Nhân tố ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Nhân tố ngoài ngân hàng

Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng

Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn đƣợc ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lƣỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhƣng không ổn định.

Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hƣởng tới cho vay hộ kinh doanh, đó là đạo đức khách hàng. Nếu nhƣ khách hàng là ngƣời có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe.

Thứ ba, đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động

Nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cƣ, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà ngƣời nông dân quanh năm chỉ biết tới đồng ruộng.

Thứ tư, đối thủ cạnh tranh. Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính dẫn đến thị phần cho vay HKD bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lƣợc, các chính sách đặc trƣng của ngân hàng nhằm thu hút đƣợc khách hàng đến với ngân hàng, không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Nhƣ vậy, với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vay HKD của ngân hàng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển hoạt động cho vay HKD.

Thứ năm, môi trường kinh tế, chính trị

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hƣởng đến các hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có cho vay HKD.

Khi nền kinh tế ổn định và tăng trƣởng cao, có nhiều khách hàng vay vốn nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của họ. Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay HKD một cách có hiệu quả. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, nhu cầu tiêu dùng giảm ảnh hƣởng đến việc mở rộng sản xuất, nhu cầu vay kinh doanh cũng giảm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nhu cầu của ngƣời tiêu dùng hƣớng đến những sản phẩm có chất lƣợng, giá cả hợp lý, từ đó tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh cơ cấu lại sản xuất, chọn các sản phẩm sản xuất hợp lý để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong giai đoạn nay nhu cầu vốn kinh doanh cũng cần đƣợc đáp ứng. Hơn nữa, suy thoái kinh tế chỉ mang tính tạm thời và thƣờng có thời gian kéo

dài ngắn . Vì vậy, các ngân hàng phải có sự chuẩn bị cần thiết để mở rộng cho vay khi nền kinh tế phục hồi tăng trƣởng và ổn định. Ngoài ra, nếu ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế có trình độ phát triển cao và tiên tiến thì hoạt động cho vay HKD cũng đa dạng và phát triển hơn .

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của NHTM. Trọng tâm của chƣơng là các phân tích về khái niệm và đặc điểm pháp lý của HKD, vai trò của hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế HKD, các chỉ tiêu phân tích và đánh giá tình hình cho vay HKD, những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển cho vay HKD của NHTM. Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu cũng đƣợc phác họa cụ thể, tất cả đã tạo nên một cơ sở vững chắc cho việc đi vào phân tích tình hình cho vay HKD tại chi nhánh ở chƣơng 2 tiếp sau đây.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HKD TẠI NH No & PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH KRÔNG

NĂNG – BUÔN HỒ

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH KRÔNG NĂNG– BUÔN HỒ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam– Chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk Nam– Chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

a) NHNo & PTNT Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên.

Năm 2010,

Tháng 11/2011, Agribank đƣợc Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thƣơng mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Trong năm 2012, Agribank đƣợc trao tặng các giải thƣởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thƣơng hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lƣợng thanh toán cao; Ngân hàng Thƣơng mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013).

b) NH No&PTNT – Chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

Một số thông tin chính về NH No&PTNT chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ:

- Địa chỉ: Trung tâm thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

- Điện thoại: 05003.672.002

- NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng có 2 phòng giao dịch:

+ PGD Phú Xuân , xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. + PGD Tân Phát, xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng trƣởng thành từ một phòng giao dịch của NHNo&PTNT huyện Krông Búk, đƣợc thành lập từ năm 1987. Năm 1987 khi huyện Krông Năng đƣợc thành lập, NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng mới chỉ là một phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT huyện Krông Búk, tiếp nhận từ NHNo Krông Búk một cơ sở vật chất rất nghèo nàn và lạc hậu, hoạt động hết sức khó khăn.

Với sự cố gắng vƣơn lên thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, của ngành, tập trung đầu tƣ vào thị trƣờng nông nghiệp, nông thôn, NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, từng bƣớc vững vàng đi lên, nhiều năm liền đƣợc NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk khen thƣởng. Do yêu cầu công tác và do sự trƣởng thành trong hoạt

đông kinh doanh, năm 1997 NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng đƣợc nâng lên thành NHNo&PTNT cấp II loại III trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk. Lúc này hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng đã phát triển lớn mạnh, mạng lƣới hoạt động rộng khắp trong xã, thị trấn, và có 2 phòng giao dịch đóng trên địa bàn xã Ea Tân và xã Phú Xuân.

Tháng 10 năm 2009, NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng tách ra khỏi chi nhánh của NHNo&PTNT Tỉnh Đắk Lắk, phát triển thành ngân hàng cấp II loại II, trực thuộc NHNo&PTNT Buôn Hồ. Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là do NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng luôn có sự chỉ đạo sát sao của NHNo cấp trên, sự điều hành sáng suốt của ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh Krông Năng cũng nhƣ sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp các ngành trong huyện và tinh thần đoàn kết nhiệt tình, luôn hết mình vì công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT – Chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk – Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh

: Quan hệ chức năng : Quan hệ trực tuyến

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc: Thực hiện các chứng năng của NHNo & PTNT trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng pháp luật nhà nƣớc và các điều lệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cũng nhƣ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc & 2 phó giám đốc.

Giám đốc: Là ngƣời quyết định mọi hoạt động của Ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc NHNo & PTNT & pháp luật nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mọi quyết định của mình.

Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, trực tiếp quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh. Ngoài ra, phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách các phòng kế toán, phòng tín dụng, phòng hành chính, phòng ngân quỹ và các phòng giao dịch trực thuộc.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh đầy đủ mọi hoạt động và nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, thực hiện báo cáo thống kê kịp thời đầy đủ. Quản lý & sử dụng các quỹ chuyên môn theo quy định của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam; Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc theo luật định. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo luật định, chấp hành các dự trữ bắt buộc theo quy định của Nhà nƣớc; Phối hợp với phòng hành chính đề xuất các biện pháp quản lý tài sản, chỉ tiêu tài chính, chế độ của cán bộ viên chức về BHXH, thai sản, ốm đau & các chế độ khác theo quy định của ngành.

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Thực hiện công tác quản lý vốn theo quy chế của NHNo & PTNN Việt Nam; Kinh doanh tín dụng: sử dụng nguồn vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của ngành quy địn, thực hiện công tác tín dụng & thông tin tín dụng; Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết

tình hình hoạt động kinh doanh; Ngoài ra, phòng tín dụng còn thực hiện một số công việc do ban giám đốc giao.

Hai Phòng giao dịch: Có chức năng đầy đủ nhƣ một chi nhánh, nó cũng có thể cung cấp các dịch vụ tín dụng trong quyền hạn, huy động vốn nhàn rỗi của dân cƣ trên địa bàn, nó nhƣ là mô hình thu nhỏ của một chi nhánh.

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT Chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

a) Chức năng của ngân hàng

-Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, dân cƣ, tổ chức tài chính, tín dụng khác.

-Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn & dài hạn. -Kinh doanh ngoại hối.

-Chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu & các loại giấy tờ có giá khác. -Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

b) Nhiệm vụ của ngân hàng:

Cũng nhƣ mọi NHNo & PTNT huyện trên toàn quốc, NHNo & PTNT – Chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ thực hiện nhiệm vụ huy động vốn để cho vay, nhận tiếp vốn, nhận vốn ủy thác đầu tƣ & các dịch vụ ngân hàng khác. Cụ thể:

-Nhiệm vụ huy động vốn

Tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức, tổ chức kinh tế thông qua các thể thức tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, mở tài khoản tiền gửi tƣ nhân, tiền gửi các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức kinh tế, nhằm tập trung nguồn vốn nhàn rỗi để tăng nguồn vốn của ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phƣơng với nhiệm vụ đi vay để cho vay. NHNo & PTNT – Chi nhánh Krông Năng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện theo định hƣớng phát triển của tính nói riêng và của cả nƣớc nói chung đề ra. Đa dạng hóa đối tƣợng đầu tƣ, tìm kiếm những dự án, phƣơng án khả thi để đầu tƣ – tìm kiếm thị trƣờng đầu tƣ, củng cố thị phần trên địa bàn huyện nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT – Chi nhánh Krông Năng còn đáp ứng cho nhu cầu vay để phục vụ đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện nhƣ cho vay xây dựng – sửa chữa nhà ở - cho vay mua sắm tiêu dùng, phƣơng tiện đi lại. Ngoài ra, ngân hàng còn đáp ứng vốn cho kiên cố hóa kênh mƣơng – điện dân sinh – chƣơng trình nƣớc sạch.

-Nhiệm vụ thanh toán – chuyển tiền và các dịch vụ ngân hàng khác

Ngoài nhiệm vụ huy động vốn và sử dụng vốn, NHNo & PTNT – Chi nhánh Krông Năng còn có nhiệm vụ là thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn cùng hệ thống và các địa bàn khác hệ thống nhƣ: Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển tiền, thanh toán chuyển tiền điện tử & các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.4. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- %

1. Tiền gửi không kỳ

hạn 45.884 56.273 53.922 10.38 9 22,64 -2.351 -4,18 2. Tiền gửi có kỳ hạn 27.113 63.654 46.116 36.54 1 134,7 7 - 17.538 - 27,55

Tổng cộng 72.997 119.927 100.038 46.93 0 64,29 - 19.889 - 16,58

(Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ)

Theo dõi bảng số liệu bảng 2.2 có thể thấy: Tổng nguồn vốn huy động đƣợc trong năm 2011 của chi nhánh là 72.997 triệu đồng, con số này tăng tới 64,29% (tƣơng ứng 46.930 triệu đồng) lên mức 119.927 triệu đồng nhƣng đến năm 2013 thì lại giảm về mức 100.038 triệu đồng với tỷ lệ 16,58% (tƣơng ứng 19.889 triệu đồng). Sự biến thiên này diễn là do:

Năm 2012, cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn đều tăng, trong đó tiền gửi có kỳ hạn tăng tới 134,77% (tƣơng ứng 36.541 triệu đồng) từ mức 27.113 triệu đồng của năm 2011 lên 63.654 triệu đồng, tiền gửi không kỳ hạn tăng nhẹ nhàng hơn nhƣng tỷ lệ tăng cũng không hề nhỏ khi đạt 22,64% (tƣơng ứng 10.389 triệu đồng) đạt 56.273 triệu đồng từ mức 45.884 triệu đồng của năm 2011.

Tuy nhiên đến năm 2013, cả hai nhóm tiền gửi này đều giảm, cụ thể: Tiền gửi không kỳ hạn giảm nhẹ với tỷ lệ 4,18% (tƣơng ứng 2.351triệu đồng) về mức 53.922 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn còn giảm mạnh hơn với tỷ lệ 27,55% (tƣơng ứng 17.538 triệu đồng) xuống 46.116 triệu đồng.

Cùng với sự biến đổi mạnh mẽ về con số tuyệt đối thì cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cƣ của chi nhánh cũng có một sự thay đổi rất rõ rệt:

Năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn với 62,86% tổng nguồn vốn huy đồng, gần gấp đôi mức tỷ trọng 37,14% của tiền gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, tình thế thay đổi khi tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên vƣợt qua mốc 50% tổng nguồn vốn huy động và đạt 53,08% đẩy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động về mức 46,92%. Lại lần nữa, hai nhóm tiền gửi này đảo vị trí cho nhau khi sang đến năm 2013, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn khôi phục lại đƣợc vị trí cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động với tỷ trọng 53,90% và nhƣờng mức tỷ trọng còn lại là 46,10% cho nhóm tiền gửi có kỳ hạn.

2.1.5. Tình hình sử dụng vốn Bảng 2.3. Dư nợ và nợ xấu Bảng 2.3. Dư nợ và nợ xấu (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- %

1. Dƣ nợ 250.990 286.556 373.181 250.990 14,2% 86.625 30,2% - Ngắn hạn 186.912 191.903 261.165 186.912 2,7% 69.262 36,1% - Trung hạn 64.078 94.653 112.016 64.078 47,7% 17.363 18,3%

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 33)