8. Bố cục của đề tài
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực hành chính công
Năm 2012, dân số quận Hải Châu là 199.183 ngƣời, chiếm 22,45% số dân toàn thành phố, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 125.110 ngƣời (Niên giám thống kê quận Hải Châu năm 2012). Theo Quyết định 6291/QĐ-UBND ngày 21/8/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định: Số lƣợng cán bộ, công chức phƣờng, xã loại 1 không quá 25 ngƣời, loại 2 không quá 23 ngƣờị Quận Hải Châu có 7 phƣờng loại 1, 6 phƣờng loại 2, với định mức đó thì tổng số cán bộ, công chức 13 phƣờng không quá 313 ngƣời, chiếm 0,16% dân số
toàn quận. Năm 2012, tổng số cán bộ, công chức của 13 phƣờng là 268 ngƣời (trong đó: tổng số cán bộ, công chức đƣợc nghiên cứu là 163 ngƣời), nhƣ vậy quy mô nguồn nhân lực hành chính cấp phƣờng của quận còn thiếu (45 ngƣời) so với quy mô dân số của quận. Nhìn chung, nguồn nhân lực hành chính của các phƣờng thuộc quận vừa thiếu về quy mô, đồng thời thiếu nhân lực giỏi, nhân lực đƣợc đào tạo cơ bản và có trình độ caọ
Bảng 2.1. Thực trạng quy mô nguồn nhân lực năm 2016
Nội dung Phƣờng loại 1 Phƣờng loại 2 Tổng
Quy định số CBCC (theo NĐ 92) ≤ 25 ≤ 23
Số phƣờng 7 6 13
Số CBCC tối đa của 13 phƣờng (theo NĐ 92) ≤ 175 ≤ 138 ≤ 313
Số CBCC đƣợc nghiên cứu (theo NĐ 92) ≤ 91 ≤ 75 ≤ 166
Số CBCC đƣợc nghiên cứu thực tế năm 2016 89 74 163
(Nguồn: Báo cáo của UBND quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng năm 2016)
Thực trạng qua số liệu ở Bảng 2.1, nguồn nhân lực hành chính công cấp phƣờng (đối tƣợng nghiên cứu) còn thiếu 3 ngƣờị
2.2.1.1. Về cơ cấu ngành nghề của nguồn nhân lực hành chính công
Hiện nay cơ cấu ngành nghề của nguồn nhân lực hành chính cấp phƣờng cơ bản đã theo đúng hƣớng của thành phố, các chức danh, vị trí của cán bộ, công chức cấp phƣờng đƣợc bố trí hầu hết đều có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành nghề. Tính đến cuối năm 2016, 13 phƣờng thuộc quận có 163 cán bộ, công chức (các chức danh là đối tƣợng nghiên cứu), trong đó còn 8 công chức có trình độ chuyên môn chƣa phù hợp với lĩnh vực đƣợc phân công nhƣ cán bộ Địa chính- nhà đất, cán bộ Tƣ pháp-hộ tịch, chiếm tỷ lệ 4,9%, xem số liệu trong Bảng 2.2. (Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã thì đối với cán bộ Địa chính-nhà đất và Tƣ pháp hộ tịch thì phải có trình độ chuyên môn đại học về đất đai, luật).
2.2.1.2. Về cơ cấu trình độ chuyên môn
Trong những năm gần đây nhờ làm tốt công tác đào tạo mà cơ cấu về cán bộ, công chức hành chính cấp phƣờng về trình độ chuyên môn đã có sự cải thiện đáng kể.
Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hành chính công thuộc các phường tại quận Hải Châu theo trình độ chuyên môn từ 2012-2016
Trình độ chuyên môn Năm 2012 2013 2014 2015 2016 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tổng cộng 137 100 138 100 147 100 154 100 163 100
Chƣa qua đào
tạo 19 13,87 32 23,19 16 10,88 14 9,09 5 3,07 Sơ cấp 5 3,65 1 0,72 2 1,36 2 1,30 3 1,84 Trung cấp 37 27,01 29 21,01 30 20,41 53 34,42 38 23,31 Cao đẳng 10 7,299 9 6,52 9 6,12 10 6,49 9 5,52 Đại học 66 48,18 66 47,83 90 61,22 75 48,70 108 66,26 Sau đại học 1 0,72
(Nguồn: Báo cáo của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng qua các năm)
Số liệu của Bảng 2.2 cho thấy sự chuyển biến của cơ cấu nguồn nhân lực khu vực hành chính công qua 5 năm. Tỷ lệ chƣa qua đào tạo, Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng giảm dần qua các năm, tỷ lệ trình độ Đại học sau 5 năm tăng gần gấp đôị Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ đạt đƣợc vẫn chƣa đƣợc coi là hợp lý (theo quy định của Chính phủ và của UBND thành phố Đà Nẵng thì yêu cầu đối với cán bộ, công chức đều phải có trình độ chuyên môn là đại học, riêng đối với chức danh cán bộ Văn phòng-Thống kê có thể chấp nhận trình độ trung cấp nhƣng đúng ngành nghề quy định của chức danh này). Nguyên nhân, là vẫn còn số lƣợng cán bộ, công chức phƣờng 3,07% chƣa qua đào tạo,
1,84% sơ cấp. Hơn nữa trong số nguồn nhân lực có trình độ đại học thì số đƣợc đào tại chính quy ít, chủ yếu là đào tạo không chính quỵ
2.2.1.3. Về cơ cấu giới tính, độ tuổi
- Về giới tính:
Sự biến động về cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp phƣờng ở quận Hải Châu có thể nói những năm qua có biến động nhiều (xem Bảng 2.3). Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi đội ngũ này đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hƣớng tiến bộ, tỷ lệ giới tính năm 2012 nam chiếm 45,40%, nữ chiếm 54,60%. Số liệu trong Bảng 2.3 chỉ thể hiện tỷ lệ cán bộ, công chức thuộc đối tƣợng nghiên cứu, nếu xét về tổng thể kể cả các chức danh khác nhƣ Trƣởng Công an, Phƣờng đội trƣởng…do đặc tính công việc nên các chức danh này đều là nam, do đó thực tế tỷ lệ cán bộ, công chức nam và nữ cân bằng.
Bảng 2.3. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hành chính công thuộc các phường tại quận Hải Châu theo giới tính
Giới tính Năm 2012 2013 2014 2015 2016 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tổng cộng 137 100 138 100 147 100 154 100 163 100 Nam 72 52,55 71 51,45 70 47,62 74 48,05 74 45,40 Nữ 65 47,45 67 48,55 77 52,38 80 51,95 89 54,60
(Nguồn: Báo cáo của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng qua các năm) - Về độ tuổi:
Số lƣợng cán bộ của các phƣờng thuộc quận Hải Châu năm 2012 là lƣợng lƣợng trẻ từ 31-45 chiếm 60,58%, qua các năm đang có xu hƣớng đi ngƣợc lại với yêu cầu trẻ hóa cán bộ, đến năm 2016 chỉ còn 53,37%, tỷ lệ cán bộ từ 46-60 tuổi năm 2012 là 13,14% thì năm 2016 lại tăng lên 26,99% (xem Bảng 2.4). Đây là xu hƣớng tất yếu vì đội ngũ cán bộ trẻ của các phƣờng năm
2012 tuổi tăng dần đến năm 2016, trong khi quy mô nhân sự không tăng nhiều, việc tuyển dụng cán bộ, công chức trẻ ít vì số lƣợng cán bộ, công chức của từng phƣờng đƣợc quy định bởi phân loại đơn vị hành chính (Theo Quyết định 6291/QĐ-UBND ngày 21/8/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng). Tuy nhiên, xét về tổng thể thì năm 2011 nguồn nhân lực cấp phƣờng vẫn là lực lƣợng trẻ và làm việc tốt, tỷ lệ tỷ lệ cán bộ dƣới 46 tuổi năm 2016 là 74,85%, số cán bộ, công chức từ 46 tuổi trở lên lại là những ngƣời làm việc tốt vì có nhiều kinh nghiệm.