Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 92)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, hoạt động cho vay DN của chi nhánh vẫn còn những hạn chế sau:

Hoạt động tìm kiếm và phát triển khách hàng mới chƣa đƣợc đẩy mạnh, khách hàng của ngân hàng chủ yếu vẫn là những khách hàng truyền thống. Số lƣợng DN vay vốn có sự gia tăng qua các năm nhƣng tốc độ tăng trƣởng chƣa cao. Bên cạnh đó, số lƣợng DN có vay vốn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các DN đang quan hệ giao dịch tại ngân hàng và tổng số DN trên địa

bàn Tỉnh. Điều này chƣa tƣơng xứng với thế mạnh của ngân hàng và tiềm năng của thị trƣờng trên địa bàn Tỉnh.

Chi nhánh chỉ mới hoạch định mục tiêu tăng trƣởng tắn dụng nói chung, chƣa hoạch định cụ thể mục tiêu tăng trƣởng trong cho vay khách hàng DN.

Bộ máy quản lý hoạt động cho vay DN chƣa có sự chuyên môn hóa cao, việc tổ chức quản lý trong cho vay DN của chi nhánh chƣa thể hiện tắnh chuyên nghiệp, chƣa tạo cơ chế để kiểm soát rủi ro tắn dụng tốt hơn, đặc biệt là rủi ro nghiệp vụ.

Mạng lƣới phòng giao dịch của chi nhánh mặc dù có sự gia tăng trong những năm qua nhƣng còn khá khiêm tốn, chƣa cạnh tranh so với các ngân hàng lớn khác trên địa bàn.

Hoạt động cổ động truyền thông của chi nhánh đƣợc chú trọng và đa dạng, tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn là treo băng rôn, chƣa mở rộng và thực hiện thƣờng xuyên các hoạt động quảng bá khác. Hoạt động chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc đầu tƣ kĩ lƣỡng, chỉ tập trung chủ yếu vào các DN lớn.

Quy trình, thủ tục cho vay khá chặt chẽ nhƣng còn khá cứng nhắc, nhất là các thủ tục về cầm cố, thế chấp tài sản dẫn đến thời gian xét duyệt hồ sơ kéo dài. Công tác thẩm định của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phắ, chất lƣợng thẩm định chƣa cao do hạn chế về nguồn thông tin phân tắch tắn dụng. Ngoài ra, vấn đề tài sản đảm bảo là một trong những trở ngại lớn của DN khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, có những DN mặc dù xây dựng đƣợc phƣơng án SXKD nhƣng tình hình tài chắnh yếu kém dẫn đến không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản có giá trị thấp nên không đƣợc xét duyệt cho vay. Khối lƣợng công việc cán bộ tắn dụng phải đảm nhiệm trong quy trình cho vay quá nhiều dẫn đến hiệu quả công việc vẫn chƣa cao.

Hoạt động kiểm soát rủi ro tắn dụng trong cho vay DN còn nhiều bất cập: Nguồn thông tin để phân tắch khách hàng còn hạn chế, chất lƣợng thông tin chƣa cao; Hệ thống xếp hạng tắn nhiệm nội bộ ngân hàng còn nhiều nhƣợc điểm và phụ thuộc nhiều vào các báo cáo tài chắnh do DN cung cấp; Kết quả chấm điểm và xếp loại DN nhìn chung vẫn còn phụ thuộc vào đánh giá chủ

quan, cảm tắnh của cán bộ tắn dụng và đôi khi mang tắnh hình thức; Công tác kiểm tra quá trình sử dụng vốn sau cho vay còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và theo đúng yêu cầu trong quy trình.

Trình độ thẩm định cũng nhƣ kinh nghiệm của cán bộ VCB còn hạn chế, thiếu khả năng phán đoán cũng nhƣ nhìn nhận toàn diện về tình hình hoạt động và tài chắnh của DN dẫn đến chất lƣợng thẩm định tắn dụng chƣa cao.

Cơ sở vật chất của ngân hàng vẫn còn hạn chế so với các NHTM khác, công nghệ thông tin tại chi nhánh khá hiện đại tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn nâng cao năng lực quản trị nội bộ ngân hàng.

b. Nguyên nhân của những hạn chế

Số lƣợng cán bộ tắn dụng của chi nhánh còn hạn chế trong khi khối lƣợng công việc phải giải quyết trong quy trình khá nhiều nên thời gian xét duyệt hồ sơ kéo dài.

Hầu hết cán bộ tắn dụng của ngân hàng hiện nay còn khá trẻ, do đó chƣa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động cho vay DN, chƣa am hiểu nhiều về thực tế; kiến thức xã hội, thị trƣờng còn hạn chế do đó thiếu khả năng nhìn nhận toàn diện về tình hình tài chắnh của DN dẫn đến chất lƣợng thẩm định chƣa cao.

Năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát vốn vay của chi nhánh đối với DN còn nhiều hạn chế, trong khi DN vốn là đối tƣợng dễ chịu tác động của môi trƣờng kinh doanh.

Chi nhánh thiếu kinh phắ để tổ chức nghiên cứu thị trƣờng một cách bài bản cũng nhƣ thực hiện thƣờng xuyên các hoạt động cổ động truyền thông và chăm sóc khách hàng.

Chi nhánh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các TCTD khác đang cùng hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng với mục tiêu là tranh giành khách hàng, tăng thị phần cho vay cũng nhƣ mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động phát triển khách hàng và mở rộng cho vay DN của chi nhánh trong thời gian qua.

Trong những năm qua tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc gặp nhiều khó khăn đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của cả NHTM và DN, sức tiêu thụ của thị trƣờng giảm sút, hàng tồn kho ứ đọng, DN có xu hƣớng thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừngẦCùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, giá cả các mặt hàng và sản phẩm đặc thù của tỉnh: cao su, cà phê, gỗ, sắn...thƣờng xuyên biến động không ổn định do đó nhiều DN gặp phải khó khăn trong hoạt động sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng thậm chắ dẫn đến thua lỗ, phá sản. Điều này khiến ngân hàng e dè và thận trọng hơn trong việc cho khách hàng vay vốn.

Hầu hết các DN trên địa bàn hiện nay là DN nhỏ và vừa, có năng lực tài chắnh yếu kém, công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh yếu, thiếu tài sản bảo đảm...nên vấp phải nhiều rào cản khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Năng lực quản lý, điều hành của chủ DN còn nhiều hạn chế, nên thiếu khả năng xây dựng phƣơng án SXKD khả thi hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả. Trong khi đó, năng lực tài chắnh và phƣơng án SXKD là những yếu tố hết sức quan trọng mà ngân hàng xem xét khi cho vay.

DN chƣa thực hiện đầy đủ các quy định về hạch toán, kế toán, thống kê dẫn đến sự thiếu minh bạch và chắnh xác của các thông tin tài chắnh. Đa phần các DN sử dụng 03 hệ thống báo cáo tài chắnh khác nhau, 01 báo cáo tài chắnh dùng cho cơ quan thuế với tình hình tài chắnh và hiệu quả kinh doanh kém để né thuế, và 01 báo cáo tài chắnh đƣợc lập với tình hình tài chắnh tốt, hiệu quả kinh doanh cao, đánh giá tốt các khoản mục trọng yếu để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và 01 báo cáo tài chắnh dành riêng cho chủ DN. Vấn đề thông tin thiếu chắnh xác và chất lƣợng thông tin không cao gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tắch và thẩm định cho vay.

Đạo đức của một số khách hàng DN không tốt: chủ tâm lừa gạt, giả mạo chữ ký, chứng từ, chây lì không trả nợ, sử dụng vốn sai mục đắchẦdẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng khi cho vay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở những lý luận cơ bản về cho vay DN và phân tắch hoạt động cho vay DN của NHTM ở chƣơng 1, chƣơng 2 của luận văn đã đi sâu vào việc phân tắch hoạt động cho vay DN tại VCB - CN Kon Tum, việc phân tắch tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

Giới thiệu sơ lƣợc về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của VCB - CN Kon Tum những năm gần đây.

Phân tắch tình hình cho vay DN tại VCB - CN Kon Tum về: môi trƣờng cho vay DN, mục tiêu hoạt động cho vay DN mà chi nhánh đã đề ra, cách thức tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay DN, những hoạt động chi nhánh đã thực hiện để triển khai cho vay DN và kết quả hoạt động cho vay DN của chi nhánh trong giai đoạn 2013-2015.

Qua việc phân tắch những nội dung trên, luận văn đã chỉ rõ những thành công và những mặt còn hạn chế trong hoạt động cho vay DN tại chi nhánh trong thời gian qua. Có nhiều nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan dẫn đến những hạn chế này. Do đó, để hoàn thiện hoạt động cho vay DN tại chi nhánh hiện nay, cần có những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế và định hƣớng cho hoạt động này trong thời gian sắp tới. Những giải pháp này sẽ đƣợc trình bày một cách chi tiết và cụ thể trong chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

KON TUM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu vay vốn của các DN trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Hiện nay, khu vực Tây Nguyên đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nƣớc và an ninh quốc phòng. Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum chiếm trung bình khoảng 8% tổng dân số và 7% GDP của toàn vùng. Theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên, dự báo giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trƣởng GDP của khu vực nói chung và Kon Tum nói riêng sẽ ở mức bình quân 12,5-13%/năm và GDP/ngƣời đạt 55,3-56,2 triệu đồng/ngƣời. Với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế đƣợc dự báo tăng đều qua các năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng dần, sức mua của thị trƣờng trong tỉnh sẽ tăng lên theo tốc độ tăng trƣởng GDP và sự gia tăng của dân sốẦĐiều này sẽ làm cho quy mô thị trƣờng tăng dần, từ đó thúc đẩy hoạt động SXKD của các DN trên địa bàn tỉnh phát triểncả về chất lƣợng và số lƣợng.

Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 theo dự báo ƣớc đạt từ 9-11%/năm; giai đoạn 2021-2025 dự báo từ 18- 20%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của tỉnh bao gồm: cà phê, cao su, tinh bột sắn, các sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm công nghiệp chế biến khác...Để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các mặt hàng xuất khẩu, Kon Tum đã và đang hình thành các vùng chuyên canh có diện tắch lớn với các loại cây công nghiệp nhƣ cao su, cà phê, sắn...Để đầu tƣ

phát triển ngành nông lâm nghiệp với những sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao, các nông hộ, tổ chức sản xuất và DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phƣơng đang cần số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Kon Tum hiện nay đang dịch chuyển theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ. Ngành công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ Kon Tum đã có sự phát triển vƣợt bậc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2016-2020, cùng với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nƣớc, ngành công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao, trở thành động lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu của Tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm xuất khẩu (Phụ lục 9). Hiện nay, Kon Tum cũng đã và đang hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn (Phụ lục 10). Tổng nhu cầu nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển công nghiệp của tỉnh dự kiến 5.900 tỷ đồng và phát triển thƣơng mại - dịch vụ là 400 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020, nhƣ vậy mỗi năm, bình quân nhu cầu vốn để phát triển công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ là 1.260 tỷ đồng.

Với những dự báo kể trên, rõ ràng nhu cầu vay vốn của các DN trên địa bàn chắc chắn sẽ tăng mạnh trong những năm tới, đặc biệt là nguồn vốn để sản xuất các sản phẩm chủ lực của Tỉnh và xây dựng cơ cấu hạ tầng các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các DN trên địa bàn là các DN nhỏ và siêu nhỏ, tiềm lực tài chắnh yếu kém, có rất ắt DN có đủ khả năng tự tắch lũy để tái đầu tƣ mở rộng sản xuất nếu không có sự trợ giúp của Nhà nƣớc và các tổ chức tài chắnh, tắn dụng.

3.1.2. Định hƣớng hoạt động cho vay DN của VCB - CN Kon Tum giai đoạn 2016-2020 giai đoạn 2016-2020

tiếp tục bám sát Phƣơng châm ỘTăng tốc - Hiệu quả - Bền vữngỢ và quan điểm điều hành ỘĐổi mới - Kỷ cƣơng - Trách nhiệmỢ, VCB đã đƣa ra những định hƣớng cụ thể đối với hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 2016- 2020 nhƣ sau:

* Công tác khách hàng

Quan điểm chỉ đạo: Luôn lấy công tác phát triển khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu chung: Gia tăng thị phần bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với các khách hàng truyền thống đồng thời tiếp cận phát triển các khách hàng mới tiềm năng, tăng cƣờng bán chéo sản phẩm để mang lại lợi ắch tổng thể cho ngân hàng.

* Công tác kiểm soát chất lượng tắn dụng, thu hồi nợ xấu và nợ ngoại bảng

Rà soát lại toàn diện danh mục tắn dụng và khách hàng hiện nay. Đánh giá đúng thực trạng, tình hình SXKD của từng khách hàng. Trên cơ sở đó có các giải pháp phù hợp, không để nợ xấu phát sinh vƣợt tầm kiểm soát.

Rà soát, đánh giá thực trạng của từng khách hàng và các khoản nợ có vấn đề: khả năng thu hồi, biện pháp và tiến độ thu hồi, phân công cụ thể trách nhiệm của Ban giám đốc, Trƣởng/phó phòng và cán bộ liên quan trong việc thu hồi đối với từng khoản nợ có vấn đề.

* Triển khai thực hiện một cách hiệu quả các dự án chuyển đổi, nâng cao năng lực quản trị hệ thống

Triển khai thực hiện các mô hình phê duyệt tắn dụng, thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại tập trung. Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ giữa Hội sở chắnh với các chi nhánh trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Hội sở chắnh thực hiện rà soát các khó khăn, vƣớng mắc từ các chi nhánh, có các giải pháp đồng bộ để xử lý những bất cập ảnh hƣởng đến công tác quan hệ KH.

hiệu quả công tác, chi trả tiền lƣơng, kinh doanh, khen thƣởng của nhân viên theo hệ thống KPIs - hệ thống đo lƣờng và đánh giá hiệu quả công việc); Dự án Basel II (Quản trị ngân hàng theo Hiệp ƣớc vốn Basel II nhằm thực hiện việc lƣợng hóa và phòng ngừa rủi ro theo thông lệ chung); Dự án nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm toán và mô hình kiểm tra, kiểm soát tập trung; và một số dự án chuyển đổi khác.

* Triển khai thực hiện nghiêm túc, có kết quả các cơ chế quản trị nội bộ ngân hàng

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy định của ngân hàng đảm bảo phù hợp với các văn bản hiện hành và những thay đổi trong mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Phổ biến, quán triệt tất cả các văn bản, cơ chế quản trị nội bộ nhƣ: nội quy lao động, đạo đức nghề nghiệp, quy chế chi trả tiền lƣơng, kinh doanh; quy chế thi đua khen thƣởng, quy chế quản lý, bổ nhiệm cán bộ; quy định xử

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 92)