HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Lê Minh Nhựt, Huỳnh Phƣớc Sơn
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
1. TỔNG QUAN
Trong thời đại công nghiệp phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đối với sự phát triển các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi vì nếu một quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng thì sẽ mang lại nhiều lợi ích và lợi thế cạnh tranh của cho quốc gia đó [1,2].
Vai trò của nguồn nhân lực
Nguồn nhân là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp, một quốc gia trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ.
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế, để tạo ra sản phẩm cho xã hội tiêu dùng nó là một quá trình chế biến, gia công, kết hợp… các loại nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định, nếu thiếu thì sẽ không thể có được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong xã hội hoặc đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Nguồn nhân lực là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong hội nhập quốc tế.
Đối với doanh nghiệp: nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phần giá trị gia tăng của sản phẩm về cơ bản là do lao động sáng tạo. Giá trị gia tăng của doanh nghiệp càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn mà muốn có giá trị gia tăng lớn thì phải dựa vào chất lượng và kết quả nguồn nhân lực. Do đó, hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới. Hợp tác đại hoc và doanh nghiệp được hiểu như sự tương tác, giao dịch giữa cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp để mang lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia.
Xuất phát từ thực tế trên, khoa Cơ khí Động lực (CKĐ), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây luôn coi trong việc đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, hợp tác chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa.
2. CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC GIỮA KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC VỚI DOANH NGHIỆP NGHIỆP
Như chúng ta đã biết,hợp tác giữa đại học mà cụ thể là trường Đại học sư phạm kỹ thuật nói chung và khoa Cơ khí Động lực nói riêng với doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều hình thức và nhiều mức độ khác nhau như trao đổi sinh viên thực tập trong năm học, sinh viên thực tập tốt nghiệp, tham quan thực tế tại công ty hay nhà máy sản xuất, tài trợ học bổng cho sinh viên cho sinh viên học khá, giỏi và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ quỹ nghiên cứu khoa học của
37
khoa cũng như tài trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, khoa cũng trao đổi đội ngũ giảng viên với doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ mới chuyên ngành và cùng hợp tác nghiên cứu để chuyển giao công nghệ. Hiện nay, khoa Cơ khí Động lực hợp tác với nhiều doanh nghiệp đối tác lớn như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Truong Hai Auto, ISUZU, Ford, Huyndai, LG Electronics, Samsung Electronics, Mitsubishi Việt Nam, Daikin Việt Nam, Unicons, Trane, Shinsung..v.v. trên tất cả các lĩnh vực nêu trên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và sự phát triển của khoa và doanh nghiệp.
2.1.Các chƣơng trình hợp tác giữa khoa Cơ khí Động lực với các doanh nghiệp
Hợp tác tài trợ học bổng và trang thiết bị:
Đây là lĩnh vực hợp tác thế mạnh của đơn vị, hằng năm khoa Cơ khí Động lực nhận được trung bình khoảng 15,000 USD (hình 1) tiền tài trợ học bổng cho sinh viên trong khoa để hỗ trợ cho các sinh viên có thành tích học tập khá giỏi và các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để khuyến khích và động viên sinh viên học tập tốt hơn, bên cạnh đó, khoa cũng nhận được nhiều gói tài trợ thiết bị của các công ty như ISUZU, TOYOTA, VIKYNO, PPG Vietnam, Daikin, Mitsubishi, Century, Hanbell, Shinsung..v.v.. để phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu của giảng viên trong khoa (hình 2).
Hình 1. Một số doanh nghiệp tiêu biểu tặng học bổng cho sinh viên khoa CKĐ
Hình 2. Tài trợ trang thiết bị của các doanh nghiệp cho khoa CKĐ (đơn vị tính: USD)
0 USD1,000 USD 1,000 USD 2,000 USD 3,000 USD 4,000 USD 5,000 USD 6,000 USD 7,000 USD 8,000 USD 9,000 USD D ai ki n M it su bi sh i Sh in su ng U ni co ns H an be ll B it ze r D an fo ss G un tn er G EA G ra sso To yo ta In no va Th ie n Ph on g Sa m co Sa m su ng Ce ntu ry Giai đoạn: 2014 - 2018 0 20,000 40,000 60,000 80,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015
38
Hợp tác tiếp nhận sinh viên thực tập và tài trợ các sân chơi khoa học cho sinh viên: Hiện nay, khoa CKĐ phối hợp với các doanh nghiệp triển khai chương trình thực tập sinh khoảng 04 tháng cho sinh viên trong khoa tại doanh nghiệp, sinh viên từ năm thứ ba trở đi tùy vào điều kiện học tập của mình để đăng ký đi thực tập sinh tại doanh nghiệp. Chương trình này đã mang lại hiệu quả thiết thực bởi sinh viên có thời gian đủ dài để làm việc trong môi trường chuyên nghiệp tại các công ty, xí nghiệp, sinh viên nắm bắt được kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, qua quá trình thực tập sinh, sinh viên sẽ thấy được những mảng kiến thức cũng như kỹ năng còn thiếu để kịp thời trang bị trước khi ra trường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp như Samco, Shell, Honda Việt Nam, Unicons, Sao vàng M&E, Thaco…cũng hỗ trợ sinh viên tham gia các cuộc thi khoa học công nghệ do khoa, nhà trường hay các công ty tổ chức như Robocon, Shell Eco-Marathon, lái xe sinh thái-tiết kiệm nhiên liệu của Honda Việt Nam, Autonomus vehicle contest… Qua các cuộc thi, sinh viên tiếp cận và học tập được nhiều công nghệ mới cũng như nâng cao kiến thức và kỹ năng khi tham gia các cuộc thi này.
Hình 3. Sinh viên khoa CKĐ tham gia cuộc thi Shell Eco-Marathon và cuộc thi lái xe sinh thái-tiết kiệm nhiên liệu Honda 2018 do công ty Shell và Honda Việt Nam hỗ trợ kinh phí.
Hợp tác trao đổi chuyên môn:
Hàng năm, khoa CKĐ hợp tác với doanh nghiệp để trao đổi cán bộ giảng dạy, đặc biệt là cán bộ trẻ đến học tập tại doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và các qui trình sản xuất để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, khoa cũng mời chuyên gia, quản lý hay các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy để truyền đạt kiến thức thực tế và công nghệ mới cho sinh viên.
2.2.Các thuân lợi, khó khăn và các đề xuất phƣơng hƣớng phát triển mối quan hệ giữa đơn vị với doanh nghiệp đơn vị với doanh nghiệp
Thuận lợi và khó khăn
Nhà trường luôn đồng hành và hỗ trợ các đơn vị trong việc liên kết với các doanh nghiệp, đặc biệt là phòng Quan hệ doanh nghiệp đã hỗ trợcác đơn vị rất nhiều việc liên kết, hợp tác giữa khoa CKĐ với các doanh nghiệp.
39
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, khoa có mối quan hệ truyền thống lâu đời với các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ tài trợ học bổng cũng nhưng trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, đặc biệt là hợp tác đào tạo.
Việc bố trí thời khóa biểu linh hoạt để sinh viên đi thực tập sinh tại các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do lịch học của sinh viên phải trải dài theo học kỳ nên lượng sinh viên thực tập sinh tại các doanh nghiệp còn ít.
Do đa số các doanh nghiệp taị Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên ít chú trọng đến việc nghiên cứu công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm. Dó đó việc hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ còn hạn chế.
Đề xuất
Cần đầu tư các phòng thí nghiệm đủ mạnh để tăng cường khả năng hợp tác với doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Cần có chính sách linh hoạt trong việc đưa cán bộ giảng dạy, đặc biệt là cán bộ trẻ tham gia vào các hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp để nắm bắt công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu chuyển giao công nghệ về sau. Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành tại mỗi đơn vị để thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu với các doanh nghiệp.
3. KẾT LUẬN
Nhờ vào sự coi trọng tầm quan trọng với doanh nghiệp, trong những năm qua chất lượng đào tạo không ngừng được cải thiện, chất lượng sinh viên ra trường được doanh nghiệp đánh giá cao, bên cạnh đó khó đã thực hiện kiểm thành công ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô và ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt theo chuẩn AUN-QA mà trong đó có phần đóng góp không nhỏ từ doanh nghiệp.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, trong thời gian tới khoa CKĐ đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp, đặc biệt là nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đ.V.Toàn, Hợp tác đại học-doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, tập 32, số 4(2016), 69-80 [2] N.Đ.Luận, Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, số 22(32), 05/2015
[3] Marking industry-university partnerships work-Lessons from successful collaboration, Science/ Business Innovation Board AISBL, Bỉ
[4] Study on University-Business Cooperation in the US- London School of Economics and Political Science, 2013.
40
[5] The State of European University- Business Cooperation, Science-to-Business Marketing Research Centre-Munster University of Applied Sciences, Germany 31st August, 2011.
[6] Đ.V.Tình, Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và liên hệ với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13(2015).
[7] Quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp: không đỗ lỗi,
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/gan-ket-doanh-nghiep-voi-dai-hoc-khong -do-loi-360523.html
[8] N.V. Trạng, báo cáo đánh giá kiểm định AUN-QA ngành công nghệ kỹ thuật Oto năm 2016.
[9] L.M.Nhựt, báo cáo đánh giá kiểm định AUN-QA ngành công nghệ kỹ thuật Nhiệt năm 2017.
Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:
Lê Minh Nhựt
Khoa Cơ khí Động lực
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Phone: 097 844 6968
41