8. Bố cục của đề tài
3.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực
Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nƣớc xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức, đặc biệt kỹ năng hành chính”; Luật cán bộ, công chức năm 2008 cũng đã nhấn mạnh: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức”.
Nhận thức đƣợc điều đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã khẳng định: “Quan tâm hơn nữa đến chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; chú trọng các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huấn thực tiễn cho đội ngũ cán bộ các cấp” [9]. Trong thời gian qua thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng thƣờng xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức; đặc biệt, thành phố đã chú trọng xây dựng hệ thống thể chế về công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm tạo ra hành lang pháp lý và làm cơ sở cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Muốn nâng cao chất lƣợng các khóa đào tạo, bồi dƣỡng qua đó nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành và kỹ năng thực thi công vụ để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, từng bƣớc phát triển theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp, Quận Hải Châu cần phải thực hiện các nội dung sau:
Một là, xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành, địa phƣơng gắn với trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, công chức, trong đó đề cao vai trò tự học nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức đƣợc cho đi đào tạo phải có cam kết rõ ràng, sau thời gian đào tạo thì có trách nhiệm phục vụ cho cơ quan tối thiểu trong thời gian bao lâu, và sau khi đào tạo cán bộ, công chức đƣợc cơ quan đảm bảo những quyền lợi gì. Chú trọng việc gắn công tác đào tạo với sử dụng, coi đào tạo là yêu cầu bắt buộc trong việc đề bạt, thăng tiến, khuyến khích cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo phù hợp với công việc của mình và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đi đào tạo theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của thành phố Đà Nẵng.
Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống; vừa đào tạo, bồi dƣỡng thành thạo kỹ năng nghiệp vụ, vừa bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức. Có bƣớc đi thích hợp để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng về hành chính với việc cập nhật những kiến thức mới; kết hợp giữa phƣơng pháp truyền thống với hiện đại, giữa trong nƣớc và ngoài nƣớc bằng nhiều phƣơng thức, nhiều cấp độ của nền công vụ. Nhằm hƣớng tới nền hành chính hiện đại, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu dân, chây ỳ, chậm chạp của cán bộ, công chức, ngoài việc
đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cần chú trọng vào các nội dung:
- Đào tạo về kỹ năng quản lý hành chính nhà nƣớc, trong đó thƣờng xuyên tăng cƣờng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức không nắm vững pháp luật thì không thể giải quyết nhiệm vụ nhanh và hiệu quả. Trong khi đó không phải tất cả cán bộ, công chức đều đƣợc đào tạo các chuyên ngành về luật, hành chính, nhất là cán bộ, công chức hành chính ở cơ sở. Do vậy, việc bồi dƣỡng kiến thức pháp luật là việc vô cùng cần thiết. Ngoài ra, do hệ thống pháp luật của ta chƣa hoàn thiện, phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới nên việc cập nhật, phổ biến văn bản pháp luật là nội dung quan trọng trong chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho cán bộ, công chức. Đồng thời phải tăng cƣờng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và các kỹ năng văn phòng nhƣ soạn thảo văn bản hành chính, tin học, ngoại ngữ... là nội dung vô cùng cần thiết trong chƣơng trình bồi dƣỡng công chức hành chính.
- Tăng cƣờng hơn nữa việc đào tạo trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức. Hiện nay, việc mở các lớp cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị rất hạn chế, việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo của các phòng, ngành chuyên môn của quận phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh của Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng nên số cán bộ, công chức đƣợc cử đi học là rất ít. Do đó, quận Hải Châu cần phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III, Trƣờng Chính trị thành phố để xây dựng kế hoạch mở các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị nhằm bồi dƣỡng, chuẩn hóa cho đội ngũ cán bộ, công chức của phƣờng và quận.
- Tăng cƣờng giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức công chức. Trong quá
trình thực thi công vụ, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nƣớc hiện nay là phải đạt mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nƣớc. Với ý nghĩa đó, đạo đức công chức cần đƣợc chuẩn mực trở thành bắt buộc mang tính nguyên tắc dựa trên pháp luật. Công tác bồi dƣỡng đạo đức công chức không chỉ tạo điều kiện cho họ có đƣợc nhận thức về các vấn đề đạo đức mà cần chú trọng hơn vào việc xây dựng các kỹ năng cần thiết giúp công chức xử lý trong các tình huống khó xử liên quan đến đạo đức, đến cái lý - cái tình trong hoạt động công vụ cũng nhƣ trong đời sống thƣờng nhật. Giáo dục đạo đức công vụ còn đƣợc thực hiện qua nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị, có chế tài xử lý nghiêm với các cán bộ, công chức vi phạm. Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nƣớc, vào pháp luật.
Ba là, tiến tới thực hiện chế độ đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi điều động, luân chuyển hoặc bổ nhiệm các chức danh quản lý đối với cán bộ, công chức hành chính. Đào tạo, bồi dƣỡng công chức hiện nay ở nƣớc ta mới chỉ thực hiện theo các ngạch công chức cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng nặng về kiến thức mà chƣa quan tâm nhiều đến kỹ năng xử lý tình huống, thực hành các công việc hành chính. Việc đào tạo "tiền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển" nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho ngƣời sắp đƣợc giao nhiệm vụ biết chức danh đó là gì và họ sẽ phải làm gì? Nhất là đối với "cơ chế điều động, luân chuyển" hiện nay, nếu cán bộ, công chức không đƣợc
đào tạo bồi dƣỡng trƣớc thì họ sẽ mất thời gian khá lâu để làm quen với công việc mới, lĩnh vực mới; và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng công vụ nói chung.
Bốn là, theo dõi, quản lý cán bộ, công chức đƣợc cử đi học, xử lý nghiêm các trƣờng hợp bỏ học, vi phạm quy định của Ủy ban nhân dân thành phố về đào tạo, bồi dƣỡng. Nhƣ chúng ta biết, chất lƣợng các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, cán bộ, công chức phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của các bên có liên quan, đặc biệt là cơ quan sử dụng lao động. Thực tế nhiều năm qua việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, các cơ quan, đơn vị chủ quản chƣa có cơ chế liên đới trách nhiệm với cơ quan tổ chức đào tạo trong việc quản lý trong quá trình đào tạo và sử dụng sau đào tạọ Vì vậy, khi cử cán bộ, công chức tham gia khóa học phải rà soát nguồn nhân lực của đơn vị nhằm cử đúng đối tƣợng, cùng với Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng theo dõi, quản lý cán bộ, công chức cử đi học, xử lý nghiêm các trƣờng hợp bỏ học, vi phạm theo quy định của UBND thành phố về đào tạo, bồi dƣỡng.