NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ CÁC NGHIÊNCỨU HỢP TÁC GIỮA BỘ MÔN CNHH & DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 38 - 40)

Trong thời gian qua, bộ môn CNHH đã liên kết với các doanh nhiệp trên địa bàn Tp. HCM, Vũng Tàu nhằm biến mục tiêu đào tạo Kỹ sư CNHH không chỉ nắm vững kiến thức nền tảng mà còn có các kỹ năng thực tế tốt, hòa nhịp cùng môi trường làm việc doanh nghiệp.

Ngay từ những ngày đầu bước chân vào Giảng đường Đại học (học kỳ 1, năm thứ nhất), các sinh viên đã có được các Thầy Cô hướng dẫn tham quan và học tập tại nhà mày Hóa Chất Đồng Nai. Sinh viên có cơ hội tiếp cận những máy móc, thiết bị, qui trình vận hành và đặc biệt tạo cho sinh viên nhận thức về công việc của mình sau khi tốt nghiệp, vai trò của kỹ sư Hóa.

Sang năm thứ 3, các sinh viên sẽ được thực tập tại các nhà máy phù hợp chuyên ngành đã chọn trong môn thực tập tốt nghiệp. Các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ các em như: Nhà máy xi măng Hà Tiên, Cao Su Vina, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, phân bón Bình Điền, Bột giặt Viso, Kính nổi và gốm sứ Viglacera, Nhà máy sản xuất Găng tay Cao su, Sơn KoVa…

Đây không còn là tham quan học tập như năm thứ nhất nữa mà chính các sinh viên có cơ hội trở thành một thành viên của doanh nghiệp, các em sẽ được học tập và trang bị nhiều kiến thức thực tiễn, vận hành máy móc, thiết bị, nắm bắt các nguyên tắc làm việc doanh nghiệp, xử lý sự cố. Những kiến thức thực tiễn này là hành trang thiết thực, cần thiết cho các em sau khi tốt nghiệp và làm việc tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường sự kết nối doanh nghiệp, mở rộng thêm tầm hiểu biết cho sinh viên về thực tiễn doanh nghiệp, môi trường làm việc, qui trình công nghệ, các

35

chuyên gia của các doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm cho sinh viên nhiều kiến thức thực tiễn hơn trong môn học “Doanh nghiệp và Công nghiệp”. Môn học này sẽ được triển khai trong thời gian tới với các buổi tọa đàm trực tiếp của các chuyên gia đến từ các doanh nhiệp, dưới hình thức tổ chức các buổi chuyên đề đối thoại của sinh viên với các chuyên gia (ít nhất là 5 seminar), trong thời gian từ năm thứ nhất tới năm thứ tư. Các chuyên gia không những mở rộng cánh cửa doanh nghiệp với các em mà còn cung cấp nhiều kiến thức thực tiễn, tạo động lực cho sinh viên thêm phần tự tin và hiểu biết thêm về vai trò kỹ sư Hóa trong doanh nghiệp, mối quan hệ trong doanh nghiệp, các qui trình mới, cải tiến được áp dụng trong doanh nghiệp hiện nay.

Song song với các hoạt động chính ở trên, bộ môn CNHH tổ chức các buổi đối thoại của sinh viên với doanh nghiệp, triển lãm các sản phẩm của doanh nghiệp trong các ngày hội Mở hoặc buổi giới thiệu máy móc, thiết bị phân tích ngay trên lớp học (Môn Kỹ thuật phòng thí nghiệm và An toàn hóa chất), sinh hoạt học thuật của Bộ Môn. Nhiều quỹ học bổng, cuộc thi đến từ các doanh nghiệp như: cuộc thi Holcim Prize (Insee Prize), giải pháp Thủy sản (Aquaculture Innovation Challenge) phụ gia Thực phẩm (Ingredient Food), giải ý tưởng sáng tạo (YSEALI Innovation Challenge), … đã được các em tham gia và đạt giải cao.

Quan hệ doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở kết nối đào tạo mà còn là sự kết nối về nghiên cứu khoa học. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Bộ môn CNHH luôn có nhiều đề tài NCKH của Giảng viên và Sinh viên. Sự đam mê NCKH đã được thắp lửa từ những Thầy Cô thế hệ trước (Thầy Thích, Thầy Sức, Thầy Hoàng, Cô Minh) tới những giảng viên trẻ bây giờ. NCKH không còn thực hiện các đề tài cấp Trường, cấp Bộ mà các giảng viên còn chủ động tìm kiếm các nguồn kinh phí từ Ngoài Trường như: Chương trình Vườn Ươm của Thành Đoàn, Chương trình Vườn Ươm Công nghệ Cao của TP.HCM. Dự định trong thời gian tới, sẽ tổ chức buổi tọa đàm với sự tham gia PGS.TS Nguyễn Thị Hòe (Người sáng lập ra sơn Kova) - tấm gương nhà Khoa học thành công với NCKH của chính mình. Đây là buổi tọa đàm khơi nguồn đam mê của giảng viên và sinh viên, chia sẽ những kinh nghiệm quí báu của PGS.TS Nguyễn Thị Hòe trong việc kết nối NCKH với doanh nghiệp, cấp bằng sáng chế, phát triển sản phẩm.

3. KẾT LUẬN

Ngành Công nghệ Hóa học tuy mới ra đời và vẫn còn nhiều bộn bề khó khăn nhưng chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện, ý thức cao về mối quan hệ doanh nghiệp sẽ là chìa khóa cho việc đào tạo các sinh viên giỏi công nghệ, tăng cơ hội tuyển dụng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và kết nối các công trình NCKH của Giảng viên, sinh viên với doanh nghiệp.

Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:

TS. Phan Thị Anh Đào

Bộ môn Công nghệ Hóa học - Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Email: daopta@hcmute.edu.vn Phone: 0902373656

36

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 38 - 40)