TÍNH CẤP THIẾT

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 56 - 57)

Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục đại học ở nước ta là đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội, đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm hoặc làm những công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố trên 162.000 người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp. Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 63% sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, 37% được tuyển dụng không đáp ứng được công việc, nhiều công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, lỗ hổng hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng và chất lượng đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến độ lệch giữa đào tạo và thực tiễn. Một cuộc khảo sát trực tuyến của Career Builder với hơn 1,000 nhà tuyển dụng ở các công ty khác nhau cho rằng:

 Kinh nghiệm các em sinh viên ít liên quan đến ngành sẽ làm việc sau khi ra trường.

 23% nhà tuyển dụng nói rằng khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ.

 63% trong số họ cho rằng các em chưa biết tự tích lũy kinh nghiệm qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường và qua những việc làm part – time.

 Thiếu tham vọng và lòng đam mê, chưa chú trọng vào những điểm mạnh của doanh nghiệp và những thách thức ở vị trí tuyển dụng cũng là một vấn đề nhức nhối.

Trước sự bế tắc về “đầu ra”, nhiều trường đại học đã ý thức được phải “thân thiện”, do đó đã triển khai nhiều hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp vẫn còn tỏ ra “hờ hững” với mong muốn trên. Nhiều văn bản ghi nhớ (MOU) liên kết đào tạo giữa đại học và doanh nghiệp đã không triển khai được hoặc nếu có mới chỉ ở mức thăm dò, thực hiện một số vụ việc nhỏ lẻ. Thực tế trên đang đặt ra câu hỏi nguyên nhân nào các đại học và doanh nghiệp chưa thân thiện được với nhau? Phải chăng các

53

bên chưa thấy được lợi ích của sự hợp tác? Hay đã thấy nhưng chưa xác định được rõ nội dung và cơ chế hợp tác? Những điều kiện nào để đảm bảo thành công gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp? Có thể liên kết dưới các hình thức nào để mang lại lợi ích cho nhau?...

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)