7. Tổng quan các nghiên cứu
2.2.2. Nhóm nhân tố về kĩ thuật chăn nuôi
a. Công tác Giống
Giống được coi là một trong bốn nhân tố quan trọng nhất trong trồng trọt cũng như trong chăn nuôi. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sản xuất. Hiện nay, giống bò chủ yếu ở M'Đrắk là bò vàng đã được nuôi từ rất lâu và rất thích hợp với khí hậu, môi trường của địa phương với những ưu điểm chịu được rét, mắn đẻ, ít dịch bệnh. Tuy nhiên có nhược điểm là: thân hình nhỏ bé, khối lượng chỉ từ 160-180 kg/con, sản lượng sữa thấp khoảng 300-400 kg/chu kỳ sữa, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt 55-60%…
Để tăng số lượng cũng như chất lượng đàn bò, trong những năm qua huyện M'Đrắk đã hỗ trợ 60 đực giống Lai Sind thuộc Dự án cải tạo đàn bò tỉnh Đắk Lắk (2011-2015), hỗ trợ 100% kinh phí mua 126 đực giống Lai sind cho các hộ nghèo trong chương trình giống Quốc gia, hỗ trợ 54 đực giống Lai sind từ nguồn kinh phí khuyến nông (từ năm 2010 - 2015). Tổng cộng đã cung cấp 240 bò đực giống lai Sind,…Ngoài ra, được sự đầu tư của Nhà nước đã thí điểm ở một số địa phương lai tạo giống bò: Sind hoá đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bước đầu đã thu được kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, phương pháp này mang tính khoa học rất cao, đòi hỏi phải có chi phí rất lớn về thông tin, máy móc bảo quản và vận chuyển tinh đông viên, đội ngũ dẫn tinh viên phải được đào tạo tốt thì mới có thể thực hiện được.
Với điều kiện đồi núi phức tạp, dân cư phân tán và tập quán chăn thả của đồng bào các dân tộc cộng với chi phí cao về thiết bị bảo quản tinh… do đó thụ tinh nhân tạo toàn bộ giống bò cái địa phương là mục tiêu khá xa để phấn đấu. Bằng kinh nghiệm của các tỉnh miền núi khác cho thấy rằng trong giai đoạn 2010-2014 việc dùng bò đực để phối giống là phù hợp, cho nên
phương pháp này được tiếp tục triển khai và thực hiện trong thời gian tới ở các địa phương.
b. Nguồn cung cấp thức ăn
Với điều kiện tự nhiên của huyện M'Đrắk như giới thiệu ở phần trên, đây là địa phương có nhiều thuận lợi cho phát triển chăn nuôi quảng canh khi nguồn thức ăn từ bãi chăn thả tự nhiên và rừng khá phong phú và mật độ chăn nuôi không quá dày. Đàn bò của người chăn nuôi được chăn thả tự tìm kiếm thức ăn khiến chi phí chăn nuôi khá thấp nên hấp dẫn người chăn nuôi. Nhưng phương thức này tuy giải quyết vấn đề thức ăn nhưng cũng có nhược điểm năng suất cỏ tự nhiên khá thấp (6-8 tấn cỏ tươi/ha/năm) và chất lượng kém; bò phát triển chậm khiến năng suất thấp và chu kỳ sản xuất kéo dài; phòng chống dịch bệnh rất khó khăn khiến dịch lan nhanh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi bò đòi hỏi phải gia tăng quy mô đàn bò thịt, điều này bao gồm tăng quy mô đàn bò của hộ chăn nuôi và tổng đàn bò. Sự gia tăng quy mô đàn bò khó có thể thực hiện được nếu chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên như phương thức chăn nuôi dựa vào tự nhiên như trước.
Kết quả điều tra cho thấy, nhiều nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò thịt ở huyện M'Đrắk vẫn đang còn bị lãng phí, do vậy tận dụng triệt để các nguồn thức ăn sẵn có để nuôi bò thịt là một vấn đề rất quan trọng trong việc giải quyết thức ăn cho bò. Ước tính nguồn phụ phẩm nông nghiệp ở M'Đrắk có thể làm thức ăn cho bò thịt là khá lớn như rơm rạ, thân lá lang, dây đậu các loại, thân lá ngô... Tuy nhiên, ở nhiều nơi trong huyện, các nguồn thức ăn này chưa được sử dụng triệt để.
Bảng 2.13: Số lượng một số phụ phẩm thu được năm 2013 Chỉ tiêu Sản lượng trung
bình(tấn khô/ha/năm) Diện tích trồng (ha) Số lượng (tấn) Rơm lúa 5,6 11.877 66.515,25 Ngô 8,4 5.794 48.890,8
Thân cây ngô 6,1 5.794 35.344,57
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Rơm là nguồn thức ăn tiềm năng cho ngành chăn nuôi bò thịt của M'Đrắk. Cứ ước tính 1 ha đất trồng lúa thu được 5,6 tấn rơm khô 1 năm thì năm 2013 của huyện là 66.515,25 tấn chúng ta thu được một khối lượng rơm khổng lồ để phát triển chăn nuôi. Giá trị dinh dưỡng của lượng rơm này tương đương với 43.739,5 tấn cỏ khô, hay 174.978,6 tấn cỏ tươi. Lượng rơm này có thể dùng để nuôi trên 47.900 con bò thịt. Tuy nhiên hiện nay, mới chỉ có 38% sản lượng rơm này được sử dụng cho chăn nuôi bò thịt, 62% còn lại bị nông dân đốt bỏ hoặc dùng để đun nấu. Sau vụ thu hoạch, rơm rạ thường được đốt ngay tại ruộng, vừa gây lãng phí nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời thải khói ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất của địa phương với sản lượng 48.890 tấn hạt, gieo trồng trên 5.794 ha (Phòng thống kê, năm 2013). Thân ngô sau thu hoạch bắp ước tính 35.344,57 tấn. Phế phụ phẩm cây ngô là nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có ý nghĩa lớn. Tuy vậy, nếu cây ngô già thì giá trị dinh dưỡng, giá trị làm thức ăn thấp do cấu trúc màng tế bào thực vật của nó. Vì vậy, việc xử lý để kéo dài thời gian bảo quản, tăng giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp là rất cần thiết.
Thực tế cho thấy hầu như chưa có hộ nào biết các kỹ thuật bảo quản chế biến nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của các thức ăn hiện có hoặc bổ
sung thêm thức ăn cho bò thịt. Do vậy, việc hướng dẫn nông hộ các biện pháp kỹ thuật để xử lý, chế biến thức ăn như: ủ chua, ủ urê... là rất cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần giải thích và tuyên truyền vận động bà con nông dân cho bò ăn thêm các loại thức ăn bổ sung khoáng, rỉ mật... Với những phương pháp xử lý, chế biến thức ăn đơn giản, chúng ta có thể tận dụng được nhiều loại phế phụ phẩm trong nông nghiệp hơn. Có như vậy sẽ vừa tận dụng được những tiềm năng sẵn có về nguồn thức ăn chăn nuôi phong phú của địa phương lại vừa tiết kiệm được chi phí cho thức ăn giúp cho việc tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt.
c. Hệ thống cung cấp dịch vụ kĩ thuật thú y
* Tình hình dịch bệnh và thực hiện công tác thú y
- Tình hình dịch bệnh
Diễn biến dịch bệnh luôn là mối đe dọa đến phát triển chăn nuôi bò ở M'Đrắk, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng đàn bò. Đặc biệt với những thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra đối với các hộ chăn nuôi sẽ là những khó khăn trong việc phục hồi chăn nuôi sau dịch.
Biểu đồ 2.5: Tình hình dịch bệnh qua các năm ( đơn vị: con)
tại M'Đrắk là tụ huyết trùng, tiên mao trùng, lở mồm long móng. Trong đó tụ huyết trùng và lở mồm long móng là 2 loại bệnh phổ biến nhất. Bệnh dịch xuất hiện hầu hết ở tất cả các xã trong huyện.
Đỉnh điểm năm 2011, bệnh tụ huyết trùng xuất hiện thành dịch, đưa con số bò nhiễm bệnh lên đến 2.719 con, chiếm hơn 50% tổng số bò bệnh.
Trong giai đoạn 2012-2014, với việc đẩy mạnh công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh, số lượng bò nhiễm bệnh đã giảm đáng kể. Trong đó năm 2013, số bò nhiễm bệnh là 2.186 con, năm 2014 là 2.784 con.
Bảng 2.14: Tỉ trọng bò bệnh trong tổng đàn
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng bệnh(con) 4.173 5.218 3.861 2.186 2.784 Tổng đàn(Con) 19.780 20.160 16.482 12.832 13.585
Tỉ trọng (%) 21,10 25,88 23,43 17,04 20,49
Như vậy, số lượng bò bị mắc dịch bệnh chiếm khoảng 20% tổng đàn. Năm 2011, thời điểm bùng phát dịch tụ huyết trùng nên tỉ trọng bò bệnh trong tổng đàn cao nhất với 25,88%. Đến năm 2013, 2014 tỉ trọng bò bệnh đã giảm đáng kể, chỉ còn 17,04% (2013) và 20,49% (2014) là nhờ thực hiện tốt công tác thú y.
d. Tình hình thực hiện công tác thú y phòng trừ dịch bệnh
Nhiệm vụ của việc phòng trừ dịch bệnh là bảo vệ sức khoẻ và tạo môi trường sống tốt nhất cho đàn vật nuôi bao gồm có các loài gia súc, gia cầm và các loài khác để vật nuôi sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất nhằm thu được sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm cao.
Trong những năm trở lại đây, đàn bò ở M'Đrắk thường mắc một số bệnh như tụ huyết trùng, tiên mao trùng, long móng lở mồm… dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trên diện rộng và có dấu hiệu lây sang các vật nuôi
khác. Đứng trước tình hình dịch bệnh như trên công tác phòng trừ dịch bệnh đã được chủ động và đáp ứng nhu cầu phòng và chữa trị bệnh gia súc cho nhân dân.
Bảng 2.15: Tình hình phòng trừ dịch bệnh huyện M'Đrắk
Đơn vị: Con
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Số lượng bò được tiêm phòng 7.673 7.738 8.906 8.302 8.411 Kiểm dịch vận chuyển trâu bò 1.235 1.207 1.268 1.316 1.325
(Nguồn: Chi cục thú y Đắk Lắk)
Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ tiêm phòng cho đàn bò
Qua bảng 2.15 và biểu đồ 2.6 ta thấy số bò được tiêm phòng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, số bò được tiêm phòng mới đáp ứng được khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ làm công tác thú y vừa thiếu lại vừa yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc phát hiện ổ dịch bệnh còn chậm, số trâu bò khi bị mắc bệnh tỷ lệ chữa khỏi rất thấp, chỉ đạt từ 60-70% nhưng tỷ lệ này hiện nay có xu hướng tăng lên vì được sự quan tâm của Nhà nước thông qua tiêm Vắcxin do kinh phí Nhà nước tài trợ.
Cùng với tiêm phòng, kiểm dịch vận chuyển trâu bò cũng chú trọng. Từ đó, đã hạn chế được phần nào dịch bệnh lây lan vào địa phương.
Dịch vụ thụ tinh nhân tạo
Để tăng nhanh quy mô đàn bò thịt hiện nay vẫn thực hiện biện pháp nhập bò giống và thụ tinh nhân tạo giữa bò cái lai sind với tinh bò giống HF. Do huyện không tham gia chương trình cải tạo giống bò thịt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến 2010 nên hiện tại người chăn nuôi không được hỗ trợ tài chính cho các hoạt động này, dù chi phí rất lớn như dụng cụ thụ tinh, tinh nitơ lỏng bảo quản. Tuy Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh hoàn toàn có thể thực hiện được khi Trung tâm này cùng với Trung tâm khuyến nông tỉnh, Chi cục thú y có cơ sở tại huyện, thị trấn thiếu kinh phí để thực hiện. Khi các Dự án như Dự án Giảm nghèo Miền trung, Dự án sản xuất giống bò lai Zê Bu hỗ trợ cho nông dân nghèo, các Dự án khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số triển khai thì Trung tâm mới có điều kiện để hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật này. Tuy đã có tư tưởng tự kinh doanh dịch vụ này nhưng địa bàn rộng, chi phí cao trong khi người chăn nuôi nghèo nên rất khó thực hiện, trong khi nhiều địa phương khác thì hoạt động này được cung cấp miễn phí cho người chăn nuôi.
Việc tiến hành thụ tinh nhân tạo trước tiên phải tiến hành tuyển lựa trong đàn bò lai địa phương theo chương trình sind hoá để phối giống, song song với việc này phải có hồ sơ quản lý tránh tình trạng trùng huyết và bảo đảm chất lượng. Những công việc này thực tế chỉ do cán bộ của Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh và các Trạm Khuyến nông, Trạm thú y huyện tiến hành. Cách thức và phương pháp ghi chép, đánh dấu và theo dõi thủ công là chủ yếu, chưa sử dụng hệ thống máy tính nên công việc rất phức tạp. Nguyên nhân có thể kể ra: Thứ nhất là thiếu sự tổ chức thành hệ thống trong toàn huyện; Thứ hai: trang bị máy tính và trình độ tin học của cán bộ khuyến nông, làm công tác thú y ở cơ sở còn hạn chế; thứ ba: thiếu phần mềm xử lý chung cho hệ thống.
Trong số liệu điều tra phỏng vấn người dân phần trên chúng ta thấy nguyện vọng được hỗ trợ giống là rất lớn. Nếu tiếp tục duy trì mô hình và cách thức như cũ thì khó có thể đạt được mục tiêu đề ra. Điều này cho thấy cần phải có các cơ sở làm dịch vụ tại mỗi vùng, có thể là Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi phối hợp với các Hợp tác xã nông nghiệp hay các trang trại lớn, mà trong đó Trung tâm chịu trách nhiệm về kỹ thuật ban đầu và chuyển giao từng bước. Điều này sẽ giúp cho việc nhân giống tốt hơn góp phần tăng nhanh đàn bò.
Dịch vụ thú y và kỹ thuật chăn nuôi
Theo các báo cáo của huyện, hàng năm Chi cục thú y tỉnh cùng Trạm thú y huyện phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh đều thực hiện các đợt tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi thu hoạch sản phẩm và phòng chống dịch bệnh vệ sinh môi trường. Tổ chức tiêm vắcxin phòng bệnh truyền nhiễm cho bò và kiểm tra định kỳ 2 lần/năm các bệnh lao, lepto và sảy thai truyền nhiễm (nhà nước hỗ trợ kinh phí tiêm phòng và kiểm tra này). Nhờ những hoạt động này đã hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Hiện nay phần lớn cán bộ kỹ thuật chăn nuôi và thú y chủ yếu làm việc trong các cơ quan chuyên môn của tỉnh hay trong các trường và cơ sở đào tạo, số lượng làm việc trực tiếp ở các địa phương rất ít. Đây cũng là sự khó khăn để thực hiện các dịch vụ này.
Với cách tiến hành hoạt động như trên của cơ quan khuyến nông và thú y, nhưng do địa bàn rộng, việc thiếu cán bộ kỹ thuật hay những người hiểu biết về kiến thức chăn nuôi và thú y ở cơ sở, trong điều kiện chăn nuôi bò thịt tiến hành theo các hộ nông dân, thông thường các hộ này vẫn quen chăn nuôi theo phương thức cũ, hạn chế về kỹ thuật và thú y thkì khi cần xử lý khẩn cấp các bệnh tật và sinh sản ở bò nhiều lúc không kịp thời. Mặt khác, vì lý do nêu trên mà việc đưa kỹ thuật chăn nuôi bò tiên tiến thay cho phương thức chăn
nuôi kiểu cũ của các nông hộ rất chậm, từ kỹ thuật chế biến thức ăn tới chăm sóc nuôi dưỡng, và cả hệ thống chuồng trại.
Con bò đang nuôi ở Việt Nam hiện vẫn tồn tại nhiều loại bệnh thông thường: viêm vú, các bệnh sản khoa, bại liệt sau khi đẻ, chậm sinh và rối loạn sinh sản, bệnh tụ huyết trùng và các bệnh ký sinh trùng đường máu. Nhưng đến nay vẫn chưa có hướng kỹ thuật hữu hiệu để khắc phục, chưa có chuyên gia giỏi ở từng vùng giúp người chăn nuôi xử lý cụ thể. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi bò nói chung đem lại thu nhập cho các hộ nông dân, nhưng cũng phải thấy mặt trái của việc này là vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo số liệu của Hội Chăn nuôi Việt Nam thì một con bò trọng lượng 500 kg mỗi năm thải ra 12 tấn phân và nước tiểu, hay 1,8 tấn phân khô. Nếu thức ăn là chất thô nhiều thì lượng chất thải càng lớn. Nếu tính trên số lượng hơn 13 ngàn con bò của tỉnh thì lượng phân là rất lớn.
Mặc dù được cán bộ của các Trung tâm khuyến nông và Trạm thú y tuyên truyền và hướng dẫn nhưng các biện pháp thường kém hiệu quả. Thực tế tại nhiều địa phương của tỉnh các nông hộ vẫn sử dụng lán trại nền đất làm chuồng nuôi bò, thiếu hệ thống hầm khí biogas để xử lý phân rác và nước thải do chăn nuôi bò thải ra (chưa kể các loại gia súc, gia cầm khác và chất thải rắn khác). Nguồn phân rác này thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý, gây ô nhiễm nặng nề. Trong điều kiện của nông thôn Việt Nam đất chật người đông thì vấn đề trở lên nghiêm trọng, không chỉ vậy không có điều kiện thực