Phân tắch các hoạt động VCB CN KonTum thực hiện để triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 68 - 76)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Phân tắch các hoạt động VCB CN KonTum thực hiện để triển

triển khai cho vay DN

a. Đảm bảo lãi suất cho vay và phắ dịch vụ liên quan có tắnh cạnh tranh

VCB - CN Kon Tum luôn xây dựng các chắnh sách về lãi suất và phắ khá linh hoạt, ƣu đãi đối với từng khách hàng cụ thể dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tắn dụng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng luôn có sự theo dõi, nắm bắt các quy định về lãi suất của VCB, NHNN và lãi suất cho vay của các ngân hàng trên địa bàn nhằm đảm bảo tắnh cạnh tranh về giá so với các ngân hàng khác. Trong từng trƣờng hợp cụ thể, lãi suất cho vay của chi nhánh thay đổi tùy theo loại tiền vay, thời hạn vay, hình thức bảo đảm. Tùy từng đối tƣợng và từng thời điểm khác nhau, chi nhánh sẽ áp dụng lãi suất cho vay và phắ dịch vụ phù hợp, vừa đảm bảo yếu tố cạnh tranh, vừa đảm bảo cân đối lợi nhuận và chi phắ mua vốn từ Hội sở. Theo bảng 2.5, lãi suất cho vay DN của chi nhánh không có sự chênh lệch lớn so với các NHTM Nhà nƣớc khác và khá cạnh tranh so với các ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 2.5.Lãi suất cho vay DN của các NHTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại thời điểm 31/12/2015

ĐVT: %/năm

Ngân hàng Lãi suất cho vay DN ngắn hạn

Lãi suất cho vay DN trung - dài hạn Agribank 8-10 10,5-11 BIDV 8-10 10,5-11 Vietinbank 8-10 10,5-11 Vietcombank 8-10 10,7-11 Sacombank 8,3-10,5 11-11,5 ACB 8,5-10,5 11-11,5 Đông Á 8,8-10,5 11-12 HDBank 9-10,5 11-12

(Nguồn: Tổng hợp từ biểu lãi suất cho vay DN của các NHTM trên địa bàn Tỉnh tại thời điểm 31/12/2015)

Trong giai đoạn 2013-2015, chi nhánh cũng đã xây dựng và áp dụng các chắnh sách về lãi suất theo chỉ đạo của VCB dựa trên ỘQuy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tắn dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tếỢ tại các Thông tƣ và Quyết định của NHNN trong từng thời điểm (Phụ lục 4). Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình cho vay với lãi suất ƣu đãi của Hội sở dành cho khách hàng nhƣ:

Năm 2013: Chƣơng trình cho vay ƣu đãi lãi suất VND: quy mô 50.000 tỷ đồng; Chƣơng trình cho vay ƣu đãi lãi suất USD: quy mô 1 tỷ USD; Chƣơng trình VND lãi suất USD: quy mô 10.000 tỷ đồng; Chƣơng trình cho vay ƣu đãi lãi suất ngắn hạn đối với 50 khách hàng định danh (tốt nhất hệ thống)...

Năm 2014: Gói tắn dụng 20.000 tỷ đồng dành cho các DN nhỏ và vừa...với lãi suất ƣu đãi chỉ từ 8,5%/năm...

Năm 2015: Gói tắn dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng thực hiện những kế hoạch tiêu dùng, kinh doanh với lãi suất chỉ từ 7%/năm...

Các chƣơng trình ƣu đãi lãi suất này đều đƣợc thông báo rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng nhƣ thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, cụ thể đến khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với một số khách hàng có chất lƣợng tắn dụng và tài sản đảm bảo tốt.

Nhìn chung, mức lãi suất cho vay và phắ mà chi nhánh đang áp dụng khá linh hoạt, ƣu đãi đối với DN, cạnh tranh đƣợc với các NHTM khác trên địa bàn. Nhờ đó, nhiều DN đã vƣợt qua đƣợc thời điểm khó khăn, dần ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh. Khi khách hàng trả nợ trƣớc hạn tại chi nhánh sẽ không bị thu phắ trả nợ trƣớc hạn, đây cũng là điểm mạnh so với các ngân hàng khác trong việc chia sẻ khó khăn cùng với DN.

b. Phát triển kênh phân phối

Hiện nay, VCB - CN Kon Tum sử dụng đồng thời hai kênh phân phối: truyền thống và hiện đại. Cụ thể:

Kênh phân phối truyền thống

Chi nhánh tiếp cận giao dịch với khách hàng trực tiếp tại trụ sở chắnh và các PGD trên địa bàn hoặc tại nhà, văn phòng, địa điểm kinh doanh của khách hàng. Việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ qua kênh này chủ yếu do đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng thực hiện. Đối với kênh phân phối này, ngân hàng cần phát triển mạng lƣới chi nhánh rộng khắp, luôn sẵn sàng cung ứng dịch vụ cho khách hàng để có thể bán đƣợc nhiều sản phẩm dịch vụ nói chung và đẩy mạnh cho vay DN nói riêng. Nhận thức đƣợc điều này, từ lúc hoạt động đến nay, chi nhánh đã mở rộng xây dựng mạng lƣới gồm 1 trụ sở chắnh và 3 PGD trên địa bàn (PGD Trần Phú, Ngọc Hồi, ĐăkHà). Tuy nhiên, đây là một con số quá khiêm tốn so với các NHTM khác trên địa bàn: Agribank (1 trụ sở chắnh và 12 CN/PGD), Vietinbank (1 trụ sở chắnh và 7 PGD), BIDV (1 trụ sở chắnh và 4 PGD), Sacombank (1 trụ sở chắnh và 4 PGD)...

* Ƣu điểm:

- Tắnh ổn định tƣơng đối cao.

- Dễ dàng thu hút khách hàng và thỏa mãn đƣợc những nhu cầu cụ thể của khách hàng.

* Nhƣợc điểm:

- Chi phắ đầu tƣ xây dựng các CN/PGD lớn, đòi hỏi ngân hàng phải có lực lƣợng nhân viên đông đảo và đội ngũ lắ cán bộ quản lắ tốt.

- Bị hạn chế về không gian và thời gian khi giao dịch với khách hàng.

Kênh phân phối hiện đại

Trong thời gian qua, chi nhánh cũng đã đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm tạo thêm những phƣơng thức phân phối sản phẩm, dịch vụ mới, bổ sung, thay thế và hoàn thiện hệ thống phân phối truyền thống của ngân hàng. Việc cung ứng dịch vụ qua kênh phân phối này đƣợc thực hiện qua:

Dịch vụ ngân hàng điện tử: đây là phƣơng thức mà chi nhánh cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng thông qua con đƣờng mạng điện tử và kênh truyền thông tƣơng tác nhƣ Internet Banking, SMS BankingẦTắnh đến 31/12/2015, đã có hơn 470 khách hàng DN tại VCB - CN Kon Tum sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng.

Trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại (Call center): với dịch vụ này chi nhánh cung cấp cho khách hàng các đƣờng dây nóng, tổng đài hỗ trợ qua điện thoại. Qua kênh phân phối này, khách hàng có thể yêu cầu cung cấp các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện tại đang sử dụng. Đồng thời, trung tâm chăm sóc khách hàng của VCB sẽ tiếp nhận các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng và thông báo với chi nhánh để có hƣớng tháo gỡ và xử lý phù hợp.

Việc sử dụng kênh phân phối hiện đại có những ƣu và nhƣợc điểm sau: * Ƣu điểm:

- Giúp tăng các tiện ắch cho DN khi vay vốn nhƣ: thanh toán, nộp thuế qua mạng...đồng thời tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và chi phắ giao dịch, có thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ở mọi lúc, mọi nơi.

- Giúp chi nhánh đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, cung cấp những dịch vụ mới và hiện đại, có khả năng nâng cấp và mở rộng liên tục, điều này giúp tăng cƣờng khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn qua đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Giúp chi nhánh tiết kiệm đáng kể về nhân sự và thời gian xử lắ giao dịch.

* Nhƣợc điểm:

Khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng luôn phải chú ý đến tắnh bảo mật của tài khoản vì có thể bị đánh cắp tên truy cập và mật khẩu của mình khi giao dịch trực tuyến.

Nhìn chung, việc triển khai đồng thời các kênh phân phối giúp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, cung ứng và bán chéo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và cho vay DN nói riêng. Do đó, trong những năm qua, chi nhánh luôn chú trọng đẩy mạnh và phát triển các kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại nhằm tăng thêm tiện ắch cho DN khi vay vốn. Tuy nhiên, xét về kênh phân phối truyền thống thì mạng lƣới phòng giao dịch của chi nhánh trong những năm qua mặc dù có sự gia tăng còn khá khiêm tốn, chƣa cạnh tranh đƣợc so với các ngân hàng lớn khác trên địa bàn. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay DN của chi nhánh nói riêng.

c. Thực hiện các hoạt động cổ động truyền thông

Bên cạnh việc triển khai quảng cáo theo các chƣơng trình của Hội sở thì chi nhánh cũng tổ chức các chƣơng trình cổ động riêng nhƣ: treo băng rôn, hội nghị khách hàng, tài trợ xây dựng trƣờng học, nhà tình nghĩa, ủng hộ ngƣời khuyết tật và trẻ mồ côi, hỗ trợ các làng kết nghĩa vùng sâu, vùng xa

trên địa bàn, thực hiện các phóng sự về VCB - CN Kon Tum trên truyền hình. Phát tờ rơi cũng đƣợc thực hiện nhƣng không thƣờng xuyên và chƣa đầu tƣ kĩ lƣỡng. Định kỳ, ngân hàng có thăm hỏi, tặng quà chúc mừng các DN lớn vào ngày thành lập, lễ, Tết, sinh nhật lãnh đạo...

Hoạt động cổ động truyền thông của chi nhánh hiện nay đƣợc chú trọng và đa dạng, tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn là treo băng rôn, các hoạt động quảng bá khác chƣa thƣờng xuyên, chƣa mở rộng việc kết hợp với các cơ quan Nhà nƣớc trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ DN để quảng bá, trao đổi và tháo gỡ khó khăn cho DN trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hiện nay. Việc chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc đầu tƣ kĩ lƣỡng, chỉ tập trung chủ yếu vào các DN lớn.

d. Thực hiện quy trình cho vay một cách chặt chẽ

Quy trình cho vay DN đƣợc chi nhánh áp dụng và hoàn thiện theo quy trình cho vay DN do Hội sở ban hành cho toàn hệ thống (Phụ lục 5) bao gồm những bƣớc sau:

Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn và đánh giá ban đầu Bƣớc 2: Thẩm định và đề xuất tắn dụng

Bƣớc 3: Phê duyệt tắn dụng

Bƣớc 4: Ký kết Hợp đồng tắn dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố và Hợp đồng liên quan

Bƣớc 5: Giải ngân vốn vay Bƣớc 6: Lƣu trữ hồ sơ

Bƣớc 7: Kiểm tra và giám sát tắn dụng Bƣớc 8: Thu nợ và xử lý nợ quá hạn

Bƣớc 9: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo/đảm bảo bổ sung Hiện nay, quy trình và thủ tục cho vay DN của ngân hàng khá chặt chẽ nhƣng đôi khi khá cứng nhắc, nhất là các thủ tục về cầm cố, thế chấp tài sản dẫn đến thời gian xét duyệt hồ sơ kéo dài. Công tác thẩm định của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phắ, chất lƣợng thẩm định

chƣa cao do hạn chế về nguồn thông tin phân tắch tắn dụng. Ngoài ra, vấn đề tài sản đảm bảo là một trong những trở ngại lớn của DN khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, có những DN mặc dù xây dựng đƣợc phƣơng án SXKD nhƣng tình hình tài chắnh yếu kém dẫn đến không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản có giá trị thấp nên không đƣợc xét duyệt cho vay. Bên cạnh đó, hầu nhƣ cán bộ tắn dụng đều tham gia vào tất cả các bƣớc trong quy trình tắn dụng, khối lƣợng công việc cán bộ tắn dụng phải đảm nhiệm quá nhiều dẫn đến hiệu quả công việc vẫn chƣa cao, thời gian xử lý hồ sơ kéo dài nên đôi khi khách hàng phải chờ đợi khá lâu trong quá trình giao dịch.

e. Chú trọng kiểm soát rủi ro tắn dụng

Để hạn chế rủi ro tắn dụng, chi nhánh đã chấp hành đúng quy trình tắn dụng của NHNN và VCB trong cho vay DN. Bên cạnh đó, việc chọn lọc khách hàng, thẩm định hồ sơ, xếp hạng tắn dụng nội bộ của VCB cũng đƣợc thực hiện nghiêm túc. Kiểm tra trƣớc trong và sau khi cho vay đƣợc thực hiên bởi chắnh cán bộ tắn dụng nhằm đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đắch. Ngoài ra, ngân hàng cũng không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên thông qua công tác đánh giá và đào tạo lại cán bộ về năng lực và đạo đức kinh doanh.

Nhìn chung, công tác kiểm soát rủi ro luôn đƣợc ngân hàng chú trọng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau: Nguồn thông tin để phân tắch khách hàng còn hạn chế, chất lƣợng thông tin chƣa cao nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tắch và thẩm định cho vay. Điều này dẫn đến chất lƣợng thẩm định chƣa cao, quá trình phân tắch và thẩm định cho vay tốn nhiều thời gian và chi phắ, gia tăng rủi ro cho ngân hàng khi cho vay DN. Hệ thống xếp hạng tắn nhiệm nội bộ ngân hàng còn nhiều nhƣợc điểm và phụ thuộc nhiều vào các báo cáo tài chắnh do DN cung cấp. Kết quả chấm điểm và xếp loại DN vẫn còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan, cảm tắnh của cán bộ tắn dụng. Công tác kiểm tra quá trình sử dụng vốn sau cho vay còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và theo đúng yêu cầu trong quy trình,

nhiều khi chỉ mang tắnh hình thức.

f. Phát triển nguồn nhân lực và chú trọng công tác đào tạo nhân sự

Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, VCB - CN Kon Tum luôn chú trọng hoạt động phát triển nguồn nhân lực và chú trọng công tác đào tạo nhân sự thông qua việc:

Chú trọng thu hút nguồn lực từ bên ngoài thông qua việc đăng tải thông tin tuyển dụng một cách phổ biến trên báo chắ cũng nhƣ website hoặc thực hiện các chƣơng trình tài trợ học bổng; tiếp nhận sinh viên thực tập...

Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ nhằm đánh giá lại năng lực của cán bộ ngân hàng, từ đó lên kế hoạch đào tạo phù hợp.

Thƣờng xuyên tổ chức các khóa học nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng.

Xây dựng một chế độ lƣơng, thƣởng khá ƣu đãi cho nhân viên, đặc biệt đối với những nhân viên tắn dụng ngân hàng bắt đầu áp dụng chƣơng trình thƣởng theo doanh số. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã xây dựng các sơ đồ thăng tiến tƣơng ứng với từng chức danh cụ thể. Điều này giúp cán bộ nhân viên của ngân hàng có động lực để phấn đấu, làm việc nâng cao doanh số cho vay và xây dựng đƣợc lộ trình phát triển sự nghiệp cho bản thân.

Đội ngũ nhân viên của ngân hàng hiện nay còn trẻ, do đó trình độ cũng nhƣ kinh nghiệm thẩm định còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, đối với hoạt động cho vay DN, độ chắnh xác của các thông tin tài chắnh mà DN cung cấp không cao, nguồn thông tin về DN lại hạn chế, do đó đòi hỏi cán bộ tắn dụng phải có nhiều kinh nghiệm, khả năng phán đoán cũng nhƣ nhìn nhận toàn diện về tình hình hoạt động và tài chắnh của DN.

g. Đầu tư công nghệ thông tin và cơ sở vật chất

VCB - CN Kon Tum luôn chú trọng việc trang bị cơ sở vật chất trụ sở chắnh và các phòng giao dịch khang trang, sạch đẹp; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng khi giao dịch.

trụ sở chắnh và một số phòng giao dịch của chi nhánh vẫn đang đi thuê, nhìn tổng thể bên ngoài vẫn chƣa thật sự bề thế, khang trang so với các NHTM khác. Điều này chƣa tƣơng xứng với vị thế và hình ảnh của một ngân hàng lớn trong hệ thống tài chắnh trên địa bàn. Công nghệ thông tin tại chi nhánh khá hiện đại tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn cao năng lực quản trị nội bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 68 - 76)