2.1. Nhà trƣờng trƣớc những yêu cầu đổi mới
Ngày nay, tiến bộ công nghệ đang làm thay đổi tận gốc rễ cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cùng với sự phát triển của điện thoại di động, các trang mạng xã hội đang kết nối mọi người khắp nơi trên thế giới với nhau. Cuộc sống tương lai rõ ràng sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi lớn khó dự đoán. Vấn đề đặt ra là giáo dục sẽ chuẩn bị được những gì cho thế hệ tương lai nếu không có sự đổi mới?
Với lối dạy học truyền thống lâu nay, nhà trường xem truyền đạt kiến thức là nội dung giáo dục chủ yếu, nhấn mạnh đến việc chấp nhận những chân lý đã có hơn là thách thức người học biết đặt câu hỏi và đi tìm những chân trời mới. Với lối mòn đó, liệu người học sẽ có khả năng để đối mặt với những gì chưa biết ở phía trước không? Những tấm bằng đại học như thế liệu có giữ mãi được giá trị không? Có giúp người học giành được một chỗ đứng trên thị trường lao động không? Khoảng cách giữa “được” và “mất”, “thành công” và “thất bại”, “giành được ưu thế / ưu quyền” và “tụt lại phía sau, bị đẩy ra bên lề” đối với người học sẽ ngày càng giãn rộng. Những vấn đề gì sẽ nảy sinh, nếu nhà trường không chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua? Vậy giáo dục liệu sẽ có thể làm được gì để chúng ta có một tương lai tốt hơn?
Hình 1. Mô hình đào tạo truyền thống
Trong một bối cảnh như thế, nhà trường hôm nay của chúng ta vẫn tập trung với lối dạy kiến thức và loay hoay với việc kiểm tra, thi cử, nhấn mạnh kỹ năng, trong khi lại bỏ quên hoàn toàn các thứ khác còn quan trọng hơn, đó là nhận thức, giá trị và thái độ sống. Trong thời đại kinh tế tri thức kiến thức chuyên môn tạo ra tiến bộ công nghệ, tăng năng suất lao động, tạo ra phồn vinh. Nhưng nếu chỉ kiến thức thôi, con người sẽ thua xa trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, thay vì tìm cách nhồi nhét kiến thức vào đầu người học, giáo dục cần chuyển sang khơi mở hành trình khai sáng, giúp người học hình thành nhận thức về thế giới xung quanh. Đó là những thông tin, kiến thức đa ngành, đa chiều đã được tổng hợp, phân tích và xử lý qua tầm nhìn của người học, đây cũng là một quá trình không ngừng thay đổi theo thời gian. Nhận
54
thức tốt người học sẽ có cái nhìn khoan dung hơn với những khác biệt, sẽ dẫn dắt đến những hành động đúng.
Giáo dục cần phải thay đổi cách nhồi nhét đủ thứ kiến thức chỉ nhằm mục tiêu thi cử và bằng cấp, chuyển sang tạo không gian cho người học được lên tiếng và chất vấn những gì đã có và đang có, để không chỉ có sản phẩm là những người giỏi về chuyên môn và kỹ thuật mà còn biết quan tâm tới các vấn đề xã hội. Vấn đề chính là trang bị cho họ nhận thức về giá trị và thái độ sống tích cực chứ không phải kỹ năng. Đó là những giá trị nền tảng của con người, là cách sinh viên nhận thức và xử sự với chính mình và cuộc sống, biết tự giữ gìn phẩm giá, tôn trọng trước thành công hay thất bại, xây dựng được thiện cảm, lòng tin và quan hệ hợp tác với người khác.
Hình 2. Mô hình đào tạo theo quan điểm mới
Trong bối cảnh đó, nhà trường cần phải linh hoạt hơn để đáp ứng tốt hơn. Xu hướng chung của các nước là giảm nhẹ những quy định về quá trình, nhà nước hầu như chỉ còn nắm vai trò điều phối nguồn lực và bảo vệ các chuẩn mực học thuật tối thiểu. Các trường phổ thông sẽ cần nhấn mạnh hơn việc giúp người học hình thành những giá trị nền tảng, thái độ sống, và kỹ năng sinh tồn trong kỷ nguyên 4.0. Các trường Đại học sẽ cần vượt qua những cách tiếp cận truyền thống, vượt lên chính mình và gắn bó chặt chẽ hơn với giới doanh nghiệp cũng như với nhu cầu phát triển của xã hội. Thay vì chỉ tập trung tạo ra kiến thức mới và tạo ra con người chuyên gia, các trường Đại học cần chú trọng cả việc đưa kiến thức vào cuộc sống và hướng tới đào tạo con người khởi nghiệp, có khả năng mở ra những mô hình kinh doanh mới, tạo ra những giải pháp, sản phẩm, nhu cầu mới của xã hội; có khả năng nhìn thấy cơ hội và chủ động nắm bắt, có can đảm biến nó thành hiện thực mà không ngại rủi ro, sẵn sàng đứng dậy khi thất bại và biết học hỏi từ những thất bại đó. Những phẩm chất cần thiết trên là những thứ mà nhà trường hiện tại chỉ có thể chuẩn bị được cho người học, thông qua phát triển quan hệ hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp.
2.2. Xu thế đổi mới giáo dục gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp
Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được coi là động lực cốt yếu của những xã hội và những nền kinh tế dựa trên tri thức. Vì thành công của mối quan hệ hợp
55
tác này có thể là kết quả nâng cao chất lượng đào tạo và triển vọng việc làm tương lai cho sinh viên, chuyển giao công nghệ, tri thức cho khu vực sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế tri thức, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, tạo ra công ăn việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao tiêu chuẩn sống.
Hình 3. Mô hình đào tạo hiện đại
Chính ví vậy, hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến cải cách giáo dục, mà trọng tâm chính là tạo điều kiện gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp.
Tại Mỹ đạo luật Bayh-Dole được thông vào tháng 12 năm 1980, cho phép các đại học và các tổ chức phi lợi nhận cấp bằng sáng chế và thương mại hóa kết quả nghiên cứu bằng quỹ của chính phủ; các cơ quan liên bang được cấp giấy phép cho các công nghệ ứng dụng trong thương mại và đời sống sản xuất;
Năm 1998, Nhật ban hành luật xúc tiến chuyển giao công nghệ công nghiệp-đại học cho phép thành lập các văn phòng cấp phép công nghệ (TLOs) nhận tài chính từ chính phủ để trang trải các chi phí hành chính và khuyến khích các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và đơn vị công nghiệp. Năm 2004, Nhật tiến hành cải cách giáo dục đại học, trọng tâm chuyển đổi các trường đại học quốc gia thành một chế độ mới của sự sáng tạo tri thức.
Tại Việt Nam, mặc dù chủ trương đổi mới giáo dục với phương châm xã hội hóa giáo dục, gắn kết giáo dục với thực tế yêu cầu của xã hội, xây dựng mô hình quản lý đại học trong đó lấy nghiên cứu khoa học và chuyển giao KHCN làm động lực phát triển bền vững, kèm theo các chính sách và cơ chế cho đại học gắn kết với doanh nghiệp - công nghiệp – dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế kết quả vẫn chưa mang lại được như kỳ vọng. Có rất nhiều nguyên nhân, nổi cộm lên là những vướng mắc về mô hình, cơ chế chính sách và kết cấu hạ tầng giáo dục yếu kém và thiếu đồng bộ.
56
2.3. Tổng quan về quan hệ hợp tác nhà trƣờng – doanh nghiệp
Theo Carayon, 2003, Gibb & Hannon (2006), Storm (2008), Razvan & Dainora (2009), mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được hiểu như là những giao dịch giữa các trường đại học và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh và khai thác giá trị hợp tác có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính và giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động.
Có thể định nghĩa quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức.
Trên toàn thế giới, do khả năng tiếp cận và hòa nhập với thị trường toàn cầu đã mở rộng hơn bao giờ hết, đòi hỏi các trường Đại học tập trung vào việc đóng góp cho xã hội bằng những cách thức có ý nghĩa thực tiễn như sáng tạo tri thức mới và chuyển giao công nghệ (UNISO 2002-2004). Tuy có vài ngoại lệ, sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Châu Âu vẫn còn đang ở giai đoạn đầu trong bước đường phát triển. Mối quan hệ này đang chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó có nhận thức về lợi ích, cũng như những rào cản và động lực của sự hợp tác. Hơn nữa, những nhân tố thuộc về hoàn cảnh như tuổi tác, giới tính, số năm học đại học, số năm làm việc trong giới doanh nghiệp, đặc điểm của nhà trường và của quốc gia…cũng ảnh hưởng tới phạm vi của việc hợp tác. Dù vậy, nhà trường và doanh nghiệp vẫn có thể tăng cường những mối quan hệ hợp tác này bằng cách tập trung vào những chiến lược phù hợp, cơ cấu hợp tác và cách tiếp cận, những hoạt động cụ thể và những điều kiện khung.
3. ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GẮN VỚI NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP (UNIVERSITY BUSINESS COOPERATION-