Các nhân tố về chính sách và thị trường cho phát triển chăn nuô

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 38)

7. Tổng quan các nghiên cứu

1.3.3. Các nhân tố về chính sách và thị trường cho phát triển chăn nuô

ứng cho công tác phòng chống bệnh dịch, bảo đảm an toàn cho vật nuôi là hết sức quan trọng. Để làm được như vậy, ngoài nhu cầu kinh phí cho các hoạt động của mạng lưới thú y, việc cung ứng thuốc thú y và vaccin phải thường xuyên, phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông, quảng cáo nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò vị trí của công tác thú y trong quy trình chăn nuôi bò thịt.

1.3.3. Các nhân tố về chính sách và thị trường cho phát triển chăn nuôi bò thịt nuôi bò thịt

a. V chính sách

Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt của địa phương là tổng thể các biện pháp của chủ thể sử dụng để tác động vào quy mô sản lượng và năng suất chăn nuôi bò thịt của địa phương thông qua quản lý, điều chỉnh quy hoạch phát triển, các quy định sử dụng đất nông nghiệp cho chăn nuôi, hỗ trợ tài chính và thuế, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi bò thịt.

Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt có thể chia thành 2 loại dựa theo

tiêu chí “cởi trói” và “thúc đẩy” đều vì mục tiêu phát triển, nhưng có đạt được mục tiêu này hay không còn tùy thuộc vào sự đúng đắn và kịp thời của chính sách.

Những chính sách mang tính “cởi trói” đương nhiên đi vào cuộc sống một cách “tự nhiên” nhất, nhanh nhất, được thực thi đầy đủ nhất, hiệu quả nhất. Để ban hành những chính sách "cởi trói", người ta chỉ cần lương tâm và lòng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận cái gì vốn có của đời sống kinh tế. Hơn nữa, thực tiễn “xé rào” đã buộc những nhà hoạch định chính sách phải hành động “mở khóa” cho cái “lò xo” bấy lâu bị ép chặt và do đó

cái “lò xo” này sẽ tự bật lên hết cỡ để trở về trạng thái vốn có ban đầu của nó,

mà không cần bất kỳ một tác động nào khác đối với nền kinh tế. Nhưng cũng vì lập tức “bật trở lại” vị thế ban đầu, nên nền kinh tế không thể tạo ra khả năng phát triển mới về chất. Điều này trong chăn nuôi bò thịt thể hiện ở chỗ các chính sách đất đai nông nghiệp nếu mở rộng hạn điền tức là cởi trói cho việc tích tụ đất để tạo đồng cỏ phát triển chăn nuôi bò thịt công nghiệp.

Những chính sách “thúc đẩy” thì hoàn toàn khác hẳn với chính sách

“cởi trói”. Với vai trò thúc đẩy sự phát triển, đạt chất lượng mới cao hơn, nó phải được hoạch định có căn cứ khoa học và thực tiễn, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách không chỉ có lương tâm và lòng dũng cảm mà điều quan trọng hơn là phải có trí tuệ. Trí tuệ được thể hiện bằng sự hiểu biết thấu đáo lý luận, kinh nghiệm nước ngoài và khả năng vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế vào thực tiễn Việt Nam để phân tích thực trạng, phát hiện vấn đề nảy sinh trong nông nghiệp, nông thôn, nguyên nhân của chúng và đề xuất giải pháp khả thi. Trong chăn nuôi bò thịt khi các chính sách hỗ trợ tài chính, khuyến nông có chất lượng sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi này.

Mặt khác, các chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt phải có căn cứ khoa học nghĩa là phải dựa vào những kết quả nghiên cứu khoa học về các vấn đề cụ thể trong phạm vi chính sách. Ngành chăn nuôi này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao và các quyết định cũng có yêu cầu như vậy.

Trong các chính sách phát triển chăn nuôi thì quy hoạch giữ vai trò quyết định vì nó dựa vào những căn cứ có tính khoa học cao khi xây dựng. Trên cơ sở đó bố trí không gian cũng như khả năng huy động nguồn lực cho phát triển ngành chăn nuôi này. Nhưng quy hoạch cũng đòi hỏi phải có các chính sách khác đồng bộ mới đảm bảo phát triển cho ngành, ngoài chính sách đất đai thì chính sách vốn, chính sách đào tạo nhân lực, chính sách khuyến nông, thú y… cũng rất quan trọng. Vì thiếu chúng những mục tiêu quy hoạch

cũng sẽ không thể thực hiện được.

b. Thị trường tiêu thụ sản phm

Chính hệ thống tiêu thụ sản phẩm tốt cũng sẽ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa cao trong chăn nuôi bò thịt khi người chăn nuôi chỉ tập trung vào sản xuất nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng thịt mà không phải tốn thời gian cho công việc tiêu thụ. Hệ thống này cũng lại là kênh thông tin rất quan trọng để kết nối người sản xuất và thị trường khi nó cung cấp thông tin giá cả thị hiếu và những yêu cầu của người tiêu dùng qua đó giúp người chăn nuôi điều chỉnh phương thức tổ chức sản xuất cũng như kỹ thuật chăn nuôi để thỏa mãn nhu cầu thị trường.

Ở Việt Nam hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng là mối quan tâm và nỗi lo thường xuyên của nông dân. Các sản phẩm phải bán tươi tại thị trường trong khu vực địa phương mà không đạt đủ các tiêu chuẩn cho xuất khẩu, do chúng ta chưa có các cơ sở chế biến với các dây chuyền thiết bị hiện đại. Với các sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ nội địa tại các địa phương, chúng ta còn thiếu hệ thống thị trường tiêu thụ có tổ chức. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh trong chăn nuôi bò thịt còn thiếu lành mạnh. Với những thông tin thị trường tốt hơn, những người thu gom và bán buôn có vị thế kinh tế tốt hơn người sản xuất, trong nhiều trường hợp họ có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá mua các loại sản phẩm chăn nuôi.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CỦA MỘT SỐĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)