6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.8. Các giải pháp bổ trợ
a) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Con ngƣời là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của mọi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào yếu tố năng lực và hiệu suất của những ngƣơì lao động. Mọi tổ chức muốn đạt đƣợc mục đích đều phải dựa trên việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình và các Ngân hàng cũng không phải là trƣờng hợp ngoại lệ.
Nhƣng vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng năng suất hay tăng hiệu suất làm việc của ngƣời lao động?
Thực tế trên cả phƣơng diện lý thuyết và thực hành đều chỉ ra rằng: Ngoài các yếu tố về phƣơng tiện, công cụ lao động thì hiệu suất làm việc của ngƣời lao động trong mỗi Ngân hàng cao hay thấp chủ yếu đƣợc quyết định bởi năng lực quản trị nhân lực, bởi năng lực sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của Ngân hàng. Thực chất đó là quá trình khai thác và sử dụng có hiệu quả lực lƣợng lao động, thúc đẩy tăng năng xuất lao động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của Ngân hàng, cũng có thể hiểu đó là quá trình tạo lập môi trƣờng lao động và thực hiện các biện pháp tác động đến ngƣời lao động nhầm phát huy đựoc năng lực, tăng sự tự giác, cố gắng và sáng tạo tong thực hiện nhiệm vụ, nhằm tạo ra những tố chất lao động mới, để mọi cá nhân ngƣời lao động có thể đóng góp nhiều nhất sức lực và trí tuệ cho việc thực hiện các mục tiêu của Ngân hàng.
Ngân hàng cần phải thực hiện một cách khoa học việc đào tạo, xắp xếp, sử dụng hợp lý lực lƣợng lao động nói chung và CBTD nói riêng. Xác định chính xác nhu cầu từng loại nhân lực sử dụng tiết kiệm nguồn nhân lực trong quá trình kinh doanh, tránh xảy ra hiện tƣợng thừa, thiếu lao động. đó là bí quyết nâng cao năng xuất lao động của Ngân hàng.
Xây dựng những tố chất lao động mới của ngƣời CBTD, để đảm bảo cho Ngân hàng và hoạt động kinh doanh phát triển không ngừng và liên tục. Để làm đựơc điều này phải thông qua đào tạo, bồi dƣỡng, động viên khuyến khích ngƣời lao động. Làm tốt điều này nhà quản trị Ngân hàng sẽ tạo cơ hội để phát triển chính bản thân ngƣời lao động, bởi thông qua đó góp phần nâng cao khả năng nhận thức, trình độ tƣ duy lý luận, năng lực tiếp thu những kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động từ đó góp phần nâng cao năng xuất và hiệu suất công tác với ngƣời lao động.
Thúc đẩy phát huy sự cố gắng, sáng tạo của cá nhân, củng cố và nâng cao sức mạnh của tập thể.
Sử dụng CBTD phải đúng ngƣời đúng việc đồng thời quan tâm đến cả lợi ích vật chất và yếu tố tinh thần của ngƣời lao động, đảm bảo sự công bằng, biết kết hợp hài hào mục tiêu giữa Ngân hàng với mục tiêu và lợi ích của ngƣời lao động.
Thực tế tại địa bàn nông nghiệp nông thôn. cán bộ làm công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của ngƣời dân còn hận chế. Nhiều khi nhận đựoc khoản vay mà họ không biết phải sử dụng thế nào là hiệu quả nhất vì thế đòi hỏi CBTD phải có sự am hiểu cần thiết, trau dồi kiến thức khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tƣ vấn, gợi ý và hƣớng dẫn họ sản xuất, nếu làm đựoc điều này thì hiệu quả đồng vốn sẽ là rất cao, chất lƣợng tín dụng sẽ có hiệu quả. Từ đó làm cho họ tin yêu và gắn bó hơn với Ngân hàng .Vì thế, CBTD ngoài việc tinh thông nghiệp vụ cũng cần phải
không ngừng tìm tòi sáng tạo. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để CBTD không ngừng đựoc đào tạo và tiếp thu những trình độ mới.
Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động giao lƣu trao đổi nghiệp vụ … để nâng cao trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp….
Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng tại các trƣờng đại học hoặc theo các lớp ngắn ngày do NHNo Việt Nam tổ chức để nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức thị trƣờng. Thƣờng xuyên tập huấn nghiệp vụ tại NHNo tỉnh hoặc NHNo huyện để cán bộ nâng cao trình độ xây dựng và thẩm định dự án, hƣớng dẫn hộ vay xây dựng phƣơng án dự án vay vốn.
Trang bị thêm máy vi tính, đào tạo nghiệp vụ vi tính để cán bộ quản lý hồ sơ vay vốn, làm các báo cáo theo quy định của NHNo Việt Nam, hàng ngày theo dõi nợ đến hạn, quá hạn, hàng tháng sao kê khế ƣớc vay vốn nhanh chóng để thuận tiện trong việc quản lý tín dụng. Để tạo điều kiện thu hút đƣợc khách hàng đòi hỏi NHNo phải đƣợc trang bị máy vi tính, nối mạng cục bộ đến mạng quốc gia, đổi mới công nghệ Ngân hàng hoà nhập với công nghệ các Ngân hàng khu vực và thế giới.
Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp, phân công lại nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế. Chỉ nên thay đổi cán bộ tín dụng khi có những vấn đề ảnh hƣởng không tốt đến quyền lợi của ngành. Vì trong các thông tin về khách hàng có những thông tin không đƣợc lƣu giữ bằng văn bản hay mọi phƣơng tiện lƣu tin nào khác trong đó những thông tin " mắt thấy, tai nghe " từ thực tế cơ sở kinh doanh của khách hàng đóng vai trò quan trọng, những thông tin đƣợc hình thành bằng " linh cảm" và cả trực giác của cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp
xúc, quan hệ với khách hàng. Khi bàn giao giữa cán bộ tín dụng, những thông tin trên có thể bị lãng phí.
Việc chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng vẫn đảm bảo đƣợc khả năng đa dạng hoá đầu tƣ của ngân hàng để tránh rủi ro, khắc phục mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất lƣợng và độ tin cậy của các thông tin tín dụng tạo cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời giảm chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay.
Nâng cao năng lực thẩm định của các cán bộ nhân viên là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp rút ngắn đƣợc thời gian thẩm định, kiểm tra từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân rất nhiều. Thời gian càng ngắn khách hàng càng cảm thấy hài lòng về dịch vụ vì đƣợc đáp ứng kịp thời nhu cầu, và tăng độ tin tƣởng vào trình độ chuyên môn của nhân viên kéo theo tin vào khả năng hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh cũng nhƣ của Agribank. Để làm đƣợc điều này, Chi nhánh này cần quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm việc này thông qua liên kết đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nhƣ đào tạo cho CBTD về kỹ năng và nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định các công tác dự án đầu tƣ, phƣơng án kinh doanh của khách hàng là hộ gia đình; đào tạo kỹ năng chuyên ngành để có cơ sở thẩm định kỹ thật về quản trị kinh doanh. Từ đó giúp cho CBTD có khả năng nhận định và phân tích các yếu tố về thị trƣờng và các yếu tố khác giúp cho công tác thẩm định đƣợc chặt chẽ, chất lƣợng để khi cho vay đối với khách hàng hạn chế đƣợc rủi ro.
b) Giải pháp nâng cấp mạng lưới các phòng giao dịch
Địa hình của Krông Năng là địa hình cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lƣợn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai,
khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành sản xuất kinh doanh. Hệ thống giao thông nông thôn đã định hình và phát triển, đảm bảo lƣu thông hàng hoá tốt cả 2 mùa, hệ thống mạng lƣới điện Quốc gia đã đến đƣợc hầu hết các xã trên địa bàn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc xây dựng và ngày càng phát huy hiệu quả. Những điều kiện trên là cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với cơ cấu phát triển một nền kinh tế hàng hoá bao gồm nông lâm nghiệp, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng bền vững.
Hệ thống mạng lƣới của Ngân Hàng No&PTNT Krông Năng – Buôn Hồ hiện gồm một chi nhánh và 2 PGD đóng trên địa bàn là trung tâm huyện Krông Năng và 2 xã Ea Tân, Phú Xuân. Đây là những nơi đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về đất đai, thổ nhƣỡng, khí hậu nằm ở những khu vực có tiềm năng phát triển nhất của huyện Krông Năng do ngƣời nông dân ở đây có truyền thống cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động nên năng suất cây công nghiệp cao, vì vậy mà các khoản vay của chi nhánh cũng vì thế mà chịu ít rủi ro. Do có đƣợc thu nhập cao từ cây công nghiệp, kinh tế của các hộ gia đình ngày càng tích lũy. Địa bàn hứa hẹn là thị trƣờng tiềm năng cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng nhƣ những nơi lân cận chiếm lĩnh và phát triển. Chi nhánh ngày càng phải hoạt động trong một môi trƣờng ngày càng trở nên gay gắt bởi các TCTD mới đƣợc thành lập.
Để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát huy thế mạnh về mạng lƣới hoạt động của chi nhánh trên địa bàn huyện Krông Năng. Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Kông Năng – Buôn Hồ cần phải tiến hành rà soát, quy hoạch lại mạng lƣới hoạt động hiện có để sắp xếp bố trí lại cho phù hợp. Đầu tƣ mạnh trụ sở và nâng cấp các điểm giao dịch trực thuộc hiện có, một mặt quảng bá đƣợc thƣơng
hiện, hình ảnh của mình. Một mặt đáp ứng các nhu cầu tiện ích của khách hàng một cách chu đáo bài bản.
Lộ trình cụ thể đƣợc xác định nhƣ sau :
+ Năm 2014 đến 2016 không mở thêm điểm giao dịch, tập trung nguồn lực tài chính đầu tƣ xây mới chi nhánh Krông Năng thành toàn nhà khang trang hơn. Đề án này đã đƣợc cấp trên phê duyệt.
+ Năm 2016 đến 2017 nâng cấp diện mạo của 2 phòng giao dịch, bổ sung nhân sự.
c) Khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học mới vào hoạt động tín dụng đối với HKD
Trong những năm qua NHNo&PTNT VN đã triển khai rộng rãi từ cấp TW đến các chi nhánh và phòng giao dịch trong toàn hệ thống về hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cũng nhƣ việc trang thiết bị về công nghệ đƣợc tiên tiến. Các chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng cần nâng cấp hệ thống máy tính và đƣờng truyền tốc độ cao để phục vụ cho hoạt động Ngân hàng đƣợc nhanh nhạy nhƣ các nghiệp vụ truyền thống: Kế toán, tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn là cơ sở để xây dựng mô hình giao dịch một cửa đƣợc chặt chẻ. Đồng thời tạo điều kiện và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử theo hƣớng xử lý giao dịch tự động.
Cần xây dựng đƣợc hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin (hệ thống mạng diện rộng, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung) cho phép xử lý giao dịch online trên toàn hệ thống đối với các dịch vụ nhận tiền gửi cho vay, thanh toán, chuyển khoản,...
Xây dựng phƣơng án phát triển và ứng dụng công nghệ khoa học trên cơ sở xác định mục tiêu hoạt động, chiến lƣợc kinh doanh, xác định khách
hàng là mục tiêu, khách hàng tiềm năng để từ đó có sự ứng dụng công nghệ tƣơng ứng phù hợp tạo điều kiện khai thác hiệu quả tính năng của công nghệ hiện đại.
d) Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro cho vay hộ kinh doanh
- Lựa chọn những cán bộ có đạo đức, có trình độ để bố trí làm công việc cho vay. Do trong quá trình thu thập thông tin để thẩm định cho vay, cán bộ phải trung thực để phản ảnh đầy đủ vào báo cáo cáo thẩm định, nếu không phản ánh trung thực làm cho quyết định cho vay không chính xác dẫn đến rủi ro trong cho vay. Ngoài ra, cán bộ làm công tác cho vay cần có trình độ để công tác thẩm định cho vay đƣợc nâng cao nhằm hạn chế rủi ro.
- Xây dựng cơ chế, quy chế nghiệp vụ hoạt động kinh doanh đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện một cách nghiêm túc các quy trình kiểm tra nghiệp vụ, phát hiện kịp thời những sai sót có khả năng dẫn đến rủi ro và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Hàng quý, tổ chức kiểm tra chéo giữa các CBTD về hồ sơ vay và lãnh đạo kiểm tra ngẫu nhiên các hồ sơ vay đã đƣợc CBTD kiểm tra chéo trên cơ sở đó có nhận định về chất lƣợng kiểm tra.