Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

8. Bố cục của đề tài

1.1.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

1.1.3.1. Phát triển

Phát triển là quá trình biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao và từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện...; là sự tiến bộ, sự đi lên dựa trên nền tảng có sẵn hoặc cải tiến từ hiện tại; là quá trình chuẩn bị và cung cấp những năng lực cần thiết cho tổ chức trong tƣơng laị

1.1.3.2. Phát triển nguồn nhân lực

Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đƣợc thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khoẻ và thể lực cũng nhƣ ý thức, đạo đức của nguồn nhân lực.

Con ngƣời muốn tồn tại và phát triển cần phải đƣợc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu về sản phẩm vật chất và tinh thần. Muốn sản xuất, con ngƣời phải có cơ sở nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ... và hợp thành các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực con ngƣời là yếu tố cách mạng nhất và động nhất. Để có đƣợc những sản phẩm đó con ngƣời phải tiến hành sản xuất ra chúng. Chính bởi vậy, bản thân con ngƣời trở thành mục tiêu của sự phát triển. Nhu cầu con ngƣời ngày càng phong phú về số lƣợng và

nâng cao về chất lƣợng thì sản xuất càng đƣợc cải tiến để tạo ra những sản phẩm phù hợp. Để thực hiện đƣợc việc đó, nguồn nhân lực phải đƣợc phát triển. Nguồn lực con ngƣời nhƣ vậy không chỉ là đối tượng mà còn là động lực

của sự phát triển.

Con ngƣời đƣợc xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đạị Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh, thì lợi thế thông qua con ngƣời đƣợc xem là yếu tố căn bản. Nguồn lực nhân lực là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.

Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực:

- Quan niệm của Tổ chức giáo dục - khoa học và văn hoá của LHQ (UNESCO): Phát triển nguồn nhân lực đƣợc đặc trƣng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cƣ, trong mối quan hệ phát triển của đất nƣớc.

- Quan niệm của Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO): Phát triển con ngƣời một cách hệ thống vừa là mục tiêu vừa là đối tƣợng của sự phát triển của một quốc giạ Nó bao gồm mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hộị Nhƣ nâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dƣỡng chức năng chỉ đạo thông qua giáo dục, đào tạo nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

- Quan niệm của Tổ chức Lƣơng thực và nông nghiệp LHQ (FAO): Sự phát triển nguồn nhân lực nhƣ một quá trình mở rộng các khả năng tham gia hiệu quả vào phát triển nông thôn, bao gồm cả tăng năng lực sản xuất.

- Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Phát triển nguồn nhân lực, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con ngƣời có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có đƣợc việc làm hiệu quả, cũng nhƣ những thoả mãn về nghề nghiệp và

cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề đƣợc hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con ngƣờị

- Theo Võ Xuân Tiến (2010) phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lƣợng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này đƣợc biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của ngƣời lao động.

Từ những luận điểm trình bày trên, trong luận văn này khái niệm phát triển nguồn nhân lực: Là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con ngườị

Nhƣ vậy, thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực là tìm cách nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực đó. Nói cách khác, nếu tăng quy mô quan tâm đến việc tăng số lƣợng nguồn nhân lực, thì phát triển nguồn nhân lực quan tâm đến chất lƣợng của nguồn nhân lực đó.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)