Nghĩa của phát triển nguồn nhân lực hành chính công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 29)

8. Bố cục của đề tài

1.1.4. nghĩa của phát triển nguồn nhân lực hành chính công

Phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn đối với các cơ quan, đơn vị hành chính. Nó là động lực, là chìa khóa mang lại lợi ích cho cả tổ chức và ngƣời lao động. Vì thế, việc tổ chức đào tạo một cách có khoa học trong các đơn vị hành chính làm cho yếu tố con ngƣời, yếu tố then chốt trong lĩnh vực hành chính công đƣợc cải thiện, nâng cao về mọi mặt và các tổ chức, công dân đến liên hệ dịch vụ hành chính công đều hài lòng và cảm thấy thoải mái, dễ chịụ

Phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lƣợc tổ chức. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng trực tiếp ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng, khả năng sáng tạo và đổi mới của ngƣời lao động trong

các tổ chức. Có thể, nêu ra đây vài ý nghĩa về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhƣ sau:

1.1.4.1. Đối với các tổ chức

- Việc phát triển nguồn nhân lực hiệu quả sẽ nâng cao tay nghề, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác này còn làm cải thiện đƣợc mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới, xóa bỏ đƣợc sự thiếu hiểu biết, sự tranh chấp, sự ngăn chặn sự căng thẳng mâu thuẫn tạo ra bầu không khí đoàn kết thân ái trong môi trƣờng làm việc để cùng phấn đấu phát triển.

- Trình độ giữa những ngƣời lao động trong một bộ phận và trong toàn tổ chức tƣơng thích làm cơ sở cho sự gia tăng năng suất lao động chung, năng suất lao động nhóm.

- Do trình độ cao, ngƣời lao động hiểu rõ công việc hơn, thành thạo kỹ năng hơn, sẽ giảm thiểu việc kiểm tra, kiểm soát.

- Tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động công vụ.

- Tạo ra một lực lƣợng lao động lành nghề, linh hoạt và có khả năng thích nghi với những sự thay đổi trong hoạt động của tổ chức.

1.1.4.2. Đối với người lao động

- Nâng cao kiến thức và tay nghề giúp họ tự tin hơn, làm việc có hiệu quả hơn. Phát huy khả năng của từng ngƣời đối với việc đáp ứng sự thay đổi của môi trƣờng.

- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời lao động về phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong tƣơng laị

- Tạo sự gắn bó giữa ngƣời lao động và tổ chức.

- Tạo sự thích ứng giữa ngƣời lao động với công việc hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng laị

- Tạo cho ngƣời lao động có cách nhìn, cách tƣ duy mới trong công việc của họ.

- Có thái độ tích cực và có động lực làm việc, có cơ hội thăng tiến.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)