MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG MỐI QUAN HỆ VỀ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 33 - 34)

GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Trịnh Khánh Sơn

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

1. GIỚI THIỆU

Ngành Công nghệ thực phẩm (CNTP) của trường được ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ môn Công nghệ thực phẩm. Bộ môn Công (CNHH&TP) nghệ Thực phẩm là một trong 3 bộ môn trực thuộc Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm của Trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Năm 2004 bộ môn CNTP được thành lập. Đến năm 2007 bộ môn CNTP được chính thức sát nhập với hai bộ môn Công nghệ Hóa học và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường và để thành lập khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm như hiện nay [1].

Cơ sở vật chất của bộ môn CNTP hiện nay bao gồm 06 phòng thí nghiệm bao gồm: Xưởng thực hành CNTP 1, Xưởng thực hành CNTP 2, Xưởng thực hành CNTP 3, Phòng Cảm quan Thực phẩm, PTN Vi sinh, PTN Hóa Sinh. Các phòng thí nghiệm được trang bị khá hiện đại đủ sức đáp ứng cho nhu cầu học tập của sinh viên cũng như nhu cầu nghiên cứu của giảng viên. Các PTN này cũng là nơi thực hiện các luận án thạc sĩ, tiến sĩ của học viên và giảng viên trong bộ môn. Hiện nay, bộ môn CNTP cũng đang trong quá trình triển khai thiết lập 1-2 PTN mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của người học và công tác nghiên cứu của các giảng viên [1].

Hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa CNHH&TP là 32 người gồm 1 PGS, 13 tiến sĩ, 15 thạc sĩ và 02 kỹ sư. Trong đó, BM CNTP có 10 người gồm 5 tiến sĩ và 5 thạc sĩ. Tuy vậy, tổng số sinh viên hiện BM CNTP phụ trách chiếm quá nữa tổng số sinh viên cả khoa (bao gồm cả hệ CLC) tức vào khoảng gần 600 sinh viên và dự kiến đến năm 2020 là vào khoảng 800 sinh viên. Ngoài số giảng viên cơ hữu của BM CNTP, các giảng viên thuộc các bộ môn còn lại trong khoa, các giảng viên cơ hữu của ĐH SPKT và các giảng viên thỉnh giảng khác cùng tham gia giảng dạy cho tất cả các hệ đào tạo của ngành CNTP.

1.1. Đào tạo

Bộ môn CNTP hiện đang quản lý các chương trình đào tạo sau thuộc ngành CNTP: cao học CNTP, chương trình đại học đại trà, chương trình đại học chất lượng cao (CLC) tiếng Việt, chương trình CLC tiếng Anh, và chương trình liên thông cao đẳng - đại học, chương trình liên thông trung cấp-đại học (theo chuẩn CDIO 150 tín chỉ và sắp tới tới là CDIO 132 tín chỉ)

Chương trình cao học ngành CNTP đã được triển khai đào tạo từ cuối năm 2017 với thời lượng 03 học kỳ. Các môn học được thiết lập theo kiểu modul với 45 tín chỉ và được chia làm 2 hướng đào tạo: hướng ứng dụng và hướng nghiên cứu. Cách thức đào tạo này tạo sự linh hoạt cho người học cũng như các doanh nghiệp/đơn vị sử dụng lao động có nhu cầu cử cán bộ đi học nâng cao trình độ [1].

30

Bộ môn đã thiết lập chuẩn đầu ra và chương trình giảng dạy sát với nhu cầu thực tế để thực hiện mục tiêu đào tạo ra những kỹ sư, thạc sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, tư cách đạo đức tốt, có tính chuyên nghiệp cao cùng với kỹ năng tin học và ngoại ngữ đủ sức làm việc trong môi trường đa quốc gia nhằm đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng như tính toàn cầu trong thời đại mới [1].

1.2. Nghiên cứu khoa học

Bộ môn CNTP xác định rõ tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học gắn liền với năng lực giảng dạy của giảng viên và năng lực học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, các sản phẩm nghiên cứu khoa học còn là một trong những tiêu chí giúp nâng cao vị thế của bộ môn và là nền tảng cho các chương trình hợp tác và quan hệ quốc tế. Từ những định hướng đó, bộ môn TNTP đã khuyến khích, động viên giảng viên và sinh viên tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Sự cộng tác giữa giảng viên - giảng viên, giảng viên - sinh viên trong các đề tài nghiên cứu không những giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tăng cường tinh thần đoàn kết nội bộ của bộ môn và sự thông hiểu giữa giảng viên và sinh viên. Đã có rất nhiều đề tài cấp cơ sở, cấp sở, cấp bộ được hoàn thành với sản phẩm là các bài báo trong nước và quốc tế (ISI, SCIE, SCI) cũng như các sản phẩm cụ thể được chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất [1].

Các hướng nghiên cứu của Bộ môn CNTP [1]:

 Ứng dụng công nghệ lạnh và sấy (sấy thăng hoa, sấy lạnh, sấy hồng ngoại…) trong chế biến và bảo quản thực phẩm

 Nghiên cứu về toán ứng dụng trong công nghệ thực phẩm

 Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, sữa…

 Nghiên cứu ứng dụng một số enzyme trong chế biến thực phẩm

 Nghiên cứu ứng dụng của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm

 Nghiên cứu các kỹ thuật cố định vi sinh vật, các kỹ thuật vi bao probiotic và các chất có hoạt tính sinh học

 Nghiên cứu về các kỹ thuật lên men hiện đại để sản xuất một số sản phẩm trao đổi chất bậc một và sản phẩm trao đổi chất bậc hai

 Nghiên cứu các phương pháp hóa học, vật lý và sinh học để biến tính các đại phân tử sinh học

 Ứng dụng công nghệ plasma, điện hóa, chiếu xạ… trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 33 - 34)