Mức tăng trƣởng thu nhập cho vay HKD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 27 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Mức tăng trƣởng thu nhập cho vay HKD

Thu nhập từ hoạt động cho vay là tổng số tiền lãi và các khoản phí từ hoạt động cho vay HKD của ngân hàng chƣa tính trừ chi phí.

Mức tăng trƣởng thu nhập từ cho vay HKD là mức tăng của thu nhập cho vay HKD qua thời gian. Chỉ tiêu này có thể tính bằng số tuyệt đối thể hiện thành mức tăng của tổng thu nhập của kỳ so sánh so với kỳ gốc hoặc số tƣơng đối dƣới dạng tốc độ tăng của thu nhập cho vay HKD.

1.3.5. Kết quả kiểm soát rủi ro rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lƣợng của quá trình phát triển cho vay HKD, thể hiện ở chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay HKD trên tổng dƣ nợ bình quân cho vay HKD.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo thông tƣ 02/2013/TT – NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về phân loại, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các khoản nợ, bao gồm

tài sản có phân loại nợ, các khoản nợ của ngân hàng đƣợc chia thành 5 nhóm nhƣ sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn). - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

- Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Sau khi tiến hành phân loại nợ, ngân hàng cần trích lập dự phòng cụ thể với tỷ lệ nhƣ sau: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100% Mức trích lập dự phòng cụ thể: Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng. Ri: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i, với công thức:

Với:

Ai: Số dƣ nợ gốc thứ i.

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.

Trƣờng hợp Ai > Ci: Ri = 0.

Ngoài ra, ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung với dƣ nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 với tỷ lệ 0,75%

Đối với các mục tiêu kiểm soát, ta sử dụng các chỉ tiêu đánh giá rủi ro cho vay, trong đó chủ yếu là chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ.

Mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng đƣợc đánh giá qua các tiêu chí chủ yếu: - Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 -5/tổng dƣ nợ

- Sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ phân theo mức độ rủi ro - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ

- Tỷ lệ trích lập dự phòng - Tỷ lệ xóa nợ ròng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 27 - 29)