Về cơ cấu cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 58 - 67)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Về cơ cấu cho vay hộ kinh doanh

a) Phương thức cho vay

Việc lựa chọn phƣơng thức cho vay đối với khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện và sử dụng tiền vay có hiệu quả. Xác định các phƣơng thức cho vay để tính toán cũng nhƣ để quản lý vốn của Ngân hàng. Hoạt động cho vay HKD của Chi nhánh đang phát triển và phƣơng thức cho vay HKD của Chi nhánh đang dần đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tại chi nhánh hiện nay tốn chỉ tại 2 phƣơng thức cho vay là từng lần và hạn mức.

Bảng 2.5. Dƣ nợ cho vay HKD theo phƣơng thức cho vay

Đơn vị tính: Triệu đồng,%

CHỈ TIÊU

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ cho vay HKD 31650 100.0% 48895 100.0% 56520 100.0% + Từng lần 886 2.8% 2689 5.5% 2713 4.8% + Hạn mức tín dụng 30764 97.2% 46206 94.5% 53807 95.2% + Phƣơng thức khác 0 0% 0 0% 0 0%

(Phòng: Kế hoạch – kinh doanh)

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo phƣơng thức cho vay hạn mức tín dụng là rất cao. Cả ba năm 2011, 2012 và 2013 đều đạt xấp xỉ trên trên 94%. Đối với cho vay HKD, tỷ trọng cho vay theo hạn mức tín dụng chiếm tỷ trọng rất cao nhƣ trên cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy nỗ lực của các chi nhánh trong việc giảm chi phí cho ngân hàng cũng nhƣ tạo thuận tiện hơn nữa cho

khách hàng HKD. Các đối tƣợng khách hàng HKD cho vay theo hạn mức tín dụng chủ yếu tập trung vào các khách hàng kinh doanh nông sản (cà phê, tiêu, điều và các loại nông sản khác, một số khách hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại). Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay từng lần có xu hƣớng tăng dần nhƣng còn rất thấp (dƣới 6%), điều này nói lên việc phát triển cho vay là khách hàng mới và có số tiền vay nhỏ chƣa đƣợc Chi nhánh chú trọng. Đối với cho vay HKD có quy mô nhỏ trong thời gian tới chi nhánh có thể áp dụng phƣơng thức cho vay hạn mức có thời hạn tối đa lên tới 3 năm và số tiền vay dƣới 100 triệu đã đƣợc hƣớng dẫn trong quyết định số 889/ ngày 29/08/2014 của nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đối tƣợng này vốn đang tồn tại rất nhiều tại các vùng nông thôn của các tỉnh Tây Nguyên.

Hình 2.7. Biểu đồ dư nợ cho vay HKD theo phương thức cho vay

b) Đối tượng cho vay

Bảng 2.6. Dƣ nợ cho vay HKD theo đối tƣợng cho vay

Đơn vị tính: Triệu đồng,%

CHỈ TIÊU

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Dƣ nợ cho vay HKD 31650 100.00% 48895 100.0% 56520 100.0%

Cho vay xây dựng

TSCĐ… 855 2.70% 2396 4.90% 2261 4.00%

Cho vay bổ sung vốn

lƣu động…. 30795 97.30% 46499 95.1% 54259 96.0%

(Phòng: Kế hoạch – kinh doanh)

Qua bảng trên, ta thấy rõ hơn lý do chi nhánh cho vay HKD theo phƣơng thức từng lần lại chiếm tỷ trọng thấp. Vì đối tƣợng cho vay HKD nhằm đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng, mua sắm trang thiết bị phục vụ nông nghiệp nông thôn ...phần lớn áp dụng phƣơng thức cho vay từng lần lại chỉ chiếm khoảng dƣới 5 %/ tổng dƣ nợ cho vay HKD. Trong khi đó, chi nhánh chủ yếu cho vay thu mua, chế biến các mặt hàng nông sản nhƣ tiêu, điều cà phê và các mặt hàng bán buôn, bán lẻ khác nhƣ tạp hóa, lƣơng thực, thẩm phẩm, nƣớc giải khát, thuốc tây...nhằm bổ sung vốn lƣu động trong các năm qua chiếm tỷ lệ rất cao trên khoảng 95 % trên tổng dƣ nợ cho vay HKD và đối tƣợng này chủ yếu áp dụng phƣơng thức cho vay theo hạn mức.

Hình 2.8. Biểu đồ dư nợ cho vay HKD theo đối tượng cho vay

Đơn vị tính: %

c) Hình thức bảo đảm

Bảng 2.7: Dƣ nợ cho vay HKD có TSĐB so với tổng dƣ nợ cho vay HKD Tổng dƣ nợ, tổng tài sản có Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dƣ nợ cho vay HKD 29995 32840 32720 Dƣ nợ cho vay HKD có tài sản đảm bảo 29900 32700 32400 Tỉ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo 99.68% 99.57% 99.02%

Theo dõi bảng trên có thể thấy: Dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng gần nhƣ tuyệt đối trong tổng dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh (trên 99% tổng dƣ nợ hộ kinh doanh), cụ thể năm 2011 là 29900 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,68% , năm 2012 là 32700 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,57% và năm 2013 là 32400 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,02%. Với việc phần lớn cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh đều có tài sản bảo đảm, thể hiện mọi rủi ro của khách hàng có xảy ra Chi nhánh vẫn đảm bảo nguồn thu thứ hai từ bán tài sản để thu nợ. Điều này cho thấy ngân hàng khá cẩn thận trong hoạt động cho vay đối với các hộ kinh doanh. Đối với HKD tín chấp với

mức vay nhỏ (dƣới 50 triệu) chiếm tỷ trọng rất thấp. Cũng giống nhƣ khi phân tích cơ cấu cho vay theo phƣơng thức cho vay, ta thấy rõ hơn rằng chi nhánh chƣa chú trọng đúng mức việc phát triển cho vay là HKD mới và có số tiền vay nhỏ.

d) Loại tiền tệ cho vay:

Trong những năm qua chi nhánh chủ yếu cho vay bằng Đồng Việt nam, không hề có cho vay bằng các đồng ngoại tệ.

e) Dư nợ cho vay theo kỳ hạn:

Bảng 2.8 : Dự nợ HKD của Chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Dƣ nợ HKD 29995 32840 32720 2845 9,48% -120 -0,37% - Ngắn hạn 29290 32790 32720 3500 11,95% -70 -0,21% - Trung hạn 705 50 0 -655 -92,91% -50 -100,00% - Dài hạn 0 0 0 0 0,00% 0 0,00%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)

Theo dõi bảng số liệu trên có thể thấy:

Dƣ nợ ngắn hạn hộ kinh doanh năm 2011 là 29.290 triệu đồng, con số này tăng 11,9% (tƣơng ứng 350 triệu đồng) lên mức 32.790 triệu đồng trong năm 2012, cũng trong năm này, dƣ nợ trung hạn hộ kinh doanh giảm mạnh với tỷ lệ 92,9% nhƣng mức giảm tuyệt đối chỉ là 655 triệu đồng (từ mức 705 triệu đồng của năm 2011 xuống 50 triệu đồng vào năm 2012) nên tổng dƣ nợ vẫn tăng nhẹ nhƣ trên với tỷ lệ 9,5%.

Sang đến năm 2013, tổng dƣ nợ hộ kinh doanh giảm là do cả dƣ nợ ngắn hạn và trung hạn đều giảm, cụ thể dƣ nợ hộ kinh doanh giảm 0,2% (tƣơng

ứng 70 triệu đồng), dịch nhẹ xuống mức 32.720 triệu đồng, còn dƣ nợ hộ kinh doanh trung hạn thì giảm 100% (tƣơng ứng 50 triệu đồng) trở về điểm xuất phát với 0 đồng.

Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu dư nợ HKD của Chi nhánh

Biểu đồ trên càng làm nổi bật hơn sự chênh lệch của dƣ nợ hộ kinh doanh ngắn hạn và trung hạn. Sở dĩ, hoạt động cho vay hộ kinh doanh chủ yếu là ngắn hạn, trung hạn chiếm tỷ trọng khá ít, do đó dƣ nợ hộ kinh doanh ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng gần nhƣ tuyệt đối trong 2 năm 2011 – 2012 lần lƣợt với 97,6%, 99,8% và đạt 100% tổng dƣ nợ hộ kinh doanh trong năm 2013. Tƣơng ứng với đó, tỷ tọng dƣ nợ hộ kinh doanh trung hạn từ mức nhỏ bé 2,4% của năm 2011 giảm xuống còn 0,2%, đến năm 2013 thì mờ nhạt hoàn toàn và trở về mốc xuất phát ban đầu.

f) Dư nợ cho vay theo ngành nghề:

f.1) Dƣ nợ HKD theo ngành nghề trong ngắn hạn

Bảng 2.9: Dƣ nợ HKD theo ngành nghề trong ngắn hạn

(Đơn vị: triệu đồng)

Hộ kinh doanh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- %

1. Nông lâm ngƣ nghiệp 14200 15130 16480 930 6,5% 1350 8,9% 2. Tiểu thủ công nghiệp,

chế biến 1330 1430 1450 100 7,5% 20 1,4% 3. Vận tải, xây dựng 0 0 0 0 0,0% 0 0,0% 4. Thƣơng mại và dịch vụ 13560 16130 14520 2570 19,0% -1610 -10,0% 5. Ngành khác 200 100 270 -100 -50,0% 170 170,0% Tổng 29290 32790 32720 3500 11,9% -70 -0,2%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh)

Theo dõi bảng số liệu trên có thể thấy: Đối với dƣ nợ hộ kinh doanh ngắn hạn, hộ kinh doanh nông lâm ngƣ nghiệp, thƣơng mại & dịch vụ tiếp tục là hai nhóm hộ kinh doanh có ảnh hƣởng chủ yếu, cụ thể:

Năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn đối với hộ kinh doanh nông lâm ngƣ nghiệp là 14.200 triệu đồng, con số này tăng nhẹ với tỷ lệ 6,5% (tƣơng ứng 930 triệu đồng) lên mức 15.130 triệu đồng trong năm 2012 và tiếp tục tăng với tỷ lệ có phần cao hơn là 8,9% (tƣơng ứng 1.350 triệu đồng), kéo con số tuyệt đối lên mốc 16.480 triệu đồng.

Dƣ nợ ngắn hạn hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, chế biến có giá trị 1.330 triệu đồng vào năm 2011, sau đó tăng 7,5% (tƣơng ứng 100 triệu đồng) lên mức 1.430 triệu đồng trong năm 2012 và giảm tốc độ xuống 1,4% trong năm 2013, tƣơng ứng tăng 20 triệu đồng, dịch nhẹ lên 1.450 triệu đồng.

Năm 2011, hộ kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ có dƣ nợ ngắn hạn là 13.560 triệu đồng, sau khi tăng 19% (tƣơng ứng 2570 triệu đồng) lên mức 16.130 triệu đồng vào năm 2012, con số này đã bất ngờ đổi chiều, giảm 10% (tƣơng ứng 1.610 triệu đồng) xuống còn 14.520 triệu đồng trong năm 2013.

Các hộ kinh doanh trong lĩnh vực khác có dƣ nợ ngắn hạn thấp hơn nhiều với 200 triệu đồng vào năm 2011, sau đó giảm 50% (tƣơng ứng 100 triệu đồng) xuống 100 triệu đồng trong năm 2012 và tăng 170% (tƣơng ứng 170 triệu đồng) trở lại mức 270 triệu đồng tính đến cuối năm 2013.

Bảng 2.10: Cơ cấu dƣ nợ hộ kinh doanh ngắn hạn

Hộ kinh doanh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Nông lâm ngƣ nghiệp 48,5% 46,1% 50,4% 2. Tiểu thủ công nghiệp, chế biến 4,5% 4,4% 4,4% 3. Vận tải, xây dựng 0,0% 0,0% 0,0% 4. Thƣơng mại và dịch vụ 46,3% 49,2% 44,4% 5. Ngành khác 0,7% 0,3% 0,8%

Tổng cộng 100,0% 100,0% 100,0%

Về cơ cấu dƣ nợ hộ kinh doanh ngắn hạn, các nhóm hộ kinh doanh trong hai lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp và thƣơng mại dịch vụ thay phiên nhau giữ tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ ngắn hạn đối với hộ kinh doanh, cụ thể:

Năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn của hộ kinh doanh nông lâm ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 48,5%, ngay theo sát là con số 46,3% - tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn của hộ kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ, nhỏ hơn rất nhiều là mức tỷ trọng dƣ nợ hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, chế biến với 4,5% và dƣ nợ ngắn hạn lĩnh vực khác với 0,7%.

Sang đến năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn đối với hộ kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ sau khi bám sát hộ kinh doanh nông lâm ngƣ nghiệp đã nhanh

chóng tăng tốc vƣợt lên dẫn trƣớc với tỷ trọng 49,2% trong tổng dƣ nợ ngắn hạn đối với hộ kinh doanh, đẩy dƣ nợ hộ kinh doanh nông lâm ngƣ nghiệp xuống 46,1%, cuộc đua về tỷ trọng này dƣờng nhƣ là của riêng hai nhóm hộ kinh doanh này khi mà các nhóm hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, chế biến và ngành khác vẫn chậm chạp di chuyển xung quanh mức tỷ trọng lần lƣợt là 4,4% và 0,3%.

Sau khi bị vƣợt mặt vào năm 2012, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn hộ kinh doanh nông lâm ngƣ nghiệp đã nhanh chóng lấy lại vị trí của mình vào năm 2013 ngay sau đó với mức tỷ trọng lúc này đã vƣợt mốc 50% mà cụ thể là 50,4%, lớn hơn con số 44,4% - là mức tỷ trọng trong năm này của dƣ nợ ngắn hạn hộ kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ.

f.2) Dư nợ hộ kinh doanh theo ngành nghề trong trung hạn:

Bảng 2.11: Dƣ nợ HKD trung hạn

(Đơn vị: triệu đồng)

Hộ kinh doanh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- %

1. Nông lâm ngƣ nghiệp 0 0,0% 0 0,0% 2. Tiểu thủ công nghiệp,

chế biến 0 0 0,0% 0 0,0%

3. Vận tải, xây dựng 705 50 0 -655 0,0% -50 0,0% 4. Thƣơng mại và dịch vụ 0 0 0,0% 0 0,0% 5. Ngành khác 0 0 0 0,0% 0 0,0%

Tổng cộng 705 50 0 -655 -92,9% -50 -100,0%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh)

Khác với sự đa dạng và sôi nổi trong cuộc chạy đua của các khoản dƣ nợ ngắn hạn, đƣờng đua về dƣ nợ trung hạn đối với các hộ kinh doanh chỉ có duy

nhất một thành viên là nhóm hộ kinh doanh vận tải, xây dựng. Tuy nhiên sau hai năm xuất hiện với 705 triệu đồng vào năm 2011 và giảm mạnh về mức 50 triệu đồng trong năm 2012, dƣ nợ trung hạn hộ kinh doanh vận tải, xây dựng cũng biến mất hoàn toàn khỏi cuộc đua tẻ nhạt, không đối thủ này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh krông năng buôn hồ (Trang 58 - 67)