Hoàn thiện công tác quy hoạch nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 84 - 88)

8. Bố cục của đề tài

3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch nguồn nhân lực

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Muốn có “cán bộ tốt” thì phải xây dựng đƣợc nguồn cán bộ, sau đó sẽ đào tạo, bồi dƣỡng họ. Nguồn cán bộ tốt là tập hợp những ngƣời có đức, có tài, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Hệ thống các chủ trƣơng, bồi dƣỡng là để tạo nguồn cán bộ. Chính vì vậy, ngày từ khi ra đời, Đảng ta đã coi trọng công tác quy hoạch cán bộ.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc quản lý, chỉ đạo, điều hành nền kinh tế - xã hội ngày càng phức tạp nên đòi hỏi nguồn nhân lực hành chính phải đƣợc nâng cao chất lƣợng toàn diện hơn. Ngoài tiêu chuẩn về đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, nguồn nhân lực hành chính cần phải có năng lực hiểu biết bao quát các vấn đề kinh tế - xã hộị Để làm tốt công tác quy hoạch nguồn nhân lực hành chính đáp ứng yêu cầu hiện nay cũng nhƣ trong thời gian đến, Quận Hải Châu

cần phải thực hiện tốt những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực hành chính nhƣ sau:

Một là, làm tốt việc tạo nguồn để đƣa vào quy hoạch. Đây là khâu quan trọng hàng đầu quyết định tính hiệu quả của công tác quy hoạch nguồn nhân lực hành chính, nguồn càng dồi dào thì công tác quy hoạch càng thuận lợi và chất lƣợng quy hoạch càng caọ Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: “Cần chăm lo tạo nguồn cán bộ, công chức trong phong trào thực tiễn và ngay từ trong các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề”. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Cần có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, trọng dụng những ngƣời có đức, có tài”. Thông qua hoạt động thực tiễn, các đơn vị trên địa bàn quận có cơ sở để phát hiện, lựa chọn cán bộ, công chức dự bị cho các chức danh lãnh đạo, quản lý, trong đó cần tập trung vào hai nguồn chính sau:

- Thứ nhất là nguồn cán bộ, công chức dự bị đủ tiêu chuẩn, đƣợc đào tạo cơ bản, đã qua rèn luyện thử thách, bao gồm những cán bộ, công chức đang công tác ở các lĩnh vực khác nhau, đã có kinh nghiệm trong lãnh đạo quản lý, có thành tích xuất sắc, có trình độ và năng lực thực tiễn đổi mớị

- Thứ hai là nguồn đảm bảo yêu cầu chuyển tiếp vững chắc giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong từng thời kỳ có tính chất chiến lƣợc, tạo nguồn quy hoạch lâu dài, bao gồm công nhân, công dân, trí thức có triển vọng, có thành tích trong lao động và công tác. Quy hoạch phải đảm bảo tính liên tục, đƣợc bổ sung hàng năm, có hiệu lực pháp lý và tính khả thi trên cơ sở kết hợp tốt giữa phát hiện, giới thiệu trong nội bộ cơ quan, đơn vị với bên ngoài, ở các cơ quan, đơn vị khác.

Hai là, đổi mới quy trình và phƣơng pháp làm quy hoạch. Ngoài quy trình “quy hoạch” thông thƣờng đang áp dụng, việc phát hiện và bồi dƣỡng cái mới, cái độc đáo cũng rất cần thiết, nhằm tạo nên những nhân tố mới, có

tính đột phá trong công tác hết sức đặc biệt nàỵ Điều kiện mới đòi hỏi sử dụng cán bộ theo cách mới, nhằm khuyến khích cái “Tôi” của cán bộ, công chức chứ không chỉ nhìn vào những phẩm chất quen thuộc và phổ biến mà hầu nhƣ cán bộ, công chức nào đƣợc “quy hoạch” và bổ nhiệm đều thuộc lòng. Trong nhóm giải pháp thứ hai - giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng, đƣợc thông qua tại Hội nghị lần thứ tƣ khóa XI, có đề cập việc cho thôi giữ chức vụ đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác. Giải pháp này cũng có thể áp dụng cho trƣờng hợp ngƣợc lại: bổ nhiệm cán bộ, nhất là cán bộ trẻ vƣợt khung, “Ngoài quy hoạch” nếu cán bộ đó có những đóng góp xuất sắc trong lãnh đạo, quản lý tại địa phƣơng, tạo nên hiệu ứng xã hội tích cực.

Một trong những hạn chế của công tác quy hoạch cán bộ, công chức hiện nay là do chƣa xây dựng đƣợc một quy trình và phƣơng pháp quy hoạch thật sự khoa học, sát với thực tiễn vận động của tình hình mới, vì vậy cần sớm ban hành quy trình thống nhất trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức. Trong điều kiện quận Hải Châu hiện nay, quy trình quy hoạch cán bộ, công chức cần đảm bảo các bƣớc cơ bản sau:

- Nghiên cứu tổng thể nguồn nhân lực hành chính ở các phƣờng trên cơ sở rà soát, đánh giá đúng tiềm năng cán bộ, công chức để đƣa vào quy hoạch.

- Xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ ở từng lĩnh vực công tác, yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài của cán bộ, công chức cho từng lĩnh vực, đề ra phƣơng hƣớng cấu tạo cấp ủy, các chức danh lãnh đạo, quản lý cho nhiệm kỳ tớị

- Ban Thƣờng vụ cấp ủy các cấp cần cho ý kiến dự kiến sơ bộ về đề án quy hoạch, cơ quan tham mƣu về công tác cán bộ của cấp ủy các cấp tổng hợp ý kiến xây dựng đề án quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và luân chuyển cán bộ, công chức theo quy hoạch.

Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế từng đơn vị cần có sự vận dụng cụ thể cho sát hợp trên cơ sở bao quát đƣợc cả lớp nguồn đƣơng nhiệm, lớp nguồn kế cận và lớp nguồn dự bị. Quy trình, phƣơng pháp quy hoạch cán bộ, công chức cần phải liên tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện, đổi mới theo hƣớng giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc vì việc mà quy hoạch ngƣời đồng thời phải luôn quán triệt, thể hiện đƣợc tính dân chủ, công khai hóa, tạo cơ chế bình đẳng cho cán bộ, công chức có điều kiện rèn luyện, trƣởng thành, nâng cao chất lƣợng phấn đầu của cán bộ, công chức trong diện quy hoạch; tránh tình trạng quy hoạch, đào tạo nhƣng lại không bổ nhiệm, trọng dụng đúng vị trí và năng lực của cán bộ.

Ba là, thực hiện đúng phƣơng châm "động", "mở" trong quy hoạch cán bộ, công chức, đảm bảo cho công tác quy hoạch không hạn chế số ngƣời định sẵn, có nhiều nguồn để lựa chọn, không khép kín trong từng địa phƣơng, cơ quan, đơn vị. Một chức danh cần quy hoạch nhiều ngƣời (tốt nhất là từ 3 đến 5 ngƣời); một ngƣời có thể đƣợc dự trù vào 2-3 chức danh. Hằng năm, cấp ủy cần rà soát, bổ sung quy hoạch, trong đó bảo đảm sự liên thông quy hoạch của khóa trƣớc với khóa sau; không bó gọn nguồn quy hoạch trong một địa phƣơng, một ngành, một cơ quan, đơn vị... Cần có nhiều loại quy hoạch cán bộ, công chức; không nên chỉ có một loại quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Một số cán bộ, công chức có tài năng nhƣng không muốn hoặc không có sở trƣờng làm lãnh đạo, quản lý thì cần quy hoạch, bồi dƣỡng họ trở thành các chuyên gia giỏị Cần khắc phục quan điểm máy móc, giản đơn và chủ nghĩa cơ cấu trong dự trù, bố trí sử dụng cán bộ, công chức.

Bốn là, chất lƣợng, hiệu quả của công tác quy hoạch cán bộ, công chức phụ thuộc vào việc thực hiện một cách đồng bộ các khâu của công tác cán bộ.

sự gắn kết, tác động lẫn nhau; do vậy, muốn thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, trƣớc hết phải đánh giá đúng cán bộ, đồng thời phải thực hiện đồng bộ các khâu luân chuyển, đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, khen thƣởng, kỷ luật, miễn nhiệm, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ...

Năm là, nghiêm túc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp quận và phƣờng trong những năm đến. Tạo bƣớc đột phá trong quy hoạch cán bộ theo hƣớng trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhằm xây dựng quận Hải Châu thành trung tâm đô thị, văn minh - hiện đại của thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)