Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 41 - 43)

8. Bố cục của đề tài

1.4.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Thực tiễn trong thời gian qua, Đà Nẵng đã có những chính sách hiệu quả cho phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phƣờng, xã phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình, cụ thể Đà Nẵng đã thực hiện rất nhiều giải pháp, chính sách nhƣ: duy trì thƣờng xuyên nhất là công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức phƣờng, xã; đặc biệt, tập trung đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dƣỡng kỹ năng theo chức danh và theo vị trí việc làm. Thành phố đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng nhƣ: kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản, lập hồ sơ công việc, tăng cƣờng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên

thông”… Thành phố cũng đã tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho những ngƣời hoạt động không chuyên trách phƣờng, xã.

Đến cuối năm 2016, 76% cán bộ, công chức phƣờng, xã ở thành phố Đà Nẵng có trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ trở lên, 75% có trình độ trung, cao cấp lý luận chính trị, 54% trung cấp hành chính và kiến thức quản lý Nhà nƣớc.

Không chỉ từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tại chỗ theo hƣớng chuẩn hóa, gắn với quy hoạch, thành phố Đà Nẵng còn ban hành nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ để bố trí công tác tại phƣờng, xã, góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Trong các năm qua, thành phố đã tiếp nhận 114 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy, công lập, bố trí về công tác tại UBND các phƣờng, xã. Trong số cán bộ này, hiện nay đã có 15 ngƣời đƣợc bổ nhiệm giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch UBND phƣờng, xã; 47 ngƣời đã đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ngoài ra, có 18 cán bộ chủ chốt phƣờng, xã đƣợc cử tham gia lớp bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ trẻ.

Đặc biệt, một trong mƣời sự kiện nổi bật nhất thành phố năm 2009 chính là Đề án “Tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thƣ Đảng ủy và Chủ tịch UBND phƣờng, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (Đề án 89) do Ban Tổ chức Thành ủy “chủ công”. Thực hiện thành công Đề án này, thành phố không chỉ xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi về chuyên môn mà còn vững vàng về bản lĩnh chính trị, phong cách làm việc chuyên nghiệp, thích ứng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hộị Đến nay, đã có 136 ngƣời tốt nghiệp đƣợc bố trí công tác tại các phƣờng, xã. Sau gần 2 năm công tác đã có 18 ngƣời đƣợc bầu, chỉ định, bổ nhiệm giữ các chức vụ chủ chốt phƣờng, xã.

Đến nay, Đà Nẵng có 95,8% cán bộ, công chức phƣờng, xã có trình độ chuyên môn đủ chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ và chỉ còn 6 cán bộ chủ chốt cơ sở chƣa đủ chuẩn. Có thể nói chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức phƣờng, xã của thành phố đã đƣợc tăng lên đáng kể, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ tại chính quyền cơ sở.

Tóm lại, từ các kinh nghiệm của một số địa phƣơng về đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực, nhìn chung các địa phƣơng đều chú ý tới chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, chính sách đãi ngộ, hỗ trợ, coi đó là nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu nhằm phát triển nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó các địa phƣơng còn tập trung vào các chính sách về dân số, y tế, quản lý nhà nƣớc về lao động,… tuy vậy tùy thuộc điều kiện của mỗi địa phƣơng nên có giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)