Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 46 - 51)

8. Bố cục của đề tài

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Kinh tế quận tiếp tục tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hƣớng...tuy nhiên vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng của quận, từ đó yêu cầu có nguồn nhân lực tƣơng xứng để phát triển.

Kinh tế quận tiếp tục tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực và đúng định hƣớng (xem Hình 2.1). 0,16 % 27,97 % 71,87 % Thủy sản

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 của quận Hải Châu)

* Dịch vụ - Thương mại

Với lợi thế là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên hoạt động thƣơng mại - dịch vụ - du lịch trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế làm cho thị trƣờng thêm đa dạng, phong phú; hàng hoá lƣu thông tăng nhanh về số lƣợng và chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội; phƣơng thức kinh doanh đa dạng; ngày càng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới nhƣ các dịch vụ kỹ thuật tài chính - tín dụng, khoa học - công nghệ, dịch vụ công cộng… đóng góp tích cực vào tăng trƣởng kinh tế quận.

Thƣơng mại là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và khá toàn diện, chiếm tỷ trọng trên 30% GDP toàn ngành dịch vụ, đảm nhiệm tốt vai trò trung tâm phát luồng hàng hóạ Văn minh thƣơng mại ngày càng đƣợc chú trọng xây dựng và lớn mạnh với hàng loạt siêu thị lớn, vừa và nhỏ ra đời: chuỗi hệ thống VinMart, Intimex, Bảo Trân, Á Âụ.. chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng,… đã hình thành hệ thống phân phối theo chuỗi đƣợc liên kết với các nhà phân phối lớn trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên việc quản lý chất lƣợng hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng chƣa chặt chẽ, văn minh thƣơng mại, gian lận thƣơng mại, an toàn vệ sinh thực phẩm cần đƣợc chấn chỉnh để bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

Hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn quận phát triển mạnh, hầu hết các công ty tài chính, ngân hàng, bƣu chính viễn thông, khoa học công nghệ-kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng lớn, các điểm vui chơi giải trí lớn của thành phố phần lớn tập trung trên địa bàn quận. Có thể nói, quận Hải Châu trong thời gian qua là nơi cung cấp các loại dịch vụ cho các ngành kinh tế quốc dân của thành phố. Hiện nay trên địa bàn quận có 8.429 cơ sở kinh doanh thƣơng mại- dịch vụ đang hoạt động.

Những năm qua ngành Thƣơng mại - Dịch vụ đã huy động đƣợc các nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nên tốc độ phát triển khá cao so với thành phố, chiếm tỷ trọng trên 65% GDP trong cơ cấu kinh tế của quận. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Thƣơng mại-dịch vụ bình quân 12,81%/năm. Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn 5 năm (2012-2016) ƣớc đạt 163.331 tỷ đồng, tăng bình quân 16,27%/năm, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng bình quân 18,42%/năm.

Hoạt động xuất nhập khẩu có mức tăng trƣởng khá, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hải sản, sản phẩm gỗ, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ... Xuất khẩu dịch vụ ngày càng gia tăng về giá trị cũng nhƣ loại hình, ngành nghề. Thời gian gần đây các doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng hóa thị trƣờng để chủ động đối phó với các rào cản kỹ thuật trong bảo hộ của các nƣớc trên thế giớị Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn quận 5 năm (2012-2016) đạt 989,614 triệu USD, tăng bình quân 5,48%/năm; trong đó xuất khẩu doanh nghiệp dân doanh ƣớc đạt 430,973 triệu USD, tăng bình quân 43,35%/năm; là do một số doanh nghiệp nhà nƣớc hằng năm có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn đã thực hiện cổ phần hóa nhƣ: Cty CP XNK Đà Nẵng; Cty XNK Foodinco; Cty CP tƣ vấn công nghệ; Cty CP Vinatex; Cty CP cung ứng tàu biển; Cty CP công nghệ phẩm…).

* Công nghiệp

Là quận trung tâm thành phố nên mật độ dân cƣ đông đúc, mặt bằng dành cho sản xuất chật hẹp nên chủ trƣơng của quận là phát triển sản xuất công nghiệp có công nghệ sạch và chứa hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao,… Sản xuất Công nghiệp trên địa bàn quận trong thời gian qua có nhiều biến động do quy hoạch chỉnh trang đô thị một số doanh nghiệp nhà nƣớc chuyển địa điểm ra khỏi địa bàn quận, một số chuyển hình thức sở hữu (cổ phần hoá) hoặc giải thể, nhƣng nhìn chung ngành Công nghiệp quận vẫn giữ đƣợc sự ổn

định và có tăng trƣởng, công nghiệp dân doanh phát triển khá cao nhƣ các mặt hàng: cửa nhôm, giấy, văn phòng phẩm, chế biến hải sản, chế biến thực phẩm... do đó giải quyết đƣợc một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và tạo ra một số sản phẩm xuất khẩu nhƣ: chế biến hải sản, chế biến gỗ và sản phẩm gỗ, hàng may mặc... Đến nay, trên địa bàn quận có tổng số 912 cơ sở sản xuất công nghiệp-xây dựng.

Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử để lại, sản xuất công nghiệp của quận đều có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, nằm xen kẽ trong các khu dân cƣ nên gây ô nhiễm môi trƣờng. Trong 03 năm gần đây do chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tƣ đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thị trƣờng bị thu hẹp, sản phẩm khá cạnh tranh, sản xuất phải cầm chừng…Trƣớc tình hình đó, quận đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách kích cầu của Chính phủ và gặp gỡ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp. Mặc khác, các doanh nghiệp trên địa bàn quận cũng nỗ lực phấn đấu, áp dụng nhiều biện pháp tích cực để duy trì sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… nên đã hạn chế đƣợc suy giảm và đang dần hồi phục lại đà tăng trƣởng.

Tỷ lệ đóng góp của ngành Công nghiệp - Xây dựng trong GDP của quận đạt trên 30% và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận tăng bình quân giai đoạn (2012-2016) là 8,36%/năm, trong đó công nghiệp dân doanh tăng 15,42%/năm. Nguyên nhân tăng cao là do một số doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện cổ phần hóa nhƣ: Cty CN Hóa chất Đà Nẵng; Cty CP XNK Foodinco; Cty CP Vinatex Đà Nẵng; Cty CP in Đà Nẵng; Tổng Cty CP y tế Danameco; Cty CP phát triển công nghệ và đầu tƣ Đà Nẵng; Cty CP khai thác thủy sản Đà Nẵng…).

* Thủy sản - Nông nghiệp

Những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp, bão tố liên tục gây thiệt hại nặng cho tàu đánh bắt hải sản xa bờ, nhiều lao động biển chuyển nghề khác, chủ tàu không có lao động đi biển tàu phải đậu bờ 60% thời gian khai thác trong năm. Cơ cấu sản phẩm hải sản khai thác đã có sự thay đổi nhanh chóng theo hƣớng đầu tƣ khai thác những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và sản phẩm xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên diện tích đất nông nghiệp tập trung trên địa bàn quận hiện nay không còn; các hộ nông dân không còn đất sản xuất, một số đã chuyển hƣớng sang hoạt động thƣơng mại-dịch vụ, một số ít hộ đã liên hệ với các xã thuộc huyện Hoà Vang thuê đất lập trang trại trồng trọt và chăn nuôi và một số hộ dân sử dụng đất vƣờn hoặc thuê những lô đất trống chƣa sử dụng để trồng hoa, cây cảnh. Giá trị sản xuất ngành Thủy sản - Nông nghiệp 5 năm (2012-2016) ƣớc đạt 160,2 triệu đồng, giảm bình quân hàng năm là 6,18%/năm.

Có thể nói, với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội lý tƣởng nêu trên, quận Hải Châu có điều kiện thuận lợi để thu hút và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, từng bƣớc phát triển theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Từ khi tái thành lập quận (tháng 01/1997) đến nay, tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn quận phát triển nhanh theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị đƣợc chỉnh trang, nguồn nhân lực phát triển, nếp sống của ngƣời dân đô thị ngày càng có những tiến bộ mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện. Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố, giữ vai trò là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)