7. Tổng quan các nghiên cứu
3.2.3. Tổ chức lại sản xuất kinh doanh bò thịt
Hiện nay, trong hoạt động sản xuất chăn nuôi bò của hộ nông dân ở M'Đrắk đang tồn tại hai loại tổ chức sản xuất chính đó là:
- Hộ nông dân chăn nuôi nhỏ: Là những hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ (dưới 5 con) mà phần lớn là 1 - 2 con bò/hộ, chủ yếu nuôi theo phương thức tận dụng, quảng canh nên năng suất cho thịt thấp. Mục tiêu của sản xuất là tận dụng các bãi chăn thả tự nhiên, các phế phụ phẩm nông nghiệp và lao động nhàn rỗi của gia đình để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cho gia đình. Chủ hộ thường chăn nuôi theo lối kinh nghiệm, ít có kỹ thuật và thường không chú ý đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là loại hình phổ biến nhất hiện nay ở M'Đrắk. Trong thời gian tới, cần có các giải pháp nhằm nâng cao trình độ của chủ hộ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt.
- Hộ nông dân chăn nuôi lớn: Hình thức này được thực hiện chủ yếu ở các hộ có điều kiện kinh tế khá giả và ở những vùng có điều kiện về chăn thả như vùng gò đồi. Quy mô chăn nuôi của hộ thường từ 5 con trở lên, chăn nuôi dựa vào điều kiện sẵn có về bãi chăn thả tự nhiên của địa phương, lao động và vốn của gia đình, phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh. Trong thời gian tới cần có các giải pháp để hỗ trợ cho các hộ này phát triển chăn nuôi bò theo hình thức trang trại. Như vậy, chủ trang trại cần phải được trang
bị trình độ kỹ thuật và tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra thu nhập cao. Chủ trang trại phải thường xuyên nắm bắt tình hình thị trường và tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do những ưu điểm của sản xuất trang trại nên trong thời gian tới cần ưu tiên phát triển hình thức tổ chức chăn nuôi bò thịt với quy mô trang trại trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, cần mở rộng các hình thức sản xuất khác như liên doanh, liên kết kinh tế giữa các hộ có điều kiện để phát triển chăn nuôi bò thịt một cách có quy củ hơn. Nếu như chỉ định hướng ưu tiên phát triển các trang trại chăn nuôi bò thịt với quy mô lớn thì sẽ rất khó khăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vốn chiếm phần lớn số hộ chăn nuôi bò thịt của huyện M'Đrắk. Vì vậy, chúng ta cần lợi dụng và biến yếu tố này thành lợi thế.
Một đề xuất mô hình chăn nuôi có thể áp dụng
Sơđồ 3.1: Mô hình liên kết trong chăn nuôi bò thịt Nhóm 1
- Có bò cái sinh sản
đã được thụ tinh.
- Nuôi bê lai đến 6
tháng tuổi Nhóm 2 - Có bãi chăn thả - Nuôi bò lai đến 18 tháng tuổi Nhóm 3 - Có chuồng trại - Có nguồn thức ăn ổn định. - Nuôi vỗ béo 3 tháng NGƯỜI TIÊU DÙNG Bán Xuất bán Bán
Nhìn vào sơ đồ có thể nhận thấy các hộ chăn nuôi bò thịt được chia thành các nhóm làm vệ tinh và liên kết chặt chẽ với nhau trong một hệ thống. Nhóm 1: bao gồm các hộ chăn nuôi nhỏ sản xuất bê lai đến 6 tháng tuổi. Các hộ này có bò cái lai Sind được gieo tinh và nuôi bê lai đến 6 tháng tuổi và sau đó bán các bê lai này cho nhóm 2. Như vậy, để có sản phẩm tiêu thụ, người nông dân này chỉ mất một thời gian từ 1 đến 6 tháng (chu kỳ đầu). Số hộ này có thể bao gồm toàn bộ các hộ chăn nuôi bò trong khu vực. Nhóm 2: Những người chăn nuôi sản xuất bò lai đến khi vỗ béo (khoảng 18 tháng tuổi). Các hộ này mua bê lai 6 tháng tuổi từ nhóm 1, sau đó nuôi dưỡng chăm sóc đến lúc 18 tháng tuổi. Chu kỳ quay vòng vốn của nhóm này là 12 tháng. Các hộ chăn nuôi thuộc nhóm này đòi hỏi phải có bãi chăn thả. Nhóm 3: Là những người chăn nuôi chuyên vỗ béo. Các hộ này mua bò lai lúc 18 tháng tuổi, sau đó nuôi vỗ béo trong vòng 3 tháng để xuất thịt. Các hộ này đòi hỏi phải có chuồng trại, nguồn cung cấp thức ăn ổn định. Nhóm này có thể ghép chung với nhóm 2. Bằng biện pháp này, việc quay vòng đồng vốn sẽ nhanh chóng và người chăn nuôi quy mô nhỏ có thể tham gia tích cực vào hệ thống sản xuất. Hơn nữa, cho đến nay hệ thống đường xá giao thông đi lại giữa các vùng đã rất thuận tiện, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc vận chuyển bò thịt giữa các nhóm hộ trong hệ thống chăn nuôi được nhanh chóng và dễ dàng.