Phân tắch môi trƣờng cho vay DN và đặc điểm DN vay vốn tạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 58 - 63)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Phân tắch môi trƣờng cho vay DN và đặc điểm DN vay vốn tạ

a.Tình hình thị trường Kon Tum

Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở phắa cực Bắc Tây Nguyên, có diện tắch tự nhiên 9.689 km2 với 10 đơn vị hành chắnh bao gồm 1 thành phố và 9 huyện cùng 86 xã, 10 phƣờng và 6 thị trấn. Kon Tum có đƣờng biên giới phắa Tây giáp nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vƣơng quốc Campuchia, với chiều dài biên giới khoảng 260 km, phắa Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phắa Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; phắa Nam giáp tỉnh Gia Lai; có đƣờng quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đƣờng 40 đi Atôpƣ (Lào). Kon Tum có dân số khoảng 470 nghìn ngƣời, là tỉnh có mật độ dân số

thấp nhất trong 63 tỉnh, thành phố với hơn 42 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Kon Tum còn có nhiều cảnh quan tự nhiên nhƣ: Măng Đen, nhà thờ gỗ, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nƣớc nóng Đắk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiênẦCác cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tắch lịch sử cách mạng nhƣ: di tắch cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tắch chiến thắng Đắk Tô - Tân CảnhẦcác làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái, đây là tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Nằm ở vị trắ chiến lƣợc ngã ba Đông Dƣơng, trong vùng lõi Khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Kon Tum là điểm kết nối, trung chuyển trên trục Đông - Tây; Núi - Biển. Xác định đƣợc tiềm năng thế mạnh, tỉnh Kon Tum đã xây dựng 3 vùng kinh tế động lực bao gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và thành phố Kon Tum - Đô thị đặc thù Tây Nguyên. Nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực Tam giác Phát triển, tỉnh Kon Tum đã có sáng kiến hợp tác với các tỉnh: Ubon Ratchathani, Sisaket (Thái Lan), Champasak, Sê Kông, Attapu (Lào), Quảng Ngãi, Bình Định (Việt Nam) để tạo điều kiện cho các tỉnh trên hành lang tuyến này trao đổi với nhau về tiềm năng, lợi thế so sánh, cơ hội và khả năng hợp tác của địa phƣơng mình với trọng tâm là khai thác có hiệu quả hai cặp cửa khẩu Vang Tao (Champasak, Lào) - Chongmek (Ubon Ratchathani, Thái Lan) và Phu Kua (Attapu, Lào) - Bờ Y (Kon Tum, Việt Nam) hƣớng ra các cảng biển của Quảng Ngãi và Bình Định (Việt Nam). Đến nay, Kon Tum có 6 DN đã, đang và chuẩn bị đầu tƣ tại Lào và Campuchia thông qua 08 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 3.160 tỷ đồng, lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu là trồng cây công nghiệp (cây cao su) và khai thác khoáng sản (vàng, vật liệu xây dựng).

Các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kon Tum hiện nay bao gồm: Trồng rừng và khai thác rừng; công nghiệp chế biến nông lâm sản; sản xuất

sản phẩm từ khoáng sản; sản xuất, truyền tải và phân phối điện; du lịch sinh thái. Các sản phẩm, dịch vụ chủ lực của tỉnh: Cà phê; cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su; sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn; gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ; sâm Ngọc Linh; rau hoa xứ lạnh; sản phẩm cá nƣớc ngọt (cá Tầm, cá Hồi); bột giấy và giấy; gạch, ngói; sản phẩm điện từ thủy điện; dịch vụ du lịch sinh thái Măng Đen...

Với trên 75.000 ha cao su, gần 14.000 ha cà phê, Kon Tum còn có sâm Ngọc Linh, một loại dƣợc liệu đặc hữu với giá trị đẳng cấp thế giới. Theo tắnh toán của các chuyên gia kinh tế, để xây dựng đƣợc mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, với những sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao, các nông hộ, tổ chức sản xuất và DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phƣơng đang cần số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Cùng với lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Kon Tum cũng đang mời gọi đầu tƣ vào 33 dự án công nghiệp, thủy điện, khai thác khoáng sản, du lịch và xây dựng. Trong đó, nhiều dự án có sức hút mạnh với nhà đầu tƣ, nhƣ: các nhà máy chế biến sản phẩm công nghiệp; thủy điện, du lịch sinh thái; các khu thƣơng mại - dịch vụ, siêu thị, chợ biên giới. Trên địa bàn hiện có 4 khu, cụm CN lớn đang hoạt động và hơn 7 cụm, khu CN khác đang đƣợc lên kế hoạch đầu tƣ, xây dựng. Để mời gọi, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến với địa phƣơng, các cấp chắnh quyền, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đang có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay có gần 3.100 DN, các DN có xu hƣớng đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nhƣng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ; sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh: gỗ, cao su, cà phê, tinh bột sắn...Hiện nay, các DN phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực Thành phố Kon Tum và trung tâm các huyện. Hầu hết các DN trong tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, do các thành viên gia đình cùng góp vốn, tự tổ chức lao động và quản lý nên có

cơ chế gọn nhẹ, tận dụng tối đa nguồn lực hiện có (tài sản, vốn, lao động) trong hoạt động SXKD. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng đầu tƣ, chắnh sách hỗ trợ của Nhà nƣớc...trong thời gian tới, các DN trên địa bàn sẽ có nhiều điều kiện để mở rộng sản xuất và nhiều DN mới đƣợc thành lập. Tuy nhiên, hầu hết DN trên địa bàn hiện nay là DN nhỏ và vừa, có năng lực tài chắnh yếu kém, công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chƣa có thƣơng hiệu chủ lực; hầu hết chủ DN chƣa đƣợc trang bị, đào tạo về quản trị DN, chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc SXKD dài hạn; việc quản lý tài chắnh trong một số DN còn hạn chế, số liệu báo cáo chƣa phản ánh đúng tình hình tài chắnh của DN, thiếu độ tin cậy; việc chấp hành nghĩa vụ đối với nhà nƣớc chƣa thực sự chủ động và còn chậm trễ...Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh trên địa bàn hiện tại đang diễn ra khá phức tạp, giá cả các mặt hàng và sản phẩm đặc thù của tỉnh: cao su, cà phê, gỗ...thƣờng xuyên biến động không ổn định do đó, nhiều DN gặp phải khó khăn trong hoạt động SXKD và tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng.

b. Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 8 chi nhánh NHTM và các TCTD khác đang hoạt động (Phụ lục 1), tạo điều kiện thuận lợi cho DN và ngƣời dân tiếp cận các dịch vụ NH. Trong giai đoạn sắp tới, sẽ có nhiều chi nhánh ngân hàng đƣợc thành lập, tiếp tục gia tăng số NHTM trên địa bàn. Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng, tổ chức tài chắnh, đặc biệt là các ngân hàng TMCP nhỏ luôn áp dụng cơ chế khuyến mãi linh hoạt hơn khiến công tác huy động vốn cũng nhƣ cho vay của VCB - CN Kon Tum trong thời gian qua gặp không ắt khó khăn.

Theo báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Kon Tum, tắnh đến cuối năm 2015, nguồn vốn huy động và dƣ nợ tắn dụng của các TCTD trên địa bàn tăng trƣởng khá cao so với năm trƣớc, vƣợt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 đề ra. Đến cuối năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn khoảng 9.222 tỷ đồng, tăng 23,2%; tổng dƣ nợ tắn dụng khoảng 16.812 tỷ đồng, tăng 23,8% (tƣơng đƣơng tăng 3.235 tỷ đồng); nợ xấu là 117,2 tỷ đồng,

chiếm tỷ lệ 0,7% trên tổng dƣ nợ. Mặt bằng lãi suất cho vay trong thời gian qua tiếp tục giảm và duy trì xu hƣớng tăng tỷ trọng dƣ nợ với lãi suất thấp.

Riêng về mảng cho vay DN, trong thời gian qua, các TCTD trên địa bàn đã đầu tƣ vốn cho trên 500 DN, với tổng dƣ nợ đạt trên 4.700 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35% trong tổng dƣ nợ tắn dụng. Với số lƣợng gần 3.100 DN trên địa bàn có thể thấy số lƣợng DN chƣa tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng còn khá nhiều, đây sẽ là tiềm năng cho hoạt động cho vay DN của VCB - CN Kon Tum trong thời gian tới.

c. Đặc điểm khách hàng DN vay vốn tại VCB - CN Kon Tum

Bảng 2.4. Số lượng khách hàng DN vay vốn tại VCB - CN Kon Tum phân theo loại hình giai đoạn 2013-2015

ĐVT: DN,% Loại hình DN 2013 2014 2015 Chênh lệch 14/13 Chênh lệch 15/14 Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) DNNN 1 0,63 1 0,58 1 0,52 0 0,00 0 0,00 CTCP 26 16,46 25 14,62 26 13,54 -1 -3,85 1 4,00 CTTNHH 108 68,35 120 70,18 133 69,27 12 11,11 13 10,83 DNTN 23 14,56 25 14,62 32 16,67 2 8,70 7 28,00 Tổng số DN 158 100 171 100 192 100 13 8,23 21 12,28

(Nguồn: BC hoạt động kinh doanh VCB - CN Kon Tum giai đoạn 2013-2015)

Theo bảng 2.4, tắnh đến 31/12/2015, tổng số khách hàng DN vay vốn tại VCB Kon Tum là 192 DN, trong đó, loại hình DNNN chỉ có 1 DN chiếm 0.52%, còn lại các DN ngoài quốc doanh chiếm 99,48%. Trong các DN ngoài quốc doanh, loại hình CTTNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 69,27%, kế đến là DNTN chiếm 16,67%, còn lại là CTCP chiếm 13,54%.

Trong giai đoạn 2013-2015, số lƣợng DNNN vay vốn không thay đổi vì hiện nay chỉ có một DNNN duy nhất vay vốn tại chi nhánh (công ty Điện

lực Kon Tum). Số lƣợng các CTCP vay vốn cũng thay đổi không đáng kể, hầu nhƣ ngân hàng chỉ duy trì quan hệ tắn dụng với các khách hàng DN truyền thống mà không có sự gia tăng thêm các khách hàng DN mới thuộc loại hình CTCP. Số lƣợng CTTNHH và DNTN có sự gia tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn khá thấp so với tiềm năng của thị trƣờng trên địa bàn.

Nhìn chung, các DN vay vốn tại VCB hiện nay hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, các DN vay vốn tập trung chủ yếu vào những DN hoạt động ở lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ; sản xuất chế biến và xuất khẩu nông lâm sản nhƣ gỗ, cao su, cà phê, tinh bột sắn...Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình, đặc điểm và thế mạnh của các DN trên địa bàn Kon Tum hiện nay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 58 - 63)