Chú trọng hơn nữa công tác kiểm soát rủi ro tắn dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 115 - 118)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Chú trọng hơn nữa công tác kiểm soát rủi ro tắn dụng

Việc kiểm soát rủi ro tắn dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng hiện nay. Điều này thể hiện rất rõ trong định hƣớng hoạt động kinh doanh của VCB và VCB - CN Kon Tum giai đoạn 2016-2020. Trong thời gian sắp tới, việc mở rộng quy mô cho vay DN đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro tắn dụng cho ngân hàng, chắnh vì vậy, để giảm thiểu rủi ro tắn dụng trong hoạt động cho vay DN chi nhánh cần chú trọng những vấn đề sau:

Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và VCB là điều hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DN nói riêng. Do đó, chi nhánh cần thƣờng xuyên phổ biến, cập nhật kịp thời các chủ trƣơng, chắnh sách, văn bản của Nhà nƣớc và VCB có liên quan đến hoạt động cho vay DN đến từng cán bộ.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng đặc biệt là việc tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định cũng nhƣ thủ tục trong cho vay DN. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, một mặt giúp ngân

hàng phát hiện ra những sai sót trong quá trình cho vay để chấn chỉnh, khắc phục từ đó có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro kịp thời; mặt khác giúp ngân hàng phát hiện những điểm bất hợp lý của cơ chế, quy trình, chắnh sách cho vay để kịp thời hoàn thiện và điều chỉnh cho phù hợp. Để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đi vào thực chất và đạt hiệu quả cao trong việc phát hiện và xử lý các sai phạm, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro, chi nhánh cần thực hiện theo các hƣớng sau: Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện những sai sót, rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra việc chấp hành quy trình cho vay; chắnh sách tắn dụng; kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay; kiểm tra tắnh hợp lý và đầy đủ của hồ sơ vay; kiểm tra việc thực hiện phân cấp, ủy quyền trong hoạt động cho vayẦCần bố trắ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực tắn dụng, pháp luật liên quan đến công tác cho vay DN và xử lý những khoản nợ xấu.

Tăng cƣờng việc kiểm tra, giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay một cách thƣờng xuyên và chi tiết nhằm giảm thiểu tình trạng sử dụng vốn sai mục đắch của DN dẫn đến mất khả năng thanh toán. Việc kiểm tra đƣợc thực hiện theo hình thức thƣờng xuyên hoặc đột xuất tại cơ sở SXKD của khách hàng. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá lại trị sản bảo đảm cũng không kém phần quan trọng. Trong quá trình kiểm tra, nếu tài sản thế chấp có sự sụt giảm về giá trị, không đủ điều kiện đảm bảo nợ vay thì phải thông báo để khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo hoặc giảm dƣ nợ tƣơng ứng với giá trị tài sản bị sụt giảm giá trị.

Trong công tác thẩm định tắn dụng, cần thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, chọn lọc các thông tin một cách hiệu quả, kết hợp với việc kiểm tra thực tế tại DN để đƣa ra đề xuất cho vay đúng đắn...Một vấn đề nữa là đa phần DN chƣa trung thực trong việc cung cấp các báo cáo tài chắnh cho ngân hàng. Do đó cần phải kiểm tra các khoản mục lớn và quan trọng

trong báo cáo tài chắnh: Tổng tài sản, Tổng nguồn vốn, Tài sản cố định, Nguồn vốn chủ sở hữu, Công nợ phải trả, Hàng tồn kho, Công nợ phải thu, Lãi lỗ nhƣ thế nào, tất cả đối chiếu với hồ sơ, sổ sách của DN hoặc ƣớc lƣợng giá trị của các khoản mục xem có phù hợp với tình hình thực tế của DN hay không, đồng thời so sánh với các DN cùng ngành nghề, cùng quy mô xem có hợp lý hay không. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xem xét dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh chắnh và phụ của DN, có tƣơng xứng với doanh thu và lợi nhuận, các khoản mục trên báo cáo tài chắnh hay không, sự ràng buộc và tỷ lệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chắnh có hợp lý hay không.

Trên cơ sở nguồn thông tin và dữ liệu về khách hàng, chi nhánh cần chủ động rà soát lại danh mục khách hàng hiện hữu, thƣờng xuyên đánh giá lại tình hình tài chắnh, hoạt động của DN để kịp thời phát hiện các DN cần đƣa vào diện giám sát hoặc hạn chế mở rộng tắn dụng.

Mở rộng cho vay DN ở mức phù hợp, tập trung tăng trƣởng cho vay ngắn hạn, kiểm soát tỷ trọng cho vay trung dài hạn ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn nguồn vốn huy động. Đa dạng hoá danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro tắn dụng, hạn chế cho vay quá nhiều đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hoặc loại hình cho vay có mức độ rủi ro cao.

Thực hiện tốt việc phân loại nợ, trắch lập và duy trì các khoản dự phòng để đối phó rủi ro tắn dụng theo đúng quy định. Theo đó, việc phân loại nợ phải đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, đúng bản chất từng khoản nợ, tránh trƣờng hợp vì mục tiêu đạt kế hoạch lợi nhuận mà phân loại nợ không đúng mức độ rủi ro của khoản nợ. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tắn dụng phải đúng đối tƣợng, điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật và VCB.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải có đủ kinh nghiệm và khả năng điều hành công tác quản trị rủi ro ngân hàng hiện đại. Cán bộ nghiệp vụ các phòng ban có liên quan đến hoạt động cho vay DN phải có ý thức tuân thủ

pháp luật và các quy định của VCB, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức trong công việc, có đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp, phong cách làm việc chuyên nghiệp để phân tắch, đánh giá khách hàng từ đó nhận diện rủi ro tắn dụng một cách hiệu quả. Để làm đƣợc điều này, chi nhánh cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ban lãnh đạo cũng nhƣ trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên tắn dụng thông qua công tác đánh giá và đào tạo cán bộ một cách thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 115 - 118)