Phân tắch tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay DN của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 66 - 68)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Phân tắch tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay DN của

với định hƣớng hoạt động của VCB và NHNN hiện nay. Tuy nhiên, chi nhánh chỉ mới hoạch định mục tiêu tăng trƣởng tắn dụng nói chung, chƣa hoạch định cụ thể mục tiêu tăng trƣởng trong cho vay khách hàng DN. Điều này cho thấy chi nhánh chƣa có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng, bài bản về thị trƣờng và tiềm năng cho vay DN trên địa bàn hiện nay để từ đó xác định cụ thể các chiến lƣợc và mục tiêu kinh doanh trong cho vay DN.

2.2.3. Phân tắch tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay DN của VCB - CN Kon Tum VCB - CN Kon Tum

a. Các chủ thể, phân nhiệm hoạt động cho vay DN tại VCB - CN Kon Tum

Việc tổ chức quản lý và phân nhiệm hoạt động cho vay DN của chi nhánh đƣợc thực hiện theo quy định chung của toàn hệ thống VCB, giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và kiểm soát lẫn nhau trong hoạt động cho vay DN:

* Ban giám đốc

- Đề xuất giải ngân hoặc phê duyệt hồ sơ giải ngân của khách hàng. - Giám sát quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đề xuất giải ngân. - Kiểm tra các bộ phận liên quan đến hoạt động cho vay DN. * Phòng khách hàng

- Là đầu mối trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, tiếp cận, tƣ vấn, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ tắn dụng. - Trực tiếp thẩm định khách hàng, lập các báo cáo đề xuất cấp tắn dụng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đôn đốc khách hàng, phối hợp với các phòng ban có liên quan để thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn.

* Phòng Quản lý nợ

tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân và thu hồi nợ, khởi tạo thông tin các khoản vay và tài sản đảm bảo trên hệ thống, đảm bảo khớp đúng với số liệu trên hồ sơ.

- Lƣu giữ hồ sơ tắn dụng của khách hàng, cung cấp hồ sơ tắn dụng theo yêu cầu của các phòng ban khác.

- Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tắn dụng, đảm bảo các khoản cấp tắn dụng tuân thủ đúng các quy định trong quy trình tắn dụng.

* Phòng dịch vụ khách hàng

- Tiếp nhận hồ sơ của phòng Quản lý nợ để kiểm tra tắnh pháp lý nhƣ: chữ ký duyệt của ngƣời có thẩm quyền, sự phù hợp trên chứng từ giải ngân.

- Thực hiện các bút toán hạch toán trên hệ thông để giải ngân cho khách hàng sau khi kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của chứng từ.

* Phòng ngân quỹ

- Tiếp nhận chứng từ của Phòng dịch vụ khách hàng, thực hiện các thao tác giải ngân tiền mặt cho khách hàng.

- Quản lý và đảm bảo an toàn tài sản bảo đảm của khách hàng trong kho quỹ.

b. Thẩm quyền phê duyệt cho vay DN

Thẩm quyền phê duyệt cho vay DN tại VCB - CN Kon Tum đƣợc thực hiện theo quy định về thẩm quyền phê duyệt do Hội sở ban hành. Mỗi chi nhánh trong hệ thống sẽ đƣợc xếp loại theo từng nhóm dựa trên quy mô và hiệu quả hoạt động. (Phụ lục 2)

VCB - CN Kon Tum thuộc nhóm 8, mức phán quyết tối đa tại chi nhánh là 30 tỷ đồng, giới hạn dự án là 15 tỷ đồng, nếu vƣợt quá giới hạn phê duyệt, chi nhánh phải trình các cấp phê duyệt thuộc Hội sở. Xét về giới hạn thời hạn cho vay đối với dự án đầu tƣ, thẩm quyền phê duyệt tại chi nhánh đƣợc xác định theo các nhóm ngành tƣơng ứng. (Phụ lục 3)

Tóm lại, bộ máy quản lý hoạt động cho vay DN của chi nhánh có sự phân công công việc rõ ràng cho từng bộ phận, từng chức danh cụ thể đồng

thời có sự phân cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy mô và thời hạn cho vay. So với các ngân hàng khác, mức phán quyết của chi nhánh hiện nay tƣơng đối cao, đây cũng là thuận lợi lớn giúp VCB - CN Kon Tum chủ động trong việc cho vay DN, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bộ máy quản lý hoạt động cho vay DN chƣa có sự chuyên môn hóa cao vì hiện nay chi nhánh vẫn giữ mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay chủ yếu do phòng khách hàng thực hiện, cán bộ tắn dụng trực tiếp xử lý công việc riêng của từng ngƣời, từ tìm kiếm, tƣ vấn cho khách hàng đến thẩm định và theo dõi thu hồi nợ...Trong khi đó, nhiều ngân hàng khác đã thực hiện việc chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay bằng việc tách riêng phòng quản lý rủi ro, phòng khách hàng, phòng thẩm định. Do đó, việc tổ chức quản lý trong cho vay DN của chi nhánh chƣa thể hiện tắnh chuyên nghiệp, chƣa tạo cơ chế để kiểm soát tốt rủi ro tắn dụng, đặc biệt là rủi ro nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 66 - 68)