Bài học rút ra cho huyện M'Đrắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 42)

7. Tổng quan các nghiên cứu

1.4.3. Bài học rút ra cho huyện M'Đrắk

Từ quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt ở một số địa phương trên cả nước ta có thể rút ra một số bài học đối với huyện M'Đrắk đó là: Cần đào tạo, tổ chức tốt hệ thống dẫn kỹ thuật viên thật tốt phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo; cán bộ khuyến nông cần tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống, bò sinh sản cũng như biện pháp phòng trị bệnh cho hộ; chọn mua bò đực giống tốt; chủ động nguồn thức ăn thô cho đàn bò bằng cách trồng cỏ năng suất cao, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp; cần có đủ nhân lực để đáp ứng tốt công tác cải tạo đàn bò về lâu dài; địa phương trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội xây dựng chương trình phát triển ngành chăn nuôi bò thịt của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từ đó Hội đồng nhân dân huyện xây dựng Nghị quyết chuyên đề phát triển chăn nuôi bò thịt theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020.

Phát huy lợi thế của người dân và vùng phát triển ngành chăn nuôi truyền thống của địa phương, xây dựng các tổ hợp tác xã và đăng ký thành lập nhãn hiệu tập thể thương hiệu bò M’Đrắk để đưa ra thị trường phát triển bền vững.

Xây dựng chính sách hỗ trợ các tổ hợp tác xã người chăn nuôi vay các nguồn vốn ưu đãi đầu tư cho phát triển chăn nuôi của huyện.

CHƯƠNG 2

THC TRNG PHÁT TRIN CHĂN NUÔI BÒ THT TRÊN

ĐỊA BÀN HUYN M'ĐRK, TNH ĐẮK LK 2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN M'ĐRẮK

2.1.1. Tình hình gia tăng quy mô sản lượng đàn bò thịt

Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện M’Đrắk cho thấy sự phát triển đàn bò không cân đối qua các năm được trình bày ở bảng 2.1:

Bảng 2.1: Số lượng bò ở huyện M'Đrắk từ 2010 - 2014 (đơn vị: con)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

19.780 20.160 16.482 12.832 13.585

Tốc độ tăng, giảm(%) 1.92 -18,24 -22,14 5,87

( Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Huyện M'Đrắk)

Qua bảng trên cho thấy, số lượng đàn bò của huyện M'Đrắk tăng đều từ 19.780 con trong năm 2010 lên 20.160 con trong năm 2011 tương ứng tăng 1,92%, và có sự giảm mạnh vào các năm 2013 và 2014 lần lượt là 12.832 con và 13.585 con. Nguyên nhân là do trong năm 2010, chính sách 135 của nhà nước hỗ trợ nhiều cho các hộ nghèo tích cực vay vốn xóa đói giảm nghèo, người dân tập trung nuôi bò nhiều nhưng sang giai đoạn mới, nhà nước không còn hỗ trợ nhiều, mặt khác dịch bệnh và sự gia tăng giá nguyên liệu đầu vào làm cho người nông dân không thật sự mặn mà với việc chăn nuôi bò. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2011-2013, số lượng bò thịt giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2014, với chủ trương phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa với sự hỗ trợ từ chính quyền huyện và của tỉnh số lượng bò thịt tăng lên trong năm 2014.

Bảng 2.2: Cơ cấu đàn bò phân bố theo các xã ở huyện M'Đrắk (đvt: %) Tên xã 2010 2011 2012 2013 2014 Ea Pil 6,19 8,75 12,01 7,49 5,85 Cư M'ta 10,80 8,95 8,43 10,17 9,53 Krông Á 3,15 3,31 0,87 2,01 2,43 Cư Króa 3,86 2,48 3,48 3,19 2,04 Ea H'Mlay 3,62 2,68 3,53 4,58 4,24 Ea Mdoan 2,74 3,15 4,17 2,83 4,30 Ea Riêng 6,82 7,65 9,10 8,26 8,05 Ea Trang 12,84 12,80 16,35 12,75 11,23 Krông Jing 33,61 32,74 19,10 23,69 16,48 Ea Lai 3,20 3,75 4,85 6,69 18,16 Cư Prao 9,99 10,91 13,04 15,97 14,86 Cư San 0,44 0,25 0,91 0,14 Thị trấn M'Đrắk 2,74 2,58 4,14 2,37 2,69

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện M'Đrắk)

Từ bảng 2.2, cho thấy chăn nuôi bò được phát triển ở hầu hết các xã trong huyện nhưng với mức độ khác nhau. Các xã phát triển mạnh nhất là các xã Cư M'ta, Ea Trang , Krông Jing, Cư Prao … Nhân tố chi phối mạnh đến sự phát triển của đàn bò chủ yếu là do nguồn thức ăn, khí hậu, thời tiết và có các khu vực chăn thả tự nhiên rộng lớn. Cụ thể:

- Thị trấn M'Đrắk: Đây là trung tâm kinh tế - xã hội, chính trị… của huyện, có sơ sở hạ tầng phát triển hơn các xã khác thuận tiện cho việc phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp…, là nơi luôn tiêu thụ lớn các sản phẩm của ngành chăn nuôi, trong đó có sản phẩm thịt bò nhưng đây lại là nơi có đàn bò kém phát triển, chỉ chiếm 2 - 4% tổng đàn, vì hạn chế về diện tích

đất đai, đặc biệt đồi cỏ để chăn thả.

- Ngược lại, ở các xã Cư M'ta, Ea Trang, Krông Jing, Cư Prao … là những vùng có diện tích đất đai rộng lớn và có nhiều đồng cỏ tập trung, đồng thời có thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ là những nơi có điều kiện để tập trung phát triển chăn nuôi bò. Chính vì vậy, những xã này trong những năm qua đàn bò luôn tăng cả về số lượng và chất lượng.

Mặt khác trong phạm vi huyện, việc phân bổ đàn bò các xã ngoài phụ thuộc vào yếu tố đồng cỏ chăn thả, phát triển chăn nuôi bò thịt thường tập trung lớn ở các xã có phong trào và truyền thống chăn nuôi bò từ trước, nên thuận lợi hơn những xã khác nhưng vẫn có tỉ trọng cơ cấu đàn cao, điển hình như xã Ea Lai.

Quy mô chăn nuôi của các nhóm hộ ở 02 xã được cho là có cơ cấu đàn bò lớn nhất của huyện M'Đrắk như sau:

Bảng 2.3: Quy mô nuôi bò theo nhóm hộ và 2 xã: Krông Jing, Cư Prao Tỷ lệ nuôi (%)

Loại hộ

Quy mô nuôi

(con) Krông

Jing Cư Prao Khá Trung

bình Nghèo Tổng 1-2 60,0 43,3 5,0 31,6 15,0 51,6 3-4 33,3 46,7 10,0 18,3 11,7 40,0 5-6 6,7 6,7 1,7 5,0 0,0 6,7 >7 0,0 3,3 0,0 1,7 0,0 1,7 Tổng số hộ nuôi 30 30 10 34 16 60 Số con bình quân/hộ 2,5 3,0 2,0 3,0 3,0 (Phòng NN&PTNT huyện M'Đrắk)

Qua bảng 2.3 cho thấy, quy mô nuôi của hộ 1-4 con chiếm hơn 91,6%, trong đó, từ 1-2 con: 51,6% và 3-4: 40%. Kết quả điều tra (60 hộ) cũng cho thấy, không có sự sai khác thống kê về quy mô nuôi của các loại hộ. Tuy nhiên, hộ khá có xu hướng nuôi ít hơn (2 con/hộ) so các nhóm hộ khác (3

con/hộ). Điều này có thể giải thích là hộ khá ngoài chăn nuôi bò còn đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập khác. Ở hai xã Krông Jing và Cư Prao kết qủa điều tra cho thấy không có sự sai khác về quy mô. Phần lớn các hộ nuôi dưới 4 con chiếm 90%. Điều này có thể do thiếu diện tích bãi chăn thả và cả diện tích trồng cỏ.

2.1.2. Tình hình nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi bò thịt ở huyện M'Đrắk thịt ở huyện M'Đrắk

Chất lượng đàn bò quyết định hiệu quả kinh doanh bò thịt. Nhưng hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đầu tiên phụ thuộc vào sản lượng và chất lượng thịt của bò nuôi hay phụ thuộc vào tầm vóc chiều cao trọng lượng sau khi sinh, trọng lượng sau 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng, tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt.

Chăn nuôi bò ở huyện M'Đrắk, nhìn chung vẫn mang nặng tính truyền thống theo lối quảng canh với mục đích là cung cấp thịt cho tiêu dùng tại chỗ, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp.

Ngoài việc cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, chăn nuôi bò hàng năm còn cung cấp cho thị trường 400 - 500 tấn thịt với tỷ lệ bò giết mổ trên dưới 10% so với tổng đàn. Sản lượng của chăn nuôi bò tương xứng với đàn gia súc. Khi số lượng đàn bò lớn thì khối lượng sản phẩm cũng lớn và ngược lại, cụ thể có biểu sau:

Bảng 2.4: Sản lượng sản phẩm thịt bò từ 2010-2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng (tấn) 439,95 508,97 512,09 518,58 541,82

Tốc độ tăng (%) 3,04 3,04 0,61 1,27 4,48

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện M'Đrắk)

Qua Bảng 2.4 cho thấy sản lượng thịt bò luôn tăng qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Cụ thể, tốc độ tăng sản lượng thịt bò năm thấp

nhất (2012) là 0,61%, tương đương với mức tăng đạt 3,12 tấn và năm cao nhất (2014) là 4,48%, tương đương với mức tăng đạt 23,24 tấn.

Tỷ lệ sản lượng thịt bò chỉ chiếm khoảng 25-26% tổng sản lượng sản phẩm đại gia súc (trâu, bò). Tuy nhiên, do sản phẩm thịt bò có thị trường tiêu thụ rộng lớn và có vị trí kinh tế cũng như chất lượng cao hơn thịt trâu, cho nên sẽ có ưu thế và điều kiện phát triển trong tương lai.

Bảng 2.5: Tỉ lệ bò lai trong giai đoạn 2010-2014 Năm

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

Bò Vàng (con) 12.046 12.290 8.851 6.362 6.015 Bò lai Sind (con) 7.734 7.870 7.631 6.470 7.570 Tổng đàn bò (con) 19.780 20.160 16.482 12.832 13.585 Tỷ lệ Sind hóa (%) 39,10 39,04 46,29 50,42 55,72

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Huyện M'Đrắk)

Kết quả Bảng 2.5 cho thấy tỉ trọng bò lai trong tổng đàn ngày càng tăng. Nếu như năm 2010, cơ cấu bò lai chỉ chiếm 39,1% thì đến năm 2013, 2014 tỉ lệ bò đã được Sind hóa đã vượt trên 50% trong cơ cấu đàn bò của huyện. Có được sự phát triển như vậy là do từ những năm qua huyện đã thực hiện chương trình “Sind hóa đàn bò” nhằm cải tiến về tấm vóc cũng như tăng năng suất về sức kéo và khả năng cho thịt của đàn bò ở địa phương. Tuy nhiên, phong trào chăn nuôi bò thịt mới chỉ mang tính tự phát chưa có tính quy hoạch, định hướng về lâu dài. Điều này, thể hiện qua hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình, tận dụng chăn thả tự nhiên, thức ăn chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, lai tạo, chăm sóc, nuôi dưỡng chưa được triển khai hiệu quả dẫn đến số lượng đàn bò tăng khá nhưng năng suất, chất lượng đàn bò không cao. Nguyên nhân chính của những tồn tại này do người chăn nuôi còn thiếu đất phát triển đồng

cỏ chăn thả, kiến thức khoa học - kỹ thuật, thiếu vốn, khả năng tổ chức để mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi.

2.1.3. Tình hình nguồn lực cho chăn nuôi bò thịt

a. Đất trng c

Việc lựa chọn giống cỏ trồng làm bãi chăn thả còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu. Thực tế có rất ít giống cỏ thỏa mãn được tất cả các tiêu chí. Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, nên chọn các giống cỏ hòa thảo (cỏ Sả lá nhỏ, cỏ Ruzi) và các giống cỏ họ đậu (cỏ Stylo, Centro) trồng làm đồng cỏ chăn thả. Cỏ Sả lá nhỏ và cỏ Ruzi cho năng suất tương đối cao (khoảng 200-300 tấn/ha/năm). Các giống cỏ này có thân lá mềm, có bộ rễ ăn sâu, chịu giẫm đạp và có khả năng tái sinh tốt.

Quản lý đồng cỏ chăn thả rất quan trọng, đảm bảo có sản lượng ổn định và duy trì đồng cỏ được trong nhiều năm. Chất lượng đồng cỏ phụ thuộc vào giống cỏ, độ phì của đất, lượng mưa…Và cần căn cứ vào hiện trạng đồng cỏ để quyết định khoảng cách chăn thả, thời gian chăn thả và số đầu gia súc chăn thả trên một diện tích đồng cỏ. Thông thường, diện tích mỗi ha đồng cỏ chia thành 4-5 lô, chăn thả 25-30 con bò trưởng thành. Mỗi lô chăn thả 6-7 ngày, quay vòng lần lượt từ lô đầu đến lô cuối. Như vậy, một vòng quay từ 30 đến 35 ngày và đủ thời gian để cỏ có thể tái sinh.

Chất lượng đàn bò phụ thuộc vào nguồn thức ăn. Những nơi có đàn bò có chất lượng cao là nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Cỏ tự nhiên xanh tốt quanh năm, rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp như thân lá cây lạc, cây bắp, bã bia, bã củ sắn, các loại khô dầu và củ quả. Trong điều kiện như vậy những con lai được cải tiến về di truyền đã có điều kiện để tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, ở huyện M'Đrắk vào những tháng mùa khô, tình trạng thiếu hụt thức ăn kéo dài dẫn đến nhiều đàn gia súc bị chết vì đói, vì nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt. Chăn nuôi bò với mục đích sản xuất hàng hóa, không thể trông

chờ vào thảm cỏ tự nhiên, mà phải chủ động tạo ra nguồn thức ăn thô, thức ăn xanh quanh năm cho bò. Trồng cỏ thâm canh với những giống cho năng suất cao là một trong những cách giải quyết tốt nhất đối với huyện M'Đrắk.

Với diện tích tự nhiên hơn 133.600 ha, M’Đrắk là một trong những địa phương có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc quy mô lớn. Tuy nhiên, diện tích đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp, làm cho việc chăn nuôi trâu, bò gặp nhiều khó khăn. Đến nay, tổng diện tích trồng cỏ toàn huyện đã đạt 532 ha, bước đầu khắc phục tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi, phân bổ ở các huyện như sau: Bảng 2.6: Diện tích đất trồng cỏở huyện M'Đrắk (ĐVT: ha) STT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên Diện tích đất trồng cỏ 1 Ea Pil 8,238 88.0 2 Cư M'ta 5,212 27.1 3 Krông Á 8,199 28.1 4 Cư Króa 20,895 30.8 5 Ea H'Mlay 5,158 38.4 6 Ea Mdoan 8,142 51.8 7 Ea Riêng 3,445 50.9 8 Ea Trang 260.93 9 Krông Jing 7,452 50.7 10 Ea Lai 7,077 42.2 11 Cư Prao 12,248 65.8 12 Cư San 46,689.07 54.6 13 Thị trấn M'Đrắk 612 4.7 Toàn huyện 133.628 532.96

(Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện M'Đrắk)

đất đai rộng lớn và có nhiều đồng cỏ tập trung, đồng thời có thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ là những nơi có điều kiện để trồng cỏ chất lượng cao và ổn định. Trồng cỏ thâm canh là hướng tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và xóa nghèo ở nông thôn của huyện M'Đrắk, đặc biệt là huyện đã triển khai có hiệu quả 76 mô hình trồng cỏ VA06 thuộc Chương trình NN&PTNT tại 6 xã: Cư Róa (5 ha), Cư M’ta (15 ha), Krông Jing (10 ha), Krông Á (10 ha), Ea Pil (20 ha) và Ea Lai (25 ha).

Hiện phần lớn quỹ đất được dành để trồng cỏ với các loại cỏ voi, ruri, cỏ sả, chỉ sau 45-60 ngày thì cho thu hoạch, năng suất bình quân từ 18-45 tấn/lứa cắt/ ha; vòng đời của các loại cỏ trên là khoảng 1 năm cho thu hoạch 5-6 lứa cắt, khoảng cách giữa 2 lứa cắt là 60 ngày. Bình quân mỗi con bò tiêu thụ hết 13kg thức ăn/ngày, như vậy, với diện tích đồng cỏ hiện có, về cơ bản bảo đảm đủ thức ăn cho đàn bò quanh năm.

b. Vn cho chăn nuôi

Đầu tư con giống chiếm tỷ lệ lớn kinh phí (từ 89 đến 96% kinh phí tùy theo quy mô). Tổng đầu tư tính cho một con bò cao nhất ở các nông hộ chăn nuôi quy mô dưới 5 con. Quy mô chăn nuôi tăng, tổng đầu tư cho một bò sẽ giảm. Tổng đầu tư cho chăn nuôi bò thịt ở các nông hộ dao động trong khoảng 10 tới 150 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi nhỏ hay lớn.

Khi quy mô chăn nuôi tăng lên, đầu tư cho các khâu giống, chuồng trại, thức ăn, thụ tinh nhân tạo, thú y giảm xuống, đầu tư cho nhân công tăng lên.

Ngày 02 tháng 08 năm 2012, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1724/QĐ-UBND "Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020" trong đó có dự án cải tạo đàn bò thịt bằng thụ tinh nhân tạo và bò đực Zêbu, cụ thể như sau:

tạo. Giai đoạn 2012-2016: Mua thêm 1.800 con bò đực Zêbu giai đoạn 2016- 2020: mua thêm 2.250 con. Tổng kinh phí 65.250 triệu đồng (15 triệu đồng/ bò đực); tín dụng đầu tư hỗ trợ 70%; người chăn nuôi 30%. Mua sắm trang thiết bị bảo quản kiểm tra chất lượng tinh bò, máy siêu âm, dụng cụ thụ tinh, tinh bò và hỗ trợ nhân viên làm tác nghiệp thụ tinh nhân tạo.

Lựa chọn 350-500 hộ, mỗi huyện 25-50 hộ, theo vùng chăn nuôi tập trung, số lượng gia súc nhiều. Hỗ trợ các hộ trồng các giống cỏ chất lượng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)