Nhân tố ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 29 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Nhân tố ngân hàng

Thứ nhất, chiến lược kinh doanh.

Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng. Chiến lƣợc kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trƣờng. Nó liên quan đến các quyết định chiến lƣợc về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Dựa trên cơ sở một chiến lƣợc kinh doanh đƣợc xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay nhƣ: Kế hoạch tăng trƣởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự…

Thứ hai, các chính sách, quy định của ngân hàng.

Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trƣớc và sau khi cho vay có chu đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh

hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của ngƣời dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phƣơng thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…

Đối với hoạt động cho vay HKD, chính sách tín dụng là tổng hợp những hƣớng dẫn của Ngân hàng đòi hỏi phải đƣợc thực hiện nhất quán trong tổ chức về các vấn đề: Quy mô cho vay tối đa đối với HKD, và tỷ trọng tối đa dƣ nợ cho vay HKD trên tổng dƣ nợ; các giới hạn cho vay đối với HKD; các loại hình mà NH có thể lựa chọn để cho vay đối với HKD; lĩnh vực cho vay; kỳ hạn cho vay; chính sách đảm bảo tiền vay đối với HKD; cách thức xác định lãi suất đối với các khoản cho vay của NH đối với HKD.

Chính sách tín dụng đƣợc hoạch định và triển khai thống nhất để định hƣớng và làm cơ sở cho các bộ phận và nhân viên tín dụng triển khai các hoạt động tác nghiệp của mình. Nếu có một chính sách tín dụng đối với HKD đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cho vay HKD tại địa bàn sẽ là một nhân tố thúc đẩy việc phát triển cho vay HKD. Ngƣợc lại, nếu các nội dung của chính sách tín dụng không phù hợp với thực tiễn sẽ hạn chế quy mô dƣ nợ, có khả năng gia tăng rủi ro và làm giảm khả năng sinh lời và suy giảm năng lực cạnh tranh.

Quy trình cho vay HKD là nội dung và trình tự các bƣớc công việc cần phải tuân thủ thống nhất trong quá trình cho vay HKD tính từ khi khách hàng bắt đầu thiết lập một quan hệ với NH cho đến khi kết thúc hợp đồng.

Quy trình cho vay HKD ngoài việc phải tuân thủ quy trình tín dụng chung cũng phải có những yếu tố đặc thù để phù hợp với cho vay HKD. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, quy trình cho vay phụ thuộc nhiều vào việc ứng dụng công nghệ trong quản trị ngân hàng. Vì vây, thƣờng xuyên xem xét lại quy trình để điều chỉnh, bổ sung những yếu tố mới cho phù hợp với những

thay đổi trong các điều kiện của thị trƣờng và công nghệ là việc mà các NH cần phải thực hiện.

Thứ ba, chất lượng cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hƣớng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đƣa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng nhƣ là ngƣời thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn đƣợc những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tƣ cách đạo đức tốt… . Đặc biệt, cho vay hộ kinh doanh là một loại hình cho vay nếu xảy ra rủi ro thì mức độ tổn thất rất lớn, nó ảnh hƣởng đến tình tình tài chính đối với NHTM, nên ngay từ khâu thẩm định các khoản vay nếu cán bộ thẩm định không làm tốt có thể gây ra tổn hại rất lớn cho ngân hàng. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng ngân hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc cho vay. Nhờ có những cán bộ nhƣ vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Còn nếu một cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng cũng không phải là nhỏ.

Thứ tư, công tác thông tin và công nghệ của ngân hàng. Trên cơ sở nguồn thông tin nhận đƣợc, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng nhƣ khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lƣợng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay.

Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lƣợng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lƣợng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm đƣợc thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng.

Ngày nay, hệ thống thông tin và công nghệ đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến cách thức quản trị, cách thức phục vụ khách hàng, cũng nhƣ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể cung cấp đến khách hàng. Công nghệ ngân hàng đóng vai trò sống còn đối với các ngân hàng. Trong xu thế ngày nay không thể nào tồn tại một ngân hàng với công nghệ lạc hậu. Công nghệ hiện đại là cơ sở để các ngân hàng mở rộng hoạt động trong đó có hoạt động cho vay hộ kinh doanh.

Hệ thống thông tin và thiết bị công nghệ giúp:

+ Giúp phát triển, đa dạng các hoạt động dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

+ Ngân hàng nhanh chóng đánh giá khách hàng mới một cách tin cậy giúp mở rộng đối tƣợng khách hàng cho vay.

+ Chăm sóc khách hàng nhanh chóng, đáp ứng tốt nhu cầu, nên giữ đƣợc khách hàng cũ. Đánh giá tốt chất lƣợng khách hàng làm cơ sở quyết định tăng hạn mức vay cho các khách hàng.

+ Quản trị rủi ro một cách có cơ sở khoa học, nhờ đó giảm nợ xấu.

Thứ năm, năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Việc phát triển cho vay HKD tất yếu sẽ kéo theo gia tăng mức độ rủi ro tín dụng theo quy luật đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời trong hoạt động ngân hàng. Một ngân hàng không thể vì né tránh rủi ro tín dụng mà dẫn đến hạn

chế phát triển cho vay HKD. Vì vậy, để tối ƣu hoá quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lời đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

Đối với cho vay HKD, đây là một lĩnh vực cho vay vừa có những thuận lợi vừa gây ra nhiều khó khăn có tính đặc thù cho công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đó là các yếu tố cơ bản sau:

- Cho vay HKD có khả năng phân tán rủi ro cao vì quy mô món vay nhỏ, số lƣợng khách hàng nhiều…

- Việc thu thập thông tin về HKD là khó khăn hơn so với các Doanh nghiệp

Việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay HKD sẽ tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng đối với HKD của ngân hàng. Vì vây, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng là một điều kiện tiền đề cho việc phát triển cho vay HKD.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 29 - 33)