CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT CỦA NHÀ ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 37 - 38)

Như vậy, do không có sự tương tác giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiêp nên các giảng viên không có điều kiện cọ xát thực tế, tiếp xúc với thiết bị và công nghệ hiện có. Việc thiếu các trang thiết bị phù hợp với sản xuất thực tế cũng là một nguyên nhân tiếp theo khiến việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề có khoảng cách khá xa so với thực tế sản xuất. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng ít có sự đầu tư hoặc liên kết với đơn vị đào tạo. Từ đây thấy rằng, cần thiết phải có một bên thứ ba làm trung gian để giải quyết sự lệch pha này. Theo ý kiến chủ quan, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

1. Mời các doanh nghiệp tham dự các buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc các buổi bảo vệ luận án sau đại học. Các doanh nghiệp có thể tìm thấy một vài đề tài nằm trong sự quan tâm để tiến hành các bước hợp tác tiếp theo.

2. Doanh nghiệp đặt hàng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Phòng R&D và đơn vị đào tạo sẽ ngồi lại để cụ thể hóa từng công việc: một số việc sẽ triển khai tại nhà trường, một số việc khác sẽ triển khai thực tế tại doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp sẽ cử 01 cá nhân làm nhiệm vụ theo dõi tiến độ và kết quả của từng dự án.

3. Doanh nghiệp có thể đặt hàng đơn vị đào tạo tiến hành huấn luyện một số kiến thức kỹ năng giúp ôn luyện hoặc cập nhận thông tin cho người lao động. Song song đó, doanh nghiệp có cơ chế cho phép giảng viên tham gia giải quyết một số vấn đề tại doanh nghiệp (giảng viên vẫn hưởng lương từ đơn vị đào tạo)

6. KẾT LUẬN

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) [2], hiện nay ngành CNTP là một trong bốn nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất trong giai đoạn 2020-2025. Chính vì lý do này mà số lượng sinh viên theo học ngành CNTP ngày một gia tăng và tạo một áp lực không nhỏ cho đơn vị đào tạo. Việc kết hợp giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động trong việc đào tạo cũng như triển khai các nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Chúng tôi nhận thấy vẫn cần có một bên thứ ba làm trung gian để kết nối. Ngoài ra, cần có những buổi hội thảo, gặp mặt để trao đổi về đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại từ đó giúp mối quan hệ hợp tác giữa người sử dụng lao động và đơn vị đào tạo được gắn kết hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Website: Khoa Công nghệ Hóa học và thực phẩm. fcft.hcmute.edu.vn

[2] Websie: Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM. http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/4305.du-bao-nguon-nhan-luc-thanh-ph o-ho-chi-minh-den-nam-2020-%E2%80%93-2025.html

Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:

TS. Trịnh Khánh Sơn

Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Khoa Công nghệ Hóa học và thực phẩm Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Email: sontk@hcmute.edu.vn Phone: 0935. 133 734

34

VỀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 37 - 38)