác, doanh nghiệp có thể hỗ trợ Khoa bằng việc thành lập các phòng lab, cung cấp trang thiết bị cho giảng dạy và học tập.

Trong thời gian tới, Khoa Ngoại ngữ có kế hoạch cử giảng viên đến thực tế doanh nghiệp như các trường trung học, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các trung tâm ngoại ngữ để giúp giảng viên học hỏi kinh nghiệm, trao đổi những vướng mắc giữa chương trình đào tạo và yêu cầu thực tế.

Khoa cũng khuyến khích sinh viên ngoài kiến thức từ sách vở cần tìm hiểu thêm kiến thức thực tế, tham gia các diễn đàn, thuyết trình, hội thảo về chuyên ngành với doanh nghiệp, tham gia thực tập thực tế theo chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp nhằm vận dụng kiến thức đã tiếp nhận ở nhà trường vào thực tế doanh nghiệp, trau dồi kinh nghiệm, lòng tự tin, bản lĩnh tìm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

3. KẾT LUẬN

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới thì mối gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường là rất quan trọng. Hòa theo xu thế chung, Khoa Ngoại ngữ, cụ thể là ngành Sư phạm Anh văn Kỹ thuật, luôn khẳng định rằng mối gắn kết bền vững giữa Khoa và doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp. Tuy còn hạn chế về mức độ liên kết với doanh nghiệp vì lý do chủ quan lẫn khách quan, Khoa Ngoại ngữ cũng đã đạt được những thành công nhất định khi đã có thể tổ chức được các buổi hội thảo lấy ý kiến của doanh nghiệp về CTĐT, góp phần rất lớn vào việc cải thiện CTĐT, giúp Khoa đào tạo ra đội ngũ nhân lực có khả năng chuyên môn và kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường lao động. Trong thời gian tới, Khoa Ngoại ngữ sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác lâu dài với doanh nghiệp không những trong việc xây dựng CTĐT mà còn trong việc hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, thực tập và công tác tuyển dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS. Nguyễn Đình Luận (2015). Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo

nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị.

Tạp chí Phát triển và Hội nhập Số 22 (32).

Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:

ThS. Đinh Thị Thanh Hằng

Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Phone: 01688441252

83

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)