8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Kiến nghị với Chắnh phủ
a. Đảm bảo sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô
Các thành phần kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng nếu tồn tại trong môi trƣờng kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ không thể hoạt động có hiệu
quả. Do đó Chắnh phủ cần tiếp tục điều chỉnh các chắnh sách kinh tế vĩ mô ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trƣờng trong điều kiện hội nhập quốc tế, đảm bảo tắnh ổn định của chắnh sách tài chắnh - tiền tệ nhằm duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức cao, tạo môi trƣờng ổn định cho việc phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững của ngân hàng và DN.
b. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cải thiện các cơ chế, chắnh sách, thủ tục hành chắnh liên quan tới hoạt động ngân hàng
Chắnh phủ cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cải thiện các cơ chế, chắnh sách, thủ tục hành chắnh để tạo môi trƣờng kinh doanh ngày càng thông thoáng và thuận lợi đối với các ngân hàng, trong đó cần chú trọng những điểm sau:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng để tạo cở sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ban hành đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn (Nghị định, Thông tƣ) đối với các Luật đã ban hành và đã có hiệu lực. Việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật nói trên cần dựa trên nguyên tắc: phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhƣng có tắnh đến điều kiện cụ thể và tình hình thị trƣờng tại Việt Nam; tránh có những quy định mâu thuẫn giữa Luật chung và Luật chuyên ngành. Các văn bản hƣớng dẫn cần mang tắnh đồng bộ, thống nhất và tránh chồng chéo.
Cải cách các thủ tục hành chắnh, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động ngân hàng (nhất là các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm).
Có chắnh sách hỗ trợ về mặt tài chắnh đối với hoạt động của các ngân hàng: Hỗ trợ tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng liên quan đến việc cho vay theo các chƣơng trình của Chắnh phủ để lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chắnh của ngân hàng. Hỗ trợ ngân hàng trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ song phƣơng và đa phƣơng của Chắnh phủ nƣớc ngoài và các tổ chức tài chắnh quốc tế để tạo nguồn vốn kinh doanh và đầu tƣ hiện đại
hóa công nghệ ngân hàng.
Đảm bảo quyền chủ nợ của các ngân hàng theo thông lệ Luật pháp quốc tế: khi khách hàng không trả đƣợc nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ mà không cần thông qua bất kỳ cơ quan công quyền nào.
c. Tăng cường vai trò của VAMC
Theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tƣớng Chắnh phủ, VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nƣớc nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chắnh, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, DN, thúc đẩy tăng trƣởng tắn dụng hợp lý cho nền kinh tế. Các hoạt động chắnh của VAMC bao gồm: mua nợ xấu của các TCTD; thu hồi nợ, đòi nợ, xử lý nợ và bán nợ. Các cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của VAMC cũng từng bƣớc đƣợc Nhà nƣớc hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho VAMC thực hiện mua, bán nợ xấu của các TCTD; đồng thời, khuyến khắch TCTD bán nợ xấu cho VAMC.
Với những hỗ trợ về mặt pháp lý và các chắnh sách ýu đãi của Nhà nƣớc, trong gần ba năm hoạt động, VAMC đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu trong nỗ lực xử lý nợ xấu. Tắnh từ 1/10/2013 đến 18/6/2016, VAMC đã mua đƣợc 24.618 khoản nợ tại 41 TCTD với tổng dƣ nợ gốc 247.448 tỷ đồng, giá mua nợ bằng Trái phiếu đặc biệt là 211.993 tỷ đồng đồng thời VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi đƣợc 31.172 tỷ đồng nợ xấu. Mặc dù cả VAMC và các TCTD rất nỗ lực và thời gian qua Chắnh phủ đã có nhiều chắnh sách tăng thêm quyền hạn, tạo sự chủ động cho VAMC trong mua bán và xử lý nợ xấu, nhƣng kết quả xử lý nợ xấu vẫn chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng vì còn nhiều vấn đề bất cập cần đƣợc xem xét nhƣ: Nguồn lực hoạt động của VAMC, mức độ phát triển của thị trƣờng mua bán nợ, cơ chế phối hợp hiệu quả giữa VAMC và các TCTD trong việc mua bán nợ xấu, cơ chế xử lý tài sản bảo đảm và vấn đề minh bạch thông tin về nợ xấu. Do đó, để tăng cƣờng vai trò của VAMC trong thời gian sắp tới, Chắnh phủ cần:
Có lộ trình tăng vốn điều lệ cho VAMC để tăng cƣờng năng lực tài chắnh trong việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trƣờng.
Thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng mua bán nợ thông qua việc: nâng cao năng lực của các công ty mua bán nợ trong nƣớc, khuyến khắch các AMC tham gia mua bán các khoản nợ của các ngân hàng khác ngoài việc xử lý nợ của ngân hàng mẹ, để giảm bớt gánh nặng cho VAMC; phát triển thị trƣờng mua bán nợ thứ cấp với sự tham gia của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu đã mua, cũng nhƣ tạo lối ra cho thị trƣờng nợ sơ cấp với VAMC.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý để VAMC có thể trực tiếp xử lý tài sản, xử lý nợ xấu nhƣ các TCTD, vì thực chất, sau khi mua nợ, với vai trò là chủ nợ mới, VAMC nên đƣợc toàn quyền xử lý nợ thông qua các biện pháp: Phát mại tài sản, khởi kiện, tái cơ cấu nợẦ
Tăng cƣờng sự hợp tác chặt chẽ giữa VAMC với các TCTD và nhà đầu tƣ để giải quyết vấn đề minh bạch thông tin của bên vay nợ. Đồng thời, VAMC có thể yêu cầu giảm giá mua nợ xấu trong trƣờng hợp TCTD từ chối tạo điều kiện cung cấp các thông tin về bên vay nợ.