Tình hình gia tăng quy mô sản lượng đàn bò thịt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 46)

7. Tổng quan các nghiên cứu

2.1.1. Tình hình gia tăng quy mô sản lượng đàn bò thịt

Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện M’Đrắk cho thấy sự phát triển đàn bò không cân đối qua các năm được trình bày ở bảng 2.1:

Bảng 2.1: Số lượng bò ở huyện M'Đrắk từ 2010 - 2014 (đơn vị: con)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

19.780 20.160 16.482 12.832 13.585

Tốc độ tăng, giảm(%) 1.92 -18,24 -22,14 5,87

( Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Huyện M'Đrắk)

Qua bảng trên cho thấy, số lượng đàn bò của huyện M'Đrắk tăng đều từ 19.780 con trong năm 2010 lên 20.160 con trong năm 2011 tương ứng tăng 1,92%, và có sự giảm mạnh vào các năm 2013 và 2014 lần lượt là 12.832 con và 13.585 con. Nguyên nhân là do trong năm 2010, chính sách 135 của nhà nước hỗ trợ nhiều cho các hộ nghèo tích cực vay vốn xóa đói giảm nghèo, người dân tập trung nuôi bò nhiều nhưng sang giai đoạn mới, nhà nước không còn hỗ trợ nhiều, mặt khác dịch bệnh và sự gia tăng giá nguyên liệu đầu vào làm cho người nông dân không thật sự mặn mà với việc chăn nuôi bò. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2011-2013, số lượng bò thịt giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2014, với chủ trương phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa với sự hỗ trợ từ chính quyền huyện và của tỉnh số lượng bò thịt tăng lên trong năm 2014.

Bảng 2.2: Cơ cấu đàn bò phân bố theo các xã ở huyện M'Đrắk (đvt: %) Tên xã 2010 2011 2012 2013 2014 Ea Pil 6,19 8,75 12,01 7,49 5,85 Cư M'ta 10,80 8,95 8,43 10,17 9,53 Krông Á 3,15 3,31 0,87 2,01 2,43 Cư Króa 3,86 2,48 3,48 3,19 2,04 Ea H'Mlay 3,62 2,68 3,53 4,58 4,24 Ea Mdoan 2,74 3,15 4,17 2,83 4,30 Ea Riêng 6,82 7,65 9,10 8,26 8,05 Ea Trang 12,84 12,80 16,35 12,75 11,23 Krông Jing 33,61 32,74 19,10 23,69 16,48 Ea Lai 3,20 3,75 4,85 6,69 18,16 Cư Prao 9,99 10,91 13,04 15,97 14,86 Cư San 0,44 0,25 0,91 0,14 Thị trấn M'Đrắk 2,74 2,58 4,14 2,37 2,69

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện M'Đrắk)

Từ bảng 2.2, cho thấy chăn nuôi bò được phát triển ở hầu hết các xã trong huyện nhưng với mức độ khác nhau. Các xã phát triển mạnh nhất là các xã Cư M'ta, Ea Trang , Krông Jing, Cư Prao … Nhân tố chi phối mạnh đến sự phát triển của đàn bò chủ yếu là do nguồn thức ăn, khí hậu, thời tiết và có các khu vực chăn thả tự nhiên rộng lớn. Cụ thể:

- Thị trấn M'Đrắk: Đây là trung tâm kinh tế - xã hội, chính trị… của huyện, có sơ sở hạ tầng phát triển hơn các xã khác thuận tiện cho việc phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp…, là nơi luôn tiêu thụ lớn các sản phẩm của ngành chăn nuôi, trong đó có sản phẩm thịt bò nhưng đây lại là nơi có đàn bò kém phát triển, chỉ chiếm 2 - 4% tổng đàn, vì hạn chế về diện tích

đất đai, đặc biệt đồi cỏ để chăn thả.

- Ngược lại, ở các xã Cư M'ta, Ea Trang, Krông Jing, Cư Prao … là những vùng có diện tích đất đai rộng lớn và có nhiều đồng cỏ tập trung, đồng thời có thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ là những nơi có điều kiện để tập trung phát triển chăn nuôi bò. Chính vì vậy, những xã này trong những năm qua đàn bò luôn tăng cả về số lượng và chất lượng.

Mặt khác trong phạm vi huyện, việc phân bổ đàn bò các xã ngoài phụ thuộc vào yếu tố đồng cỏ chăn thả, phát triển chăn nuôi bò thịt thường tập trung lớn ở các xã có phong trào và truyền thống chăn nuôi bò từ trước, nên thuận lợi hơn những xã khác nhưng vẫn có tỉ trọng cơ cấu đàn cao, điển hình như xã Ea Lai.

Quy mô chăn nuôi của các nhóm hộ ở 02 xã được cho là có cơ cấu đàn bò lớn nhất của huyện M'Đrắk như sau:

Bảng 2.3: Quy mô nuôi bò theo nhóm hộ và 2 xã: Krông Jing, Cư Prao Tỷ lệ nuôi (%)

Loại hộ

Quy mô nuôi

(con) Krông

Jing Cư Prao Khá Trung

bình Nghèo Tổng 1-2 60,0 43,3 5,0 31,6 15,0 51,6 3-4 33,3 46,7 10,0 18,3 11,7 40,0 5-6 6,7 6,7 1,7 5,0 0,0 6,7 >7 0,0 3,3 0,0 1,7 0,0 1,7 Tổng số hộ nuôi 30 30 10 34 16 60 Số con bình quân/hộ 2,5 3,0 2,0 3,0 3,0 (Phòng NN&PTNT huyện M'Đrắk)

Qua bảng 2.3 cho thấy, quy mô nuôi của hộ 1-4 con chiếm hơn 91,6%, trong đó, từ 1-2 con: 51,6% và 3-4: 40%. Kết quả điều tra (60 hộ) cũng cho thấy, không có sự sai khác thống kê về quy mô nuôi của các loại hộ. Tuy nhiên, hộ khá có xu hướng nuôi ít hơn (2 con/hộ) so các nhóm hộ khác (3

con/hộ). Điều này có thể giải thích là hộ khá ngoài chăn nuôi bò còn đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập khác. Ở hai xã Krông Jing và Cư Prao kết qủa điều tra cho thấy không có sự sai khác về quy mô. Phần lớn các hộ nuôi dưới 4 con chiếm 90%. Điều này có thể do thiếu diện tích bãi chăn thả và cả diện tích trồng cỏ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)