Các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 34)

7. Tổng quan các nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội

a. Điu kin tnhiên

Cũng giống như các đối tượng vật nuôi khác của sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò thịt phụ thuộc rất lớn và điều kiện tự nhiên vì chúng đều là những động vật sống.

Khí hu, thi tiết

Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, gió… có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định (nghĩa là trong điều kiện đó cây trồng, vật nuôi mới có thể phát triển bình thường)

vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết.

Bò, đặc biệt bò lai là động vật rất mẫn cảm với môi trường, đặc biệt là với nhiệt độ và độ ẩm. Bản thân con bò như một chiếc máy sống sản xuất sữa, thịt với nhịp điệu căng thẳng. Các giống bò ôn đới như Holstein Friesian

phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18 - 250C và độ ẩm thích hợp là 60-75%. Các giống bò nhiệt đới như Red Sindhi, Sahiwal có năng suất thấp hơn một ít so với giống bò trên, dễ thích nghi với nhiệt độ từ 20- 320C. Do vậy bò vàng cải tiến (bò lai giữa bò địa phương với bò Red Sindhi trong chương trình Sind hoá đàn bò) ở các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và bò đực HF biểu hiện sự thích nghi tốt với khí hậu nước ta và khu vực này.

Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp lên con vật, mà còn ảnh hưởng tới tình hình dịch bệnh và cả thu gom bảo quản sản phẩm. Ngoài ra nó còn là nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất thức ăn cho gia súc nói chung và bò thịt nói riêng.

Đất đai ngun nước

Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất cỏ cho chăn nuôi bò thịt tập trung và các bãi chăn thả tập trung.

Muốn duy trì hoạt động chăn nuôi bò cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho đồng cỏ, nước uống, nước tắm rửa cho bò. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả sản xuất chăn nuôi, như ông cha ta đã khẳng định “nhất nước nhì phân”. Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường xuyên đều là những nơi có nền nông nghiệp trù phú, chẳng hạn như vùng hạ lưu các con sông lớn như sông Mê Kông, Sông Hoàng Hà… Do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình nên nguồn nước trên thế giới phân bố không đồng đều và thay đổi theo mùa.

Ở nước ta lượng mưa tập trung quá lớn làm dư thừa nước, còn mùa khô ngược lại rất khan hiếm nước. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho sản

xuất nông nghiệp. Để khắc phục được trình trạng thiếu nước trong mùa khô và quá dư thừa nước cho mùa mưa, người ta đã xây dựng các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước… để phục vụ tưới tiêu một cách chủ động. Sự suy giảm nguồn nước ngọt là nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.

Với năng suất trồng cỏ thâm canh ở nước ta hiện nay, bình quân mỗi con bò cần có 500 m2 đất trồng cỏ. Việc trồng cỏ cho bò lệ thuộc vào quỹ đất cũng như điều kiện tự nhiên tại đó. Bãi cỏ tự nhiên ở nước ta nói chung cũng như ở Tây Nguyên nói riêng thường thiếu màu mỡ, cằn cỗi do thiếu nước nên sản lượng cỏ thấp khoảng 8 tấn/ha/năm. Muốn có đồng cỏ thâm canh người ta thường phải đầu tư khá nhiều công sức và tiền vốn.

b. Điu kin vkinh tế

- Tình hình phát triển kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngành chăn nuôi này. Sự phát triển của nền kinh tế vừa tạo điều kiện thúc đẩy vừa đặt ra yêu cầu đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt.

Nhu cầu thịt tăng lên không ngừng khi nên kinh tế phát triển do thu nhập của dân cư cao hơn (hiện tại mức tiêu dùng thịt bò của người dân Việt Nam chỉ khoảng 1,5 kg/người/năm), thị trường đầu ra cho sản phẩm thịt được mở rộng. Điều này cho phép khắc phục vấn đề khó khăn nhất của sản phẩm nông nghiệp là thị trường đầu ra.

Khi nền kinh tế có một nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ là nhân tố giúp cho chăn nuôi bò thịt phát triển, khi đó sản phẩm của chăn nuôi sẽ trở thành đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến này. Nếu xét dưới khía cạnh đầu vào, ngành công nghiệp chế biến

thức ăn chăn nuôi phát triển sẽ cung cấp đầy đủ về lượng và đảm bảo về chất cho chăn nuôi bò thịt. Ngoài ra, khi nền kinh tế phát triển, khả năng tích lũy của nó cũng cao hơn và do vậy mà nền kinh tế có khả năng cung cấp vốn cho phát triển chăn nuôi bò thịt. Chăn nuôi bò thịt nhất là chăn nuôi công nghiệp hay sinh thái đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư khá lớn mà tích lũy từ nông nghiệp khó có thể đảm bảo.

Sự phát triển của ngành nông nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chăn nuôi nói chung và bò thịt nói riêng. Sự phát triển của ngành nông nghiệp mà bao gồm trồng trọt và chăn nuôi chỉ có thể đạt được nếu ngành chăn nuôi phát triển. Vì sự phát triển của chăn nuôi nói chung và bò thịt nói riêng sẽ:

- Tăng nhanh giá trị sản lượng và giá trị gia tăng nông nghiệp; - Thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển khi cung cấp phân bón; - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp;

- Cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp;

- Thu hút bởi lao động dư thừa từ ngành trồng trọt giảm căng thẳng về việc làm.

Chính sự phát triển của nông nghiệp trong đó có ngành trồng trọt sẽ bảo đảm cho sự phát triển của ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò thịt khi chính ngành trồng trọt bảo đảm cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi không nhỏ cho ngành này từ chính phẩm và phụ phẩm trong sản xuất trồng trọt. Ngoài ra, ngành trồng trọt cũng góp phần nâng cao giá trị của phụ phẩm trong ngành chăn nuôi khi ngành này sử dụng phân bón của chăn nuôi bò thịt với giá cả tương đối cao.

Trong thực tế sẽ không có sự tách biệt rõ ràng giữa ngành sản xuất này trong nông nghiệp Việt Nam nói chung và M'Đrắk (Đắk Lắk) nói riêng, vì đặc thù sản xuất nông nghiệp của chúng ta hiện này chưa có sự chuyên môn hóa cao. Người chăn nuôi bò thịt ở M'Đrắk cũng lại chính là người sản xuất trồng

trọt. Nghĩa là mối quan hệ tương tác giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi được thực hiện ngay trong từng cơ sở sản xuất. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì trình độ chuyên môn hóa này có vẻ thích hợp, nhưng về lâu dài sẽ dịch chuyển dần theo hướng chuyên môn hóa cao hơn.

c. Điu kin hi

- Lao động

Việc ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất là một trong những nguyên nhân làm cho ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phát triển. Để nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi bò thịt, yêu cầu người lao động phải có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt. Trong khi đó, chăn nuôi bò thịt hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là trong các hộ nông dân, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, lao động là những thành viên trong hộ, cơ bản không có chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng lao động hiện tại có những tác động gây trở ngại đến sự phát triển chăn nuôi bò thịt, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả lao động trong chăn nuôi.

Để chuyển giao được các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt (kỹ thuật mới và những quy trình chăn nuôi tiên tiến, giống mới với công tác lai tạo và nhân giống), Nhà nước phải mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt nhằm nâng cao trình độ hiểu biết kỹ thuật cho người chăn nuôi, đặc biệt là người chăn nuôi ở vùng sâu, vùng xa.

- Giao thông cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng là điều kiện để người nông dân tiếp cận với các thông tin thị trường, khoa học kĩ thuật chăn nuôi, giúp người dân thuận tiện trong việc mua bán tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất tốt. Hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ chăn nuôi như cung

cấp thức ăn chăn nuôi, thú y,…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)