Hoạch định cụ thể mục tiêu trong cho vay DN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 101 - 104)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoạch định cụ thể mục tiêu trong cho vay DN

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, mục tiêu hoạt động cho vay DN là những kết quả mà ngân hàng cần và mong muốn đạt đƣợc khi thực hiện các hoạt động cho vay DN trong dài hạn. Việc hoạch định mục tiêu trong cho vay DN của ngân hàng phải đảm bảo những yêu cầu quan trọng sau:

- Tắnh cụ thể: Thể hiện kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt đƣợc, giới hạn về thời gian và không gian thực hiện. Mục tiêu càng cụ thể thì càng giúp ngân hàng dễ hoạch định phƣơng hƣớng, giải pháp chiến lƣợc để thực hiện mục tiêu đó. Thông thƣờng các mục tiêu ở cấp Hội sở thƣờng mang tắnh tổng quát cao, còn các mục tiêu ở cấp chi nhánh cần cụ thể, chi tiết hơn.

- Tắnh nhất quán: Các mục tiêu thƣờng không nhất quán và có mối quan hệ trái ngƣợc nhau nhƣ: nới lỏng các điều kiện cho vay để tăng dƣ nợ

luôn làm gia tăng rủi ro tắn dụng...Do đó, khi xác định mục tiêu chiến lƣợc phải luôn chú ý đảm bảo các mục tiêu nhất quán với nhau. Điều này có nghĩa là các mục tiêu phải phù hợp và đồng bộ với nhau, việc hoàn thành mục tiêu này không cản trở việc hoàn thành mục tiêu khác.

- Tắnh đo lƣờng: Tắnh chất này có liên quan đến tắnh cụ thể của mục tiêu, nghĩa là một mục tiêu càng cụ thể thì càng phải thể hiện rõ ở khả năng đo lƣờng đƣợc. Do đó, các mục tiêu nên đƣợc đƣa ra dƣới dạng các chỉ tiêu tài chắnh thể hiện bằng con số tuyệt đối hay tƣơng đối.

- Tắnh khả thi: Các mục tiêu đƣợc đặt ra phải khả thi trên phƣơng diện thực hiện. Điều này có nghĩa là mục tiêu phải phù hợp với các tình hình thị trƣờng và điều kiện của ngân hàng. Những mục tiêu này phải là kết quả tổng thể của những hoạt động mà ngân hàng có thể thực hiện trong môi trƣờng ngân hàng hoạt động trên thực tế chứ không phải là một thị trƣờng giả sử.

- Tắnh thách thức: Nội dung các mục tiêu phải có tắnh thách thức trên cở sở hy vọng cao để ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng thực sự nỗ lực phấn đấu thực hiện và hoàn thành. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt để mọi ngƣời luôn tìm tòi, phát huy sáng kiến để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc ngân hàng đặt ra các mục tiêu quá cao, không sát thực tế hay khó có thể đạt đƣợc thì nó trở nên phản tác dụng vì khi đó, mục tiêu chỉ mang tắnh chất xa rời thực tế và không có khả năng thực hiện đƣợc.

- Tắnh linh hoạt: Các mục tiêu kinh doanh đƣợc đặt ra trong môi trƣờng kinh doanh trong tƣơng lai. Do đó, các mục tiêu đƣợc xây dựng phải có tắnh linh hoạt hay phải có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với các nguy cơ và cơ hội cũng nhƣ những biến đổi có thể xảy ra trong môi trƣờng kinh doanh thực tế. Tuy nhiên, ngân hàng cần lƣu ý rằng việc thay đổi và điều chỉnh quá thƣờng xuyên mục tiêu sẽ dẫn đến sự rối loạn trong chiến lƣợc, chắnh sách và các chƣơng trình hoạt động.

Một trong những mô hình phổ biến, đƣợc ứng dụng rộng rãi trong việc hoạch định mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh của các DN nói chung và ngân

hàng nói riêng hiện nay đó là SWOT. Theo mô hình này, để xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc trong cho vay DN phù hợp, xác đáng, chi nhánh cần thực hiện việc phân tắch, đánh giá cụ thể những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của môi trƣờng kinh doanh cho vay DN. Trong quá trình phân tắch đó, chi nhánh cần đặc biệt chú ý nghiên cứu một cách kĩ lƣỡng, bài bản về: triển vọng ngành; khả năng cạnh tranh, gia nhập thị trƣờng của các DN; tắnh thay thế của sản phẩm, dịch vụ; tắnh ổn định của nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của DN; các quy định của Nhà nƣớc và chắnh sách của các nƣớc nhập khẩu đến hoạt động kinh doanh của DN; mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên...Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn khi mà hiện nay, các DN trên địa bàn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhƣ: gỗ, cao su, cà phê, tinh bột sắnẦViệc nghiên cứu tiềm năng phân khúc thị trƣờng cho vay DN giúp chi nhánh xác định những ngành, lĩnh vực đầu tƣ, sản phẩm sẽ có lợi thế trong bối cảnh giá cả thị trƣờng, tỷ giá luôn biến động thất thƣờng...

Tiếp theo ngân hàng cần phải xác định số lƣợng các mục tiêu, những mục tiêu then chốt phù hợp với hoạt động cho vay DN trong từng thời kỳ kinh doanh, đồng thời phân tắch rõ mối quan hệ giữa các mục tiêu để đảm bảo tắnh nhất quán. Cụ thể, ngân hàng cần xác định cụ thể mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay DN, tỷ lệ nợ xấu cho vay DN cần khống chế, thị phần cho vay DN...là bao nhiêu %, con số tuyệt đối dự định sẽ thực hiện là bao nhiêu. Việc cần làm sau đó là đề ra các thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu để có kế hoạch thực hiện. Cần lƣu ý sắp xếp các mục tiêu theo một thứ tự ƣu tiên nhất định chứ không phải đƣa ra một danh mục không có thứ tự các mục đắch. Ngoài ra, việc xây dựng các mục tiêu cần dựa trên những căn cứ hết sức quan trọng đó là định hƣớng hoạt động kinh doanh của NHNN và VCB trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo tắnh khả thi và linh hoạt những của mục tiêu mà chi nhánh đã đề ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh kon tum (Trang 101 - 104)