Đinh Thị Thanh Hằng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
1. GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu tổng quan về Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh với slogan
GIỎI NGOẠI NGỮ ĐỂ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN! tiền thân là Bộ môn Ngoại Ngữ, thuộc khoa Khoa học Cơ bản. Bộ môn Ngoại Ngữ có nhiệm vụ đào tạo tiếng Anh tổng quát cho sinh viên toàn trường và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển - hội nhập của Nhà trường.
Năm 2006, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, tiếng Anh ngày càng có vai trò quan trọng trong môi trường làm việc đa ngôn ngữ và đa văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đồng hành cùng sự phát triển của Nhà trường, Bộ môn Ngoại Ngữ được giao thêm nhiệm vụ mới: đào tạo sinh viên chuyên ngành tiếng Anh Kỹ thuật. Năm học 2006-2007, Bộ môn Ngoại Ngữ - Khoa Khoa học Cơ bản đã tuyển sinh ngành Tiếng Anh Kỹ thuật khóa đầu tiên, đào tạo hơn 90 sinh viên từ các tỉnh thành trong cả nước. Năm 2007, Bộ môn Ngoại Ngữ được tách ra và hoạt động độc lập với Khoa Khoa học Cơ bản. Trên cơ sở đó, ngày 4 tháng 8 năm 2007, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã ký quyết định số 442/QĐ-ĐHSPKT-TCCB chính thức thành lập Khoa Ngoại Ngữ trên cơ sở Bộ môn Ngoại Ngữ.
Từ năm 2007, cùng với sự lớn mạnh của trường, Khoa Ngoại ngữ cũng không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu về giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường cũng như yêu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ; đồng thời ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình đối với nhà trường. Hiện tại, bên cạnh ngành Sư phạm Anh văn Kỹ thuật, năm 2015 Khoa Ngoại ngữ đã mở thêm chuyên ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo chương trình Biên – Phiên dịch tiếng Anh. Ngoài ra, Khoa cũng đang trong giai đoạn hoàn tất chương trình đào tạo (CTĐT) tiếng Anh Thương mại, dự kiến sẽ đào tạo khóa đầu tiên vào năm học 2018-2019.
Sứ mạng của Khoa Ngoại ngữ là đào tạo ra đội ngũ giáo viên chuyên ngành Anh văn Kỹ thuật có năng lực ngôn ngữ và kỹ năng giảng dạy ở các trường nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và ở các cơ sở đào tạo khác; đội ngũ cử nhân chuyên ngành Biên – Phiên dịch có kiến thức về ngành Biên-Phiên dịch Tiếng Anh Kỹ thuật, có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế triển khai và vận dụng kiến thức, công nghệ mới trong ngành Biên-Phiên dịch Tiếng Anh Kỹ thuật; đội ngũ cử nhân ngành Tiếng Anh Thương mại có kiến thức về lĩnh vực thương mại, quản trị kinh doanh, có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế triển khai và vận dụng kiến thức, công nghệ mới trong ngành Tiếng Anh Thương mại. Ngoài ra, sinh viên ra trường được cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết để có khả năng thích ứng cao đối với yêu cầu của thị trường lao động, qua đó góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
76
Với các sứ mạng trên, Khoa Ngoại ngữ của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cam kết:
+ Đối với xã hội: Trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín, mang đến cho người học cơ hội tốt nhất để phát huy tiềm năng của mình, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng, và hình thành thái độ nghề nghiệp.
+ Đối với nhà trường: Trở thành một khoa quan trọng (chiếm một tỷ trọng vừa phải trong quy mô đào tạo và đóng góp tài chính) của nhà trường, từng bước xây dựng và nâng tầm thương hiệu của khoa nhằm tương xứng với vị thế của trường.
Với số lượng hơn 40 giảng viên và nhân viên, Khoa Ngoại Ngữ được cơ cấu bao gồm Ban chủ nhiệm Khoa, Thư ký khoa và các Tổ bộ môn. Từ khi thành lập vào năm 2017, Ban chủ nhiệm khoa Ngoại Ngữ bao gồm một Trưởng khoa và một Phó khoa, chịu trách nhiệm quản lý hành chính và quản lý chung các hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau. Năm 2012, cùng với sự lớn mạnh của khoa Ngoại Ngữ, nhu cầu về công việc quản lý tăng cao, Ban chủ nhiệm khoa được bổ sung thêm một thành viên, giúp tăng cường công tác quản lý, xây dựng khoa Ngoại Ngữ thêm vững mạnh. Theo cơ cấu đó, Trưởng khoa có trách nhiệm quản lý chung về các mặt; một Phó khoa có trách nhiệm quản lý các hoạt động đào tạo, chuyên môn – học thuật; và một phó khoa có trách nhiệm quản lý các hoạt động phong trào và hỗ trợ sinh viên.
Ngay từ khi thành lập, Khoa Ngoại Ngữ được chia thành bốn tổ bộ môn: Nghe, Nói, Đọc, Viết, phụ trách các môn học liên quan đến các kỹ năng ngôn ngữ. Từ năm 2011, các tổ bộ môn được cơ cấu lại cho phù hợp hơn với tình hình công việc và chuyên ngành đào tạo. Khoa Ngoại Ngữ hiện nay bao gồm bốn tổ bộ môn như sau:
- Tổ Thực hành Tiếng: phụ trách quản lý và giảng dạy các môn học kỹ năng thực hành ngôn ngữ như: nghe-nói, đọc, viết, ngữ pháp, luyện âm, tiếng Anh nâng cao v.v…, chủ yếu dành cho sinh viên năm nhất và năm hai.
- Tổ Lý thuyết tiếng: phụ trách quản lý và giảng dạy các môn học lý thuyết về ngôn ngữ và văn học Anh như Ngữ âm và Âm vị học, Từ vựng học, Ngữ dụng học, Hình thái học, Văn học Anh-Mỹ, Văn hóa Anh-Mỹ v.v…; và các môn học ứng dụng lý thuyết tiếng Anh như biên - phiên dịch.
- TổPhương pháp giảng dạy: phụ trách quản lý và giảng dạy các môn học về phương pháp giảng dạy và thực tập sư phạm.
- TổAnh văn Đại cương và Chuyên ngành: phụ trách quản lý và giảng dạy các môn Tiếng Anh đại cương cho sinh viên không chuyên ngữ toàn trường và các môn tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên chuyên ngữ như: Anh văn chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện-Điện tử, Dinh Dưỡng, May-Thời trang, Cơ khí, Thương mại vv…
Thư ký khoa có nhiệm vụ làm công tác văn phòng cho Ban chủ nhiệm khoa và Giảng viên khoa Ngoại Ngữ.
Trong những năm đầu phát triển, Khoa Ngoại ngữ dành toàn bộ công sức của mình vào việc thiết kế và hoàn chỉnh khung chương trình và đề cương chi tiết của các môn học được phân công đảm nhiệm. Giảng viên trong khoa đã cố gắng, nỗ lực làm việc và hợp tác với nhau để hoàn thành 4 khung CTĐT và sắp tới là khung chương trình 125 tín chỉ theo yêu cầu của nhà
77
trường. Ngoài công tác giảng dạy, các giảng viên đều cố gắng phấn đấu trong công tác nghiên cứu khoa học, bước đầu tiến hành các nghiên cứu khoa học cấp trường. Những nghiên cứu khoa học này phù hợp với năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên hiện nay, có tính ứng dụng cao với dụng ý từng bước nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng giảng dạy các bộ môn mà Khoa đang đảm nhiệm. Đến năm 2012, Khoa Ngoại Ngữ đã có 3 đề tài được nghiệm thu thành công. Năm 2013, có 2 đề tài cấp trường được nghiệm thu thành công; năm 2014, con số này đã tăng lên 4. Trong năm 2015 và 2016, Khoa Ngoại Ngữ đăng ký 1 đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp trường, 1 đề tài nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và 14 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Hy vọng trong tương lai không xa, nghiên cứu khoa học sẽ song hành với việc giảng dạy trong phần lớn giảng viên của khoa Ngoại ngữ.
Dù bộn bề với khối lượng giảng dạy lớn, hằng năm khoa Ngoại ngữ đều tổ chức một hội thảo khoa học (thường vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5) nhằm khuyến khích các giảng viên trong khoa chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tạo nền tảng cho các nghiên cứu khoa học về sau. Đặc biệt, trong năm học 2011-2012, Khoa Ngoại Ngữ tổ chức hai buổi hội thảo về chương trình 150 tín chỉ theo chuẩn CDIO nhằm xây dựng chương trình mới. Từ năm 2012, do quỹ thời gian dành cho việc biên soạn chương trình và đề cương chi tiết khá nhiều, Khoa Ngoại Ngữ không tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa, và giao việc tổ chức hội thảo học thuật cho Chi đoàn Giáo viên Khoa Ngoại Ngữ. Từ năm 2012 đến nay, Chi đoàn giáo viên đã phối hợp với Đoàn Khoa Ngoại Ngữ tổ chức các Hội thảo học thuật về giảng dạy tiếng Anh (Teacher’s forum) dành cho Giảng viên, sinh viên trong khoa và các đối tượng khác có quan tâm đến chia sẻ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau như: Hội thảo Testing and Assessment, Hội thảo Students’s motivation, Hội thảo Inspiring students to develop their creativity, hội thảo phương pháp học IELTS, TOEIC, Hội thảo Giáo dục đại học Hoa kỳ, Hội thảo giảng dạy tiếng Anh trên Moodle vv…
Hoạt động ngoại khóa cho sinh viên cũng rất được Khoa ngoại ngữ quan tâm chú trọng. Bên cạnh các hoạt động đặc trưng của Đoàn thanh niên – Hội sinh viên, Đoàn Hội Khoa Ngoại Ngữ còn tổ chức các hoạt động mang tính đặc thù cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Ngoài các Hội thảo học thuật phối hợp với Chi đoàn GV khoa tổ chức, Đoàn khoa Ngoại Ngữ và Liên Chi Hội sinh viên khoa Ngoại Ngữ còn tổ chức các buổi thi thử TOEIC, thi thử IELTS mỗi năm hai lần nhằm đáp ứng nhu cầu về kiểm tra năng lực Ngôn Ngữ của sinh viên trong và ngoài khoa. Đầu mỗi năm học, Đoàn –Hội khoa Ngoại ngữ còn tổ chức buổi tiếp đón thân mật dành cho các Tân sinh viên, đặc biệt khoa còn tổ chức buổi dã ngoại cho các Tân sinh viên nhằm tạo không khí ấm cúng, cởi mở và giao lưu với các em trước một chặng đường mới, qua đó chia sẻ kinh nghiệm học tập và làm việc trong môi trường đại học, đồng thời giải đáp thắc mắc về các quy chế - quy định trong Nhà trường. Đặc biệt, trong dịp đón Giáng sinh và năm mới hàng năm, Đoàn - Hội khoa Ngoại Ngữ còn tổ chức đêm hội ca nhạc truyền thống bằng tiếng Anh với tên gọi: Galanight. Trong đêm hội này, giảng viên và sinh viên khoa Ngoại Ngữ có cơ hội vừa thực hành giao tiếp tiếng Anh, vừa được thể hiện khả năng ca hát, nhảy múa, diễn kịch của mình. Cho đến nay, Galanight đã trở thành thương hiệu và nét văn hóa đặc trưng của giảng viên và sinh viên khoa Ngoại Ngữ mỗi dịp Giáng sinh về.
Bên cạnh đó, hàng năm, Đoàn khoa Ngoại Ngữ còn phối hợp với CLB tiếng Anh giao tiếp ESC của Hội sinh viên trường tổ chức cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho sinh viên trong và ngoài trường. Ngoài ra, các Chi đoàn sinh viên thuộc Đoàn khoa Ngoại Ngữ cũng thường
78
xuyên tổ chức các hoạt động công tác xã hội như thăm mái ấm, Nhà tình thương; quyên góp sách vở cho các em học sinh nghèo nhân các dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán vv… Ngoài việc học tập và bồi dưỡng chuyên môn, Khoa Ngoại Ngữ còn có nhiều CLB đội nhóm dành cho sinh viên tham gia bồi dưỡng kỹ năng mềm và phục vụ cộng đồng.
Công đoàn Khoa Ngoại Ngữ được đánh giá là một trong những Công đoàn tiên tiến của trường. Giảng viên và cán bộ viên chức trong khoa luôn tích cực tham gia các hoạt động do Công đoàn trường tổ chức như Chủ nhật xanh, Hội thao chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Giải phóng miền nam 30/4, các cuộc thi cắm hoa, thi nấu ăn và trang trí bánh kem nhân ngày Phụ nữ Việt nam 20/10 và các hoạt động dã ngoại nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Đặc biệt khoa Ngoại Ngữ là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào văn nghệ của Công đoàn. Với lực lượng trẻ và nhiệt huyết, hàng năm, đội văn nghệ Công đoàn khoa Ngoại Ngữ đều đạt các giải cao trong các kỳ hội diễn văn nghệ của Công Đoàn trường như: giải khuyến khích toàn đoàn năm 2012, giải ba toàn đoàn các năm 2011, 2013, 2014. Năm 2015, tiết mục của công đoàn Khoa Ngoại Ngữ liên kết với công đoàn Khoa Điện-Điện tử đạt giải vàng trong hội diễn văn nghệ Công đoàn trường.
1.2. Tổng quan về mối quan hệ hợp tác giữa Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ngành Sư phạm Anh Văn Kỹ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ngành Sư phạm Anh Văn Kỹ thuật với doanh nghiệp từ năm 2006 đến nay
Trong hơn mười năm hoạt động, Khoa Ngoại ngữ luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ ngoại ngữ cao, năng động và sáng tạo bởi nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào sự phát triển của công ty, doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các tổ chức tuyển dụng, họ cũng mong nhận được từ đơn vị đào tạo những sinh viên có năng lực, kiến thức vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ. Do đó Khoa Ngoại ngữ luôn gắn kết chặt chẽ với danh nghiệp và lắng nghe từ họ những phản hồi về CTĐT cũng như chuẩn đầu ra của ngành.
Từ năm 2006 đến nay, Khoa Ngoại ngữ đã trải qua nhiều lần chuyển đổi CTĐT theo yêu cầu của nhà trường, gần đây nhất là CTĐT 150 tín chỉ theo chuẩn đầu ra CDIO và sắp tới là CTĐT 125 tín chỉ. Trong các giai đoạn chuyển đổi đó, doanh nghiệp luôn đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào sự ra đời của mỗi CTĐT. Cụ thể, trước khi đi đến thống nhất về chuẩn đầu ra cũng như nội dung các môn học trong khung chương trình, Khoa đều tổ chức hội thảo lấy ý kiến của doanh nghiệp. Đây là cơ hội quý báu giúp Khoa hiểu hơn về yêu cầu của thị trường lao động và những bất cập trong CTĐT để từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp để hoàn thiện CTĐT vừa đảm bảo yêu cầu của nhà trường, vừa đào tạo đội ngũ cử nhân ra trường với đầy đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động và xã hội.
2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP