Quy trình, thủ tục thực hiện cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.6. Quy trình, thủ tục thực hiện cho vay

Quy trình thực tế cho vay kinh doanh hiện nay của chi nhánh đang áp dụng là quy trình giao dịch một cửa nhƣ sau:

Hình 2.11. Quy trình cho vay hiện tại

Quy trình cho vay đƣợc bắt đầu từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn và kết thúc khi khách hàng trả hết nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng. Đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau đây.

Bƣớc 1. CBTD đƣợc phân công tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

- Đối với khách hàng quan hệ lần đầu: CBTD hƣớng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay vốn.

Cán bộ tín dụng Khách hàng

vay vốn

Kiểm tra hồ sơ vay vốn, các điều kiện vay vốn

Thẩm định phương án vay vốn

Lãnh đạo phê duyệt

Khách hàng Tái thẩm định (lãnh đạo phòng tín dụng) Vượt mức phán quyết Đồng ý Giải ngân, thu nợ, kiểm tra Ngân hàng cấp trên Vượt mức phán quyết Đồng ý

- Đối với khách hàng đã quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ vay. Khách hàng đủ hoặc chƣa đủ điều kiện hồ sơ vay vốn, CBTD phải thông báo lại cho lãnh đạo và thông báo cho khách hàng.

Bƣớc 2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý: CBTD kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ liên quan do khách hàng cung cấp.

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Ngoài ra, còn phải kiểm tra sự phù hợp với ngành nghề kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng vay hay không và phù hợp với phƣơng án, dự án đầu tƣ hay không.

- Kiểm tra xem mục đích sử dụng vốn vay của phƣơng án, dự án dự kiến đầu tƣ có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không.

- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn. Đối chiếu nhu cầu vay vốn với danh mục những hàng hóa cấm lƣu thông, dịch vụ cấm thực hiện theo quy định của chính phủ.

- Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

Bƣớc 3. Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phƣơng án vay vốn.

- Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại gia đình, tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thu thập thêm thông tin….

Bƣớc 4. Kiểm tra xác minh thông tin

Bƣớc 5. Phân tích thẩm định các điểu kiện vày vốn liên quan - Phân tích thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng

- Phân tích thẩm định dự án, phƣơng án

- Phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo

Bƣớc 6. Lập báo cáo thẩm định cho vay

- Tổng hợp nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định cho vay.

- Nếu khoản vay vƣợt mức phán quyết thì chuyển lên ngân hàng cấp trên. Mức phán quyết đƣợc quy định cho từng thời kỳ nhất định.

Bƣớc 7. Xác định phƣơng thức và nhu cầu cho vay

Bƣớc 8. Xem xét khả năng nguồn vốn và điều khoản thanh toán của chi nhánh

Bƣớc 9. Ký kết hợp đồng tín dụng / hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.

Bƣớc 10. Giải ngân cho vay .

Bƣớc 11. Kiểm tra giám sát khoản vay.

Bƣớc 12. Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh.

Bƣớc 13. Thanh lý hợp đồng tín dụng

Bƣớc 14. Giải tỏa tài sản đảm bảo món vay.

Quy trình tín dụng có những điểm chƣa hợp lý sau:

Theo chƣơng trình giao dịch một cửa ngân hàng đã triển khai, CBTD thực hiện toàn bộ các khâu trong cho vay, thu nợ, lƣu trữ hồ sơ vay vốn và khách hàng vay vốn chỉ gặp CBTD để giải quyết, CBTD thực hiện làm hồ sơ vay, đăng ký vào chƣơng trình giao dịch, giải ngân, thu nợ. Với nhiệm vụ đƣợc giao lớn nhƣ vậy, nên dễ xảy ra tiêu cực trong cho vay, thu hồi nợ gây rủi ro trong hoạt động cho vay.

Trong từng khâu của quy trình tín dụng, chƣa xây dựng đƣợc bƣớc công việc cụ thể. Do vậy, tính chuyên nghiệp trong giải quyết hồ sơ chƣa cao, nó phụ thuộc quá vào năng lực và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Việc giải quyết một khoản vay với thời gian nhanh hay chậm trong từng bƣớc công việc không kiểm soát đƣợc.

CBTD không có thời gian đi cơ sơ để nắm thông tin về khách hàng vay do mình quản lý, do phải mất thời gian ở tại văn phòng để thu hồi tiền trả nợ vay của khách hàng mình quản lý.

Ngoài ra, quy trình cho vay, thủ tục vay vốn vẫn còn hạn chế ở một số khâu chƣa đƣợc sự hài lòng của khách hàng chẳng hạn: một số mẫu hồ sơ, giấy tờ, chứng từ mẫu mã chƣa đƣợc đẹp, và giản tiện.

Về quy trình cho vay, thủ tục cho vay Chi nhánh cũng cần phải nghiên cứu và kiến nghị ngân hàng cấp trên thay đổi quy trình và thủ tục vay vốn để rút ngắn thời gian vay vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, những phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HKD TẠI NHNo& PTNT – CHI NHÁNH KRÔNG NĂNG – BUÔN HỒ

2.4.1. Kết quả đạt đƣợc

Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng, đặc biệt là CBTD chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình cho vay, CBTD tuân thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, chịu khó đi xuống cơ sở để kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Đội ngũ CBTD chính là nhân tố góp phần quan trọng vào việc hạn chế nợ quá hạn của Ngân hàng.

Mặc dù nguồn vốn huy động năm 2013 có giảm đi đôi chút so với năm 2012, nhƣng nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục ổn định và duy trì ở mức cao, có thể xem đây là một thế mạnh của Chi Nhánh. Trong thời gian tiếp theo chi nhánh vẫn cần phải chú trọng công tác tăng trƣởng vốn huy động. Với khả năng đó Chi Nhánh đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu vay của mọi khách hàng cá nhân, hộ gia đình, đặc biệt là đầu tƣ phát triển vào lĩnh vực hoạt động cho vay hộ kinh doanh vốn còn mới mẽ với chi nhánh.

Cho vay nhiều HKD góp phần cải thiện đời sống kinh tế của địa phƣơng. Ngân hàng chủ trƣơng cấp vốn kịp thời cho các hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ kinh doanh. Về các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng, dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh có chiều hƣớng tăng. Dƣ nợ cho vay đối với các hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao.

Thời gian xét duyệt thẩm định cho vay hộ kinh doanh đã rút ngắn xuống còn 2 - 5 ngày tùy theo giá trị và mục đích món vay. Việc rút ngắn thời gian nhƣ vậy giúp cho chi nhánh tăng đƣợc lợi thế cạnh tranh so với các Ngân Hàng khác, và khách hàng cảm thấy hài lòng hơn về các dịch vụ của Chi nhánh.

Chất lƣợng cho vay hộ kinh doanh của Chi Nhánh nhìn chung tốt do Ngân Hàng ban hành các thể lệ và điều kiện cho vay chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu Chi nhánh liên tục đƣợc kiểm soát ở tỷ lệ dƣới 1%, thấp nhất trong toàn hệ thống Agribank Buôn Hồ.

Bên cạnh đó Chi nhánh cũng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ, đồng thời tích cực thu nợ các khoản đã hạch toán ngoại bảng, tăng thêm nguồn thu cho ngân hàng.

Tóm lại tình hình hoạt động cho vay của Chi Nhánh nói chung và của ngành cho vay hộ kinh doanh nói riêng nhìn chung là có nhiều triển vọng phát

triển. Chi nhánh đang từng bƣớc gắn mình với sự phát triển của kinh tế hộ gia đình trên địa bàn. Thông qua hoạt động cho vay, có quan hệ mật thiết hơn với các hộ kinh doanh thƣờng xuyên có mối liên hệ với Ngân hàng, vừa gửi tiền lại vừa vay vốn của Ngân hàng. Trong thời kỳ mà nhu cầu kinh doanh của các hộ gia đình ngày càng tăng mạnh, nhu cầu vay vốn càng nhiều thì Chi Nhánh đã hoàn thành tƣơng đối tốt, thỏa mãn đƣợc nhu cầu khách hàng. Dù vậy do đây là sản phẩm còn mới nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải đƣợc giải quyết nhằm tiến tới một hoạt động cho vay hoàn hảo hơn, đem lại nhiều kết qủa tốt hơn cho Chi Nhánh.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay HKD thuộc diện nhỏ rất nhiều so với tổng dƣ nợ cho vay. Tốc độ tăng trƣởng khách hàng và dƣ nợ cho vay HKD tăng chậm hơn nhiều so với toàn chi nhánh, thậm chí còn giảm nhẹ.

Đối tƣợng cho vay HKD bị hạn chế ngành nghề. Chi nhánh chỉ tập trung vào các khách hàng vay thuộc lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Lĩnh vực kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, chế biến, vận tải, xây dựng và ngành khác vẫn chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng hỗ trợ nhiều. Mặc dù phƣơng châm hoạt động là đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng nhƣng lại không đáp ứng đƣợc hết.

Ngân hàng chủ yếu cho vay HKD với những kỳ hạn ngắn, các HKD chƣa có nhiều cơ hội để đƣợc tiếp cận với các khoản vay trung và dài hạn.

Nợ xấu đối với các khoản cho vay HKD tăng lên đột biến vào năm 2013, với con số 410 triệu đồng, chiếm tới 29,00% tổng nợ xấu của chi nhánh. Chất lƣợng tín dụng chƣa đồng đều giữa các nhóm khách hàng và nợ quá hạn có xu hƣớng rơi vào một số hộ kinh doanh.

Hoạt động Marketing của Chi Nhánh còn nhiều yếu kém và mang tính thụ động dẫn dến đối tƣợng vay không mở rộng nhiều. Khách hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống, lĩnh vực còn đơn điệu.

Lãi suất cho vay HKD là 11 %/ năm và bằng mức lãi suất tối đa mà Agribank quy định. Nhƣ vậy có thể nói chi nhánh có mức lãi suất không cạnh tranh so với các Ngân Hàng khác. Ngoài ra trong thời kì kinh tế khủng hoảng, đồng tiền mất giá hiện nay thì với mức lãi suất nhƣ vậy là cao và không thu hút đƣợc khách hàng.

b) Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan

Chi nhánh chỉ mới đƣa ra sản phẩm cho vay hộ kinh doanh từ năm 2009, nếu so với các sản phẩm cho vay truyền thống khác đƣợc triển khai từ khi thành lập chi nhánh nhƣ cho vay hộ sản xuất thì sản phẩm cho vay HKD là sản phẩm mới. Do đó chi nhánh vẫn chƣa ở trạng thái mạnh dạn, chƣa dám đầu tƣ nhiều cả về nhân lực, nguồn lực vào sản phẩm nhằm chú trọng phát triển mạnh mẽ sản phẩm này. Chi nhánh còn mang tâm lý ngại các khoản vay nhỏ có rủi ro cao, khi nhận thấy một vài rủi ro là chi nhánh không dám đƣa ra quyết định cho vay vì không thể dành nhiều thời gian và nguồn lực cho việc phân tích các rủi ro đó. Dẫn đến hoạt động cho vay HKD vẫn ở mức nhận thấy đảm bảo độ chắc chắn và đảm bảo chất lƣợng vay tuyệt đối mới quyết định cho vay. Điều này gây khó khăn cho việc tăng trƣởng số lƣợng khách hàng và dƣ nợ.

Số lƣợng cán bộ của phòng kế hoạch – kinh doanh quá ít, chỉ có 05 cán bộ tín dụng tại phòng kế hoạch – kinh doanh. Tức là ngoài công tác báo cáo tổng hợp hàng tháng, quý, huy động vốn, phát triển sản phẩm, dịch vụ… hiện nay mỗi cán bộ tín dụng phụ trách tới 60 tỷ đồng tiền dƣ nợ cho vay của khách hàng ( Do các món vay nhỏ nên số dƣ nợ này tƣơng ứng với hơn 500 khách hàng

trên một cán bộ tín dụng). Nhƣ vậy tạo nên sức nặng và khó khăn với nhân viên tín dụng. Dẫn đến hoạt động cho vay HKD của Chi Nhánh khó có thể phát triển thêm đối tƣợng cho vay và ngành nghề cho vay đƣợc. Chi nhánh chƣa đủ khả năng, năng lực để phát triển kinh doanh đa dạng và đáp ứng tất cả các nhu cầu khách hàng. Mặt khác số lƣợng nhân viên ít cũng ảnh hƣởng đến thời gian xử lý thủ tục cho khách hàng bị chậm lại.

Các cán bộ, công nhân viên trong chi nhánh thuộc lĩnh vực này chƣa nhiều kỹ năng do phần lớn đều là các nhân viên tốt nghiệp hệ cao đẳng, tại chức. Thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tế cho hoạt động cho vay này chƣa cao.

Ngân hàng chỉ cho vay đối với những hộ có quan hệ trƣớc, những ngƣời lần đầu tiên đến vay phải đợi một thời gian dài cho cán bộ tín dụng thẩm định mới đƣợc vay làm mất thời gian, công đi lại của ngƣời dân và hiệu quả của phƣơng án kinh doanh mà họ dự định tiến hành sẽ giảm đi, ngân hàng chƣa tập trung khai thác lƣợng khách hàng tiềm năng này. Quản lý Chi Nhánh cũng chƣa có các đề xuất hay dự án nhằm khuyến khích nhân viên chủ động tìm đến khách hàng giúp tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng và tăng thêm lƣợng khách hàng vay.

- Nguyên nhân khách quan

Do địa bàn kinh doanh rộng, khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, hộ kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp, ở vùng nông thôn cho vay vốn món nhỏ, trong khi đó hình thức vay trực tiếp là chủ yếu, nên đã có biểu hiện quá tải về công việc đối với CBTD.

Thủ tục cho vay còn rƣờm rà, mất nhiều thời gian cho khách hàng và cán bộ tín dụng. Bởi ngƣời nông dân có thu nhập đầu ngƣời chƣa cao, trình độ dân trí thấp, tâm lý rụt rè trong kinh doanh, khi tới ngân hàng vay vốn phải làm nhiều thủ tục rắc rối đôi khi khiến họ ngại trong giao dịch, vì thế họ thƣờng vay bên ngoài, tuy lãi suất cao nhƣng nhanh chóng đảm bảo đƣợc kế hoạch của họ và không làm nhiều giấy tờ. Điều này làm giảm hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tình hình kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện Krông Năng quy mô hoạt động nhỏ, trình độ quản lý kinh doanh yếu kém, chƣa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ trong lĩnh vực kinh doanh và thị trƣờng ,sử dụng vốn vay chƣa đƣợc tốt, hiệu quả kinh tế còn thấp, chứa đựng nhiều rủi ro, tỷ lệ thu hồi vốn thấp. Mặt khác Ngân Hàng sẽ khó thu hồi nếu hộ kinh doanh gặp rủi ro và lâm vào phá sản.

Sự cạnh tranh giữa các Ngân Hàng với nhau ngày càng gay gắt. Làm cho việc phát triển hoạt động cho vay HKD của Ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn. Và khó khăn hơn khi các Ngân Hàng khác đã hình thành sản phẩm này từ lâu và đang trên con đƣờng phát triển bền vững, ổn định, còn chi nhánh lại mới cho ra đời sản phẩm này và đang trên con đƣờng xây dựng, hoàn thiện.

Các thủ tục hành chính tại Việt Nam còn phức tạp, khó khăn nên ảnh hƣởng đến thời gian làm thủ tục, giấy tờ của Chi Nhánh. Nhƣ thẩm định, kiểm tra tài sản bảo đảm, chứng nhận,...Vì vậy dẫn đến thủ tục cho vay mất nhiều thời gian và công sức.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nhƣ vậy, trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chƣơng 1, sau khi xem xét kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013, chƣơng 2 của luận văn tập trung phân tích, đánh giá tình hình cho vay HKD tại chi nhánh.

Luận văn đã dựa trên các tiêu chí đánh giá tình hình cho vay HKD đã đề xuất ở chƣơng 1, dựa vào các dữ liệu thực tế để đánh giá những kết quả đạt đƣợc,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 75)