2.1. Các chương trình hợp tác đã thực hiện và kết quả hợp tác thu được
Hiện nay đóng góp vào xu thế phát triển của xã hội, thì công tác nghiên tác nghiên cứu khoa học nói chung và công tác nghiên cứu trong các trường Đại học nói riêng giữ vai trò rất quan trọng. Khoa In & Truyền thông đã kết hợp với các doanh nghiệp và đã có những đề tài NCKH có tính ứng dụng thực tiễn cao. Một số đề tài đã đưa vào ứng dụng sản xuất thực tiễn và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
1. “Nghiên cứu kỹ thuật in hexachrome và triển khai áp dụng cho ngành in Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm in cao cấp”
2. “Nghiên cứu xây dựng qui trình quản lý màu hoàn chỉnh tại xưởng In trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM”
3. “Nghiên cứu chế tạo máy bo góc sử dụng khí nén”
4. Ngoài ra, Khoa In & Truyền thông kết hợp với doanh nghiệp in đào tạo nâng cao tay nghề cho các đơn vị: Công ty CP in số 7 (TPHCM), Công ty in Trần Phú (TPHCM), Công ty CP in Hoàng Lê Kha (Tây Ninh), Công ty CP In và dịch vụ Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)....
Bên cạnh đó, Khoa In & Truyền thông đã kết hợp với doanh nghiệp tổ chức hội thảo chuyên ngành “ Hội thảo Khoa học Quốc tế về Công nghệ In, Bao bì và Xu hướng phát triển” với các báo cáo từ các chuyên gia đầu ngành.
1. “Optimizing the Value Chain of Todays and Tomorrows Sustainable Packaging Markets”
Reifenhauser - Công ty CP TMDV Nhựa Bao bì Kiến Đức
2. “Benefits and Challenges of Flexographic Printing”
Soma - Công ty CP TMDV Nhựa Bao bì Kiến Đức
3. Diversification & individualization as the future of high-end packaging embellishment
Sharon. H. Joen - Công ty TNHH MV Liên Minh
Từ những các buổi hội thảo chuyên ngành, với sự tham gia cuả các doanh nghiệp sản xuất in. Tại đây các doanh nghiệp nhìn thấy được thế mạnh của đội ngũ giáo viên và đặt hàng những đề tài mang tính chiến lược của doanh nghiệp mình. Một trong nhóm đề tài chiến lược đó là xây dựng tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng sản phẩm in phù hợp với điều kiện in tại Việt Nam.
2.2. Các khó khăn trong mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và Khoa gặp phải hiện nay hiện nay
Mặc dù được đầu tư chuyên môn từ chủ nhiệm đề tài, nhưng do kinh phí hỗ trợ còn quá ít nên một số đề tài chưa có điều kiện thử nghiệm tất cả các điều kiện trong sản xuất thực tế và phải điều chỉnh khi áp dụng kết quả vào thực tế.
74
Số lượng giảng viên tự tìm các nguồn kinh phí hỗ trợ NCKH từ doanh nghiệp, từ các nguồn kinh phí khác còn rất ít.
Đa số các đề tài đều xuất phát từ các vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp và có sự đặt hàng từ doanh nghiệp, nhưng trong quá trình thực hiện thì doanh nghiệp khó sắp xếp lịch sản xuất để tiến hành thử nghiệm kết quả nghiên cứu.
2.3. Các giải pháp, phương hướng giải quyết khó khăn
2.3.1. Phương hướng
Phát huy những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong năm qua; khẩn trương khắc phục những thiếu sót, tồn tại; vận dụng và khai thác tốt tiềm năng NCKH của giảng viên và sinh viên nhằm tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng các công trình NCKH, đẩy mạnh phong trào NCKH, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của khoa và nhà trường.
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu
Kết hợp với doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu các đề tài đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại của doanh nghiệp. Mỗi một bộ môn phải thiết lập và duy trì sự liên kết với một số doanh nghiệp lớn trong nước.
Hình thành kênh thông tin về KHCN với các thế hệ cựu sinh viên để kêu gọi nguồn tài trợ góp phần tăng nguồn tài chính cho NCKH. Tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư và tài trợ thiết bị, nhà xưởng từ các nguồn tài chính bên ngoài.
Tuyên truyền các hoạt động NCKH trong sinh viên và tạo thêm các sân chơi gắn kết sinh viên với NCKH và có sự đồng hành của doanh nghiệp như: thiết kế thiệp, thiết kế lịch, thiết kế cấu trúc bao bì...
Đẩy mạnh việc nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm cụ thể: mực in, thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu sản xuất bao bì, sản xuất “Xanh”…
Lựa chọn người có năng lực và kỹ năng phù hợp để triển khai việc liên kết với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế, đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ với các trường trong khu vực cũng như ở các nước phát triển mạnh về công nghệ in và các ngành liên quan.
Tổ chức thực hiện các đề tài, các hội nghị, hội thảo, seminar khoa học thuộc các chương trình hợp tác
3. KẾT LUẬN
Để đạt được kết quả nâng cao chất lượng các hoạt động KHCN như kỳ vọng là một điều rất khó khăn với Khoa. Tuy nhiên với sự đồng lòng của toàn thể giảng viên với sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà trường, của các đơn vị trong trường và của các Doanh nghiệp. Khoa In & Truyền thông sẽ hoàn thành được kỳ vọng của mình và góp phần phát triển công tác NCKH và chuyển giao công nghệ đến doanh nghiệp sản xuất thực tế.
Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:
ThS. Cao Xuân Vũ Khoa In & Truyền thông
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Phone: 0909043689
75