8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tắn dụng
Chất luợng công tác thẩm định là nhân tố quan trọng quyết định chất lƣợng của các khoản cho vay và phòng ngừa rủi ro, do đó việc nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tắn dụng là hết sức cần thiết.
Trong công tác tổ chức điều hành công tác thẩm định khách hàng, việc tổ chức, phân công hợp lý và khoa học sẽ hạn chế đƣợc rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lắp trong công việc, giảm thiểu chi phắ thẩm định và tiết kiệm về mặt thời gian. Hiện nay, các phƣơng án SXKD của DN rất đa dạng về ngành nghề, mỗi ngành nghề đều có quy mô và tắnh phức tạp khác nhau. Một cán bộ tắn dụng không thể am hiểu tất cả các phƣơng án SXKD thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, chi nhánh nên phân công một hoặc một số cán bộ thẩm định phụ trách nhóm DN theo một số lĩnh vực kinh doanh nhất định. Điều này sẽ giúp cán bộ tắn dụng sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu các vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm từ đó đƣa ra những nhận định đúng đắn hơn trong công tác thẩm định. Đối với các dự án đầu tƣ và phƣơng án SXKD có quy mô lớn, phải trình ra Hội sở phê duyệt do vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh, chi nhánh nên lập Tổ thẩm định dự án để quá trình thu thập, xử lý thông tin nhanh, đảm bảo tắnh khoa học và tắnh chắnh xác hơn.
Bên cạnh công tác tổ chức, phân công thẩm định, ngân hàng cần hoàn thiện các nội dung thẩm định trong cho vay nhƣ sau:
* Năng lực pháp lý của DN: Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi thẩm định DN. Khi xem xét năng lực pháp lý của DN, cán bộ tắn dụng cần
yêu cầu DN cung cấp đầy đủ giấy tờ nhƣ: quyết định thành lập DN, giấy phép kinh doanh do cấp thẩm quyền cấp, quyết định bổ nhiệm giám đốcẦToàn bộ những giấy tờ này phải đƣợc chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền để tránh tình trạng giả mạo, lừa đảo.
* Uy tắn, đạo đức của DN và ngƣời đại diện hợp pháp: Việc đánh giá về trình độ tổ chức quản lý và uy tắn của khách hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do chủ quan khách hàng gây nên nhƣ: rủi ro về đạo đức; rủi ro do thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm của ban lãnh đạo; rủi ro do DN có khả năng thắch ứng kém với những biến động của thị trƣờngẦđồng thời đề phòng, phát hiện những âm mƣu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. Việc đánh giá uy tắn của DN và ngƣời đại diện hợp pháp cần dựa trên nhiều yếu tố:
Mô hình tổ chức và quản lý của DN: Mô hình tổ chức quản lý của DN có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô của hoạt động DN không, có những ƣu điểm, thuận lợi, khó khăn gì trong việc quản lý. Mô hình quản lý có mang tắnh chuyên môn hoá cao, tiếp cận các phƣơng thức quản lý hiện đại hay không.
Kinh nghiệm, năng lực quản lý của lãnh đạo DN: Đánh giá thông qua tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm lãnh đạo, kết quả hoạt động của DN từ khi Ban lãnh đạo đảm nhiệm chức vụ so với trƣớc đây.
Tƣ cách đạo đức của chủ DN thông qua tiếp xúc, tìm hiểu các mối quan hệ của lãnh đạo DN: Tác phong, phƣơng pháp điều hành, tắnh chuyên nghiệp trong quản lý của lãnh đạo DN. Sự đoàn kết trong nội bộ Ban lãnh đạo, sự am hiểu về tình hình SXKD, dự án, thị trƣờng của chủ DN. Tầm nhìn và định hƣớng phát triển DN trong tƣơng lai của Ban lãnh đạo. Khả năng xử lý đối với các biến động bất lợi mà DN có khả năng gặp phải.
Mối quan hệ của DN với các TCTD khác: xem xét, đánh giá về mức độ tắn nhiệm trong quan hệ với các ngân hàng, các TCTD, nhất là trong việc trả nợ tiền vay và thực hiện các cam kết.
Mối quan hệ về công nợ, thanh toán của DN với các bạn hàng trong hoạt động SXKD.
Vị trắ của DN trên thƣơng trƣờng: chất lƣợng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm của khách hàng ở vị thế nào trên thị trƣờng, mức độ chiếm lĩnh thị trƣờng của sản phẩm mà DN tạo ra.
* Tình hình tài chắnh của DN: Việc đánh giá tình hình tài chắnh của khách hàng là một khâu hết sức quan trọng trong việc thẩm định khách hàng, nhằm mục đắch xác định sức mạnh về tài chắnh, khả năng độc lập, tự chủ tài chắnh trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của DN. Khi phân tắch năng lực tài chắnh của khách hàng có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá, tuy nhiên ngân hàng nên chú trọng đến một số chỉ tiêu tài chắnh then chốt mang tắnh quyết định khi đánh giá, phân tắch. Khi xem xét, đánh giá đối với từng DN, chủ đầu tƣ cụ thể, cán bộ tắn dụng nên lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của từng khách hàng, ngành nghề kinh doanh để phân tắch. Trên cơ sở đó, cán bộ tắn dụng cần đƣa ra những dự báo và nhận định về rủi ro trong kinh doanh, rủi ro ngành, cấu trúc tài chắnh của DN.
* Dự án đầu tƣ và phƣơng án SXKD của DN: Thẩm định dự án đầu tƣ và phƣơng án SXKD của DN là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản về tắnh khả thi, hiệu quả của phƣơng án, kế hoạch SXKD của DN. Cán bộ tắn dụng cần phân tắch kỹ khả năng trả nợ của DN từ doanh thu, khấu hao và lợi nhuận của dự án mang lại. Ngoài việc đánh giá về các yếu tố tài chắnh của dự án, cán bộ tắn dụng cần chú trọng thẩm định mức độ rủi ro của dự án và các biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm các yếu tố sau:
Thị trƣờng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của DN: Yếu tố số lƣợng, giá cả, tắnh biến động của thị trƣờng cung cấp sản phẩm đầu vào, có khả năng thay thế sản phẩm nguyên vật liệu khác có giá thấp hơn hay không. Qua đó, cho thấy tắnh khả thi và hiệu quả của dự án khi đƣa vào hoạt động.
giá, chất lƣợng của sản phẩm; điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ đầu ra của sản phẩm cũng nhƣ sự thay đổi về chắnh sách, sản phẩm thay thế, thị trƣờng tiêu thụ, thị trƣờng xuất - nhập khẩu.
Triển vọng phát triển của ngành nghề kinh doanh của DN trong tƣơng lai: Đánh giá khả năng phát triển của ngành theo các mức độ: ổn định, tƣơng đối phát triển, đang phát triển cao, đang suy thoái, dấu hiệu suy thoái qua đó đƣa ra chắnh sách cho vay phù hợp. Ngân hàng có thể không tài trợ đối với một số ngành trong giai đoạn suy thoái hoặc có dấu hiệu suy thoái.
Hiện nay hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ: gỗ, cao su, cà phê, tinh bột sắnẦVì vậy, những yếu tố trên hết sức quan trọng trong việc thẩm định nhằm giảm thiểu rủi ro tắn dụng trong cho vay.
* Tài sản bảo đảm: Hiện nay, tài sản bảo đảm là một khó khăn lớn cản trở việc DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nhiều DN không có tài sản bảo đảm hoặc giá trị thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu vốn vay. Mặt khác, để giảm thiểu rủi ro, cán bộ tắn dụng thƣờng định giá tài sản thấp hơn giá thị trƣờng. Do đó, để đảm bảo tắnh chắnh xác khi thẩm định tài sản bảo đảm, ngân hàng cần xem xét nhiều yếu tố: quyền sở hữu, vấn đề thuê mua và thế chấp tài sản, tắnh lỏng của tài sảnẦđiều quan trọng là chi nhánh phải có những điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở khung giá Nhà nƣớc và giá thị trƣờng cho phù hợp với giá trị thực tế của tài sản.
Hiện nay, có nhiều phƣơng pháp thẩm định khác nhau, mỗi phƣơng pháp thẩm định đều có ƣu điểm, nhƣợc điểm riêng. Do đó, để nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, cán bộ tắn dụng cần phải nhận thức rõ đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp để vận dụng cho hiệu quả, đảm bảo: Phƣơng pháp lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện của chi nhánh; Phƣơng pháp lựa chọn phải theo đúng những yêu cầu, quy định của Nhà nƣớc; Phƣơng pháp thẩm định phải tối ƣu trong số các phƣơng pháp đƣa ra và các tiêu chuẩn thẩm định phải phù hợp với quy mô, tắnh chất của tài sản bảo
đảm, dự án đầu tƣ và phƣơng án SXKD của DN.
Trong công tác thẩm định, tầm quan trọng của thông tin tắn dụng là không thể phủ nhận vì chất lƣợng thông tin quyết định chất lƣợng thẩm định. Do vậy, chi nhánh cần đa dạng hóa và mở rộng thông tin tắn dụng từ nhiều nguồn khác nhau:
Thu thập và xử lý nguồn thông tin đƣợc cung cấp từ khách hàng thông qua hồ sơ vay vốn.
Khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung cấp, đối chiếu, kiểm tra với thông tin mình đang lƣu giữ để nâng cao độ tin cậy trong việc thẩm định.
Tăng cƣờng việc khai thác và xử lý thông tin từ việc phỏng vấn chủ DN, nhân viên làm việc trong DN.
Thông tin từ bạn hàng, nhà cung cấp của DN. Kênh thông tin này sẽ giúp ngân hàng xác định đƣợc uy tắn của DN trong hoạt động kinh doanh.
Thông tin từ đối thủ kinh doanh của DN, những DN cùng lĩnh vực và ngành nghề với khách hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng đánh giá đƣợc khả năng cạnh tranh, thị phần, hiệu quả kinh doanh của DN.
Thông tin từ các cơ quan chức năng nhƣ tòa án, thuế, hải quan, UBND các cấp, Sở kế hoạch và Đầu tƣẦnhằm xác định về tình hình pháp lý, thị trƣờng của DN.
Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/02/2010 về hoạt động thông tin tắn dụng của Chắnh phủ cho phép thành lập các công ty cung ứng dịch vụ thông tin tắn dụng khác ngoài CIC, đây cũng sẽ là một kênh tham khảo quan trọng để bổ sung cho nguồn thông tin của ngân hàng.
Ngoài những kênh thông tin trên, ngân hàng cần thành lập kho thông tin dữ liệu khách hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng thống kê lại tình hình của các DN, thời gian tra cứu thông tin đƣợc rút ngắn mỗi khi thực hiện giao dịch, quan trọng hơn là từ nguồn dữ liệu này, ngân hàng có thể đƣa ra đƣợc số liệu bình quân cũng nhƣ tình hình phát triển của các ngành kinh tế, từ đó dự báo
xu hƣớng trong tƣơng lai để có chắnh sách cho vay phù hợp.
Thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tắn dụng về những lĩnh vực của nền kinh tế thị trƣờng, yếu tố kỹ thuật của những ngành nghề mà chi nhánh đang cho vay hoặc sắp tới sẽ tiếp cận và tài trợ là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Công tác tập huấn chi nhánh có thể đề nghị Hội sở hỗ trợ hoặc đăng ký các trung tâm bên ngoài ngân hàng đào tạo theo yêu cầu thực tế tại chi nhánh. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng cần chú ý đến việc bồi dƣỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức trong công tác thẩm định .
Ngoài ra, chi nhánh cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ tắn dụng trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc cũng nhƣ quy trình thẩm định của Hội sở đã ban hành nhằm tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra trong hoạt động thẩm định.