Tìm kiếm và chọn lựa khách hàng là HKD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 88 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Tìm kiếm và chọn lựa khách hàng là HKD

Khi phát triển quy mô cho vay Hộ gia đình cá nhân kinh doanh vấn đề thu thập thông tin của khách hàng gặp nhiều khó khăn, mất thời gian, phần lớn nhờ vào quan hệ của CBTD để thu thập thông tin. Tài sản bảo đảm tiền vay của đối tƣợng này thƣờng là nhà ở và đất, nhƣng có một bộ phận không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sơ hữu do thủ tục cấp các Giấy chứng nhận trên còn rƣờm rà, chi phí lớn, nên khách hàng có nhu cầu vay

không có tài sản thế chấp để vay vốn và tìm các nguồn vốn vay “nóng” ngoài thị trƣờng. Thƣờng các Hộ gia đình cá nhân kinh doanh sử dụng tiền mặt để thanh toán trong kinh doanh, nên việc kiểm soát vốn vay gặp nhiều khó khăn.

Để chủ động tìm kiếm các hộ kinh doanh tốt, có dự án kinh doanh khả thi, hiệu quả, chi nhánh cần quan hệ với Chính quyền cơ sở, nhƣ Thôn Trƣởng, Chi bộ thôn, Chi hội phụ nữ , để giới thiệu các Hộ kinh doanh trên địa bàn có nhu cầu vay để kinh doanh cho ngân hàng. Những hộ này đã đƣợc sàng lọc trƣớc và đã hội đủ điều kiện do ngân hàng quy định nhƣ : Có uy tín trong quan hệ cộng đồng, kinh doanh những năm qua đƣợc đánh giá thuận lợi, có lƣợng khách mua bán đông, ổn định, có tài sản đảm bảo để vay vốn....trên cơ sở đó Ngân hàng tiếp tục thẩm định và xen xét cho vay.

Mở rộng đối tƣợng khách hàng là các hộ tiểu thƣơng, hộ kinh doanh tại các chợ lân cận có tình hình kinh doanh ổn định, hiệu quả. Đối với khách hàng này, Chi nhánh có thể thông qua Ban quản lý chợ lập danh sách những ngƣời có nhu cầu vay vốn. Sau đó, tiến hành xem xét tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ để quyết định việc cho vay.

Những Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh dọc các đƣờng chính của huyện Krông Năng, chi nhánh thƣờng xuyên tiếp cận thông qua phát tờ rơi để giới thiệu các hoạt động cấp tín dụng của mình, cũng nhƣ hoạt động huy động vốn và các dịch vụ ngân hàng nhƣ chuyển tiền, thanh toán thẻ...để khách hàng kinh doanh biết.

Hàng tháng, cử cán bộ đến các Ban quan lý chợ, phòng kế hoạch huyện Krông Năng xin danh sách các hộ kinh doanh mới đƣợc cấp giấy phép để tiếp cận mở tài khoản tiền gửi thanh toán và giới thiệu các nghiệp vụ về tín dụng và dịch vụ của Chi nhánh .

Thực hiện tìm kiếm và gia tăng khách hàng mới song song với việc giữ chân khách hàng cũ vì qua các khách hàng cũ này Ngân hàng cũng có thể tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai.

Giao chỉ tiêu mở rộng dƣ nợ đối với CBTD gắn với chi lƣơng hàng tháng, tạo động lực thúc đẩy để tăng dƣ nợ.

Ngoài các giải pháp trên, Chi nhánh cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay nhƣ quy định các mẫu biểu, các loại giấy tờ cần thiết; thời gian quyết định cho vay thực hiện nhanh chóng; áp dụng các chính sách lãi suất, phí dịch vụ có tính cạnh tranh nhƣ xây dựng chính sách giá linh hoạt, chú ý phân biệt tới từng nhóm khách hàng trong đó ƣu tiên nhóm khách hàng lớn, khách hàng truyền thống và cả những nhóm khách hàng mới cần thu hút. Có thể chấp nhận không thu phí hoặc thu phí thấp các dịch vụ hỗ trợ để thu hút thêm các giao dịch lớn có khả năng đƣa lại tổng lợi nhuận cao hơn.

Chi nhánh cần tuân thủ đúng các quy định tín dụng hiện hành của NHNN, NH No&PTNT Việt Nam. Không vì đặt mục tiêu cạnh tranh khách hàng mà có thể bất chấp hoặc xem nhẹ quy định mang tính nguyên tắc của quy trình nghiệp vụ tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay. Đảm bảo phát triển cho vay an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 88 - 90)