Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 73 - 75)

8. Bố cục của đề tài

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phƣờng của quận Hải Châu thời gian qua vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, chƣa trở thành động lực cho sự phát triển, còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế sau:

- Quy mô nguồn nhân lực hành chính cấp phƣờng của quận Hải Châu chƣa tƣơng xứng với phát triển kinh tế - xã hội, trình độ không đồng đều, còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếụ Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức có trình độ thấp, năng lực yếu hoặc tinh thần trách nhiệm chƣa caọ Không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, hệ thống. Một số cán bộ, công

chức chuyển biến tƣ duy còn chậm, chủ quan, làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, không chịu khó học tập nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm dẫn đến bất cập trong xử lý công việc, nhất là những tình huống mới phát sinh từ thực tiễn.

- Công tác quy hoạch cán bộ tuy đã có quy trình, kế hoạch cụ thể nhƣng một số tổ chức cơ sở đảng triển khai thiếu cụ thể, còn khép kín, cục bộ địa phƣơng. Có nơi, việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hằng năm chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, nề nếp. Một số cấp ủy trực thuộc chƣa duy trì tốt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, bổ sung quy hoạch cán bộ hằng năm nên thƣờng bị động, chậm thay thế, bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có sự biến động, luân chuyển cán bộ, làm hạn chế vai trò hạt nhân thúc đẩy đơn vị phát triển. Tình trạng cán bộ trong diện quy hoạch (đã đƣợc cấp trên phê duyệt) nhƣng chậm cất nhắc, đề bạt hoặc khi có sự thay đổi cán bộ nhƣng không đƣợc bố trí theo nhƣ quy hoạch đã nảy sinh tâm lý chán nản, thiếu an tâm công tác. Mặt khác, cơ chế chính sách và quy định khung biên chế ảnh hƣởng đến tâm lý cán bộ khi luân chuyển.

- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức chƣa mang tính đồng bộ, chƣa thực sự gắn với cơ cấu phát triển kinh tế của quận. Chƣa chú trọng đúng mức đến đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ trên đại học không có.

- Trong đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức ở một số phƣờng vẫn còn tình trạng nể nang, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chƣa đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, khả năng quản lý, chỉ đạo, điều hành. Một số ít hiện tƣợng thành kiến với cán bộ, công chức, không tạo điều kiện để cán bộ, công chức đƣợc thể hiện khả năng, bố trí cán bộ, công chức không hợp lý

- Các chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần, thu hút ngƣời tài, hỗ trợ nguồn nhân lực học tập nâng cao trình độ tuy đã có song chế độ còn thấp.

Cơ sở vật chất vẫn chƣa đáp ứng với nhu cầu phát triển dẫn đến chƣa động viên khuyến khích đƣợc nguồn nhân lực phấn đấu phát huy hết khả năng trong thực hiện chức trách nhiệm vụ đƣợc giaọ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)