8. Bố cục của đề tài
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện Chƣơng trình quy hoạch cán bộ dài hạn; chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; chƣơng trình đƣa cán bộ trẻ về cơ sở, cùng với việc thực hiện chủ trƣơng tăng biên chế dự phòng (15%) cho các địa phƣơng để đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa…. Qua đó, phần lớn cán bộ trẻ tuổi đã có nhiều nỗ lực công tác, học tập, rèn luyện, có khả năng điều hành, quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức, nhất là ở phòng, ban (quận, huyện) và cơ sở phƣờng, xã, thị trấn.
Chƣơng trình quy hoạch cán bộ dài hạn đƣợc thực hiện từ năm 1999. Đến nay, thành phố đã đƣa vào nguồn quy hoạch dài hạn 1.204 cán bộ đƣợc
xét chọn từ nguồn công chức trẻ tuổị Trong số đó, thành phố đã đề bạt, bổ nhiệm 431 cán bộ trẻ vào các chức danh trƣởng, phó phòng, ban các sở, ngành thành phố, quận, huyện, trƣởng đầu ngành xã, phƣờng, thị trấn (chiếm trên 35% cán bộ đƣợc đề bạt).
Có đƣợc kết quả đó là nhờ Thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ tổ chức nhiều lớp bồi dƣỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và cán bộ trẻ tuổi chuẩn bị luân chuyển về cơ sở. Nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng gồm: kiến thức chung; kiến thức công tác đảng, công tác vận động quần chúng và quản lý Nhà nƣớc cấp cơ sở; kỹ năng quản lý, xử lý tình huống… Qua đó, giúp trang bị những kiến thức, lý luận cơ bản, những vấn đề thực tiễn và kỹ năng công tác cho cán bộ trẻ đƣợc điều động về công tác ở cơ sở, giúp cán bộ trẻ tự tin và nhanh chóng nắm bắt, thích nghi với môi trƣờng công tác mớị Đồng thời, thành phố thực hiện chủ trƣơng luân chuyển cán bộ trẻ tuổi về đào tạo, thử thách tại các xã, phƣờng, thị trấn đã góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của cấp ủy và chính quyền cơ sở, tạo nguồn cán bộ dự bị cho quận, huyện và thành phố. Đến nay, các quận, huyện đã điều động 477 cán bộ trẻ tuổi về công tác tại phƣờng, xã, trong đó có 123 cán bộ đƣợc luân chuyển trở về các phòng, ban, quận, huyện, sở ngành của thành phố; 193/354 cán bộ đang công tác tại xã, phƣờng, thị trấn đƣợc đề bạt, bổ nhiệm giữ chức vụ chủ chốt ở cơ sở nhƣ: bí thƣ, phó bí thƣ, chủ tịch, phó chủ tịch UBND… Hằng năm, 99% cán bộ trẻ diện quy hoạch dài hạn đƣợc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ; trên 80% đƣợc đánh giá có chiều hƣớng phát triển tốt.
Xác định rõ công tác quy hoạch cán bộ trẻ là nhiệm vụ vừa cấp bách trƣớc mắt, vừa mang tính lâu dài, trong thời gian tới, Thành ủy TP Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo xuyên suốt trong tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, kịp thời phát hiện những ngƣời có đức, có tài, có triển vọng phát triển
để bổ sung vào nguồn quy hoạch. Thành phố thực hiện quy hoạch đồng bộ từ dƣới lên và liên thông quy hoạch mở giữa các đơn vị; quy hoạch cán bộ trên cơ sở đánh giá, nhận xét công tâm, khách quan, trung thực, chính xác, dựa trên tiêu chuẩn chức danh và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, coi đây là cơ sở rất quan trọng để cấp ủy thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, bảo đảm yêu cầu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phƣơng.