Phương hướng phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện M'Đrắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 84)

7. Tổng quan các nghiên cứu

3.1.2. Phương hướng phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện M'Đrắk

chính, chuyển từ chăn nuôi tự túc, tự cấp sang chăn nuôi hàng hoá. Kết hợp chặt chẽ giữa chăn nuôi với công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đưa ngành chăn nuôi bò trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn có hiệu quả cao trong nông nghiệp, nhằm cung cấp thịt cho nhu cầu của nhân dân và công nghiệp chế biến; cung cấp sức kéo và phân bón hữu cơ để thực hiện thâm canh, tăng vụ và mở rộng sản xuất của ngành trồng trọt sử dụng hợp lý nguồn lao động, tạo thêm nguồn nông sản cho xuất khẩu.

- Đối với các vùng cụ thể, việc phát triển theo phương hướng chung của ngành chăn nuôi là tất yếu. Song, điều kiện cho phát triển chăn nuôi hoàn toàn khác nhau giữa các vùng về kinh tế, xã hội, tự nhiên; trình độ hiểu biết về kinh doanh… Vì vậy, không phải mọi đơn vị sản xuất kinh doanh đều đưa ngành sản xuất chăn nuôi sang sản xuất hàng hoá mà phải chọn được hình thức chăn nuôi phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn của mình và của vùng.

- Phát triển chăn nuôi bò, đối tượng chủ yếu là các hộ gia đình nông dân. Ngoài ra cần khuyến khích các tập thể chăn nuôi bò như các nông, lâm trường.

- Đối với mỗi vùng khác nhau thì có điều kiện để phát triển khác nhau. Vì thế mà phương hướng phát triển mỗi vùng cũng khác nhau, chứ không thể áp đặt theo phương hướng chung được. Ở các vùng miền núi, vùng cao do có điều kiện đất đai rộng lớn, có nhiều bãi chăn thả tự nhiên, vì thế nên có điều kiện phát triển mạnh đàn bò chủ yếu để lấy thịt. Các hộ gia đình ở đây cũng nên phát triển chăn nuôi cả dưới hình thức thả rông để tận dụng điều kiện tự nhiên rộng lớn chứ không chỉ thâm canh. Các vùng đồi núi thấp, gần các trung tâm thị trấn thị xã có điều kiện thuận lợi, cụ thể là tiếp thu khoa học kỹ thuật mới về giống mới trong chăn nuôi, nguồn thức ăn tổng hợp ở các vùng này cũng thường thuận tiện do các xí nghiệp chế biến thường ở gần. Hơn nữa

nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi của các khu vực này là rất lớn, trong khi điều kiện đất đai lại rất ít, vì thế các vùng này nên có hướng đầu tư chủ yếu vào thâm canh, nhanh chóng phát triển sản xuất hàng hoá vừa và lớn với phương thức tiến bộ và có thể đi đến chuyên môn hoá chăn nuôi, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ở các vùng này ngoài mục đích chăn nuôi để lấy thịt, cần phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm cung cấp cho thị trường đa dạng sản phẩm chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)