KẾT HỢP GIỮA DOANHNGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG ĐÀO TẠO: LỢI ÍCH, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 72 - 73)

TRONG ĐÀO TẠO: LỢI ÍCH, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Đặng Thanh Dũng

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

1. GIỚI THIỆU

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ (SET - Science, Engineering, Technology) là rất lớn, nhưng rất nhiều sinh viên mới ra trường trong lĩnh vực này không thể đáp ứng ngay được với đòi hòi về năng lực của thị trường lao động. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật rất nhanh hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang sử dụng các công nghệ được cập nhật hơn nhiều so với những kiến thức được dạy ở trường. Do vậy, các doanh nghiệp đã phải đầu tư khá nhiều thời gian và các nguồn lực khác để đào tạo thêm cho các nhân viên là các kỹ sư mới tốt nghiệp. Hơn nữa, vấn đề về khoảng cách giữa nhu cầu doanh nghiệp và sản phẩm đầu ra của các đại học không chỉ có ở Việt Nam. Một báo cáo năm 2010 của chính phủ Anh liên quan về kỹ năng nghề nghiệp và khả năng sáng tạo cho thấy hiện nay còn một khoảng cách lớn giữa những gì sinh viên được đào tạo ở nhà trường và năng lực mà thị trường lao động cần (workplace capabilities). Thống kê được thực hiện vào năm 2015 (xem: Engineering UK 2015 - The State of Engineering) của chính phủ Anh cho thấy trong giai đoạn 2012-2020, thị trường lao động Anh cần có khoảng 83.000 chuyên gia trong lĩnh vực SET. Tuy nhiên, 39% doanh nghiệp tại đây gặp khó khăn trong việc tuyển dụng chuyên viên trong lĩnh vực SET, và 25% các nhà tuyển dụng cho rằng việc trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan trong lĩnh vực SET trong nhà trường hiện nay còn chưa đáp ứng được thị trường lao động (Perkins 2013).

Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh cũng không là ngoại lệ. Đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin, Khoa Công Nghệ Thông Tin trong quá trình làm việc với các công ty phần mềm cũng nhận được rất nhiều phản hồi về khoảng cách tương đối lớn giữa kiến thức, kỹ năng trang bị cho sinh viên và đòi hỏi về năng lực của kỹ sư phần mềm tại các công ty. Do vậy, nhà trường cần phải tích cực hơn trong việc trang bị cho sinh viên cơ hội phát triển các năng lực cốt lõi cần thiết để có thể thành công trong thị trường lao động đầy cạnh tranh. Nhà trường cần có các mô hình đào tạo mới cho phép thu hẹp hoặc loại bỏ đi khoảng cách này.

Mô hình đào tạo kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường (UITC - University- Industry Teaching Collaboration) đã được một số đại học áp dụng. Trong mô hình này, sinh việc được học trong cả hai môi trường: Doanh nghiệp và nhà trường. Mục đích chính của sự kết hợp này là trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng đang được doanh nghiệp sử dụng thông qua việc tham gia vào quá trình làm việc tại doanh nghiệp, tham gia một phần vào các dự án thật đang được triển khai.

69

Sau đây, tác giả sẽ trình bày một số lợi ích của mô hình kết hợp này, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và khó khăn khi triển khai mô hình này, cũng như đưa ra một số đề xuất nhằm tăng tính hiệu quả và khắc phục một số tồn tại.

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)