7. Tổng quan các nghiên cứu
2.1.3. Tình hình nguồn lực cho chăn nuôi bò thịt
a. Đất trồng cỏ
Việc lựa chọn giống cỏ trồng làm bãi chăn thả còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu. Thực tế có rất ít giống cỏ thỏa mãn được tất cả các tiêu chí. Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, nên chọn các giống cỏ hòa thảo (cỏ Sả lá nhỏ, cỏ Ruzi) và các giống cỏ họ đậu (cỏ Stylo, Centro) trồng làm đồng cỏ chăn thả. Cỏ Sả lá nhỏ và cỏ Ruzi cho năng suất tương đối cao (khoảng 200-300 tấn/ha/năm). Các giống cỏ này có thân lá mềm, có bộ rễ ăn sâu, chịu giẫm đạp và có khả năng tái sinh tốt.
Quản lý đồng cỏ chăn thả rất quan trọng, đảm bảo có sản lượng ổn định và duy trì đồng cỏ được trong nhiều năm. Chất lượng đồng cỏ phụ thuộc vào giống cỏ, độ phì của đất, lượng mưa…Và cần căn cứ vào hiện trạng đồng cỏ để quyết định khoảng cách chăn thả, thời gian chăn thả và số đầu gia súc chăn thả trên một diện tích đồng cỏ. Thông thường, diện tích mỗi ha đồng cỏ chia thành 4-5 lô, chăn thả 25-30 con bò trưởng thành. Mỗi lô chăn thả 6-7 ngày, quay vòng lần lượt từ lô đầu đến lô cuối. Như vậy, một vòng quay từ 30 đến 35 ngày và đủ thời gian để cỏ có thể tái sinh.
Chất lượng đàn bò phụ thuộc vào nguồn thức ăn. Những nơi có đàn bò có chất lượng cao là nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Cỏ tự nhiên xanh tốt quanh năm, rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp như thân lá cây lạc, cây bắp, bã bia, bã củ sắn, các loại khô dầu và củ quả. Trong điều kiện như vậy những con lai được cải tiến về di truyền đã có điều kiện để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, ở huyện M'Đrắk vào những tháng mùa khô, tình trạng thiếu hụt thức ăn kéo dài dẫn đến nhiều đàn gia súc bị chết vì đói, vì nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt. Chăn nuôi bò với mục đích sản xuất hàng hóa, không thể trông
chờ vào thảm cỏ tự nhiên, mà phải chủ động tạo ra nguồn thức ăn thô, thức ăn xanh quanh năm cho bò. Trồng cỏ thâm canh với những giống cho năng suất cao là một trong những cách giải quyết tốt nhất đối với huyện M'Đrắk.
Với diện tích tự nhiên hơn 133.600 ha, M’Đrắk là một trong những địa phương có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc quy mô lớn. Tuy nhiên, diện tích đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp, làm cho việc chăn nuôi trâu, bò gặp nhiều khó khăn. Đến nay, tổng diện tích trồng cỏ toàn huyện đã đạt 532 ha, bước đầu khắc phục tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi, phân bổ ở các huyện như sau: Bảng 2.6: Diện tích đất trồng cỏở huyện M'Đrắk (ĐVT: ha) STT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên Diện tích đất trồng cỏ 1 Ea Pil 8,238 88.0 2 Cư M'ta 5,212 27.1 3 Krông Á 8,199 28.1 4 Cư Króa 20,895 30.8 5 Ea H'Mlay 5,158 38.4 6 Ea Mdoan 8,142 51.8 7 Ea Riêng 3,445 50.9 8 Ea Trang 260.93 9 Krông Jing 7,452 50.7 10 Ea Lai 7,077 42.2 11 Cư Prao 12,248 65.8 12 Cư San 46,689.07 54.6 13 Thị trấn M'Đrắk 612 4.7 Toàn huyện 133.628 532.96
(Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện M'Đrắk)
đất đai rộng lớn và có nhiều đồng cỏ tập trung, đồng thời có thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ là những nơi có điều kiện để trồng cỏ chất lượng cao và ổn định. Trồng cỏ thâm canh là hướng tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và xóa nghèo ở nông thôn của huyện M'Đrắk, đặc biệt là huyện đã triển khai có hiệu quả 76 mô hình trồng cỏ VA06 thuộc Chương trình NN&PTNT tại 6 xã: Cư Róa (5 ha), Cư M’ta (15 ha), Krông Jing (10 ha), Krông Á (10 ha), Ea Pil (20 ha) và Ea Lai (25 ha).
Hiện phần lớn quỹ đất được dành để trồng cỏ với các loại cỏ voi, ruri, cỏ sả, chỉ sau 45-60 ngày thì cho thu hoạch, năng suất bình quân từ 18-45 tấn/lứa cắt/ ha; vòng đời của các loại cỏ trên là khoảng 1 năm cho thu hoạch 5-6 lứa cắt, khoảng cách giữa 2 lứa cắt là 60 ngày. Bình quân mỗi con bò tiêu thụ hết 13kg thức ăn/ngày, như vậy, với diện tích đồng cỏ hiện có, về cơ bản bảo đảm đủ thức ăn cho đàn bò quanh năm.
b. Vốn cho chăn nuôi
Đầu tư con giống chiếm tỷ lệ lớn kinh phí (từ 89 đến 96% kinh phí tùy theo quy mô). Tổng đầu tư tính cho một con bò cao nhất ở các nông hộ chăn nuôi quy mô dưới 5 con. Quy mô chăn nuôi tăng, tổng đầu tư cho một bò sẽ giảm. Tổng đầu tư cho chăn nuôi bò thịt ở các nông hộ dao động trong khoảng 10 tới 150 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi nhỏ hay lớn.
Khi quy mô chăn nuôi tăng lên, đầu tư cho các khâu giống, chuồng trại, thức ăn, thụ tinh nhân tạo, thú y giảm xuống, đầu tư cho nhân công tăng lên.
Ngày 02 tháng 08 năm 2012, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1724/QĐ-UBND "Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020" trong đó có dự án cải tạo đàn bò thịt bằng thụ tinh nhân tạo và bò đực Zêbu, cụ thể như sau:
tạo. Giai đoạn 2012-2016: Mua thêm 1.800 con bò đực Zêbu giai đoạn 2016- 2020: mua thêm 2.250 con. Tổng kinh phí 65.250 triệu đồng (15 triệu đồng/ bò đực); tín dụng đầu tư hỗ trợ 70%; người chăn nuôi 30%. Mua sắm trang thiết bị bảo quản kiểm tra chất lượng tinh bò, máy siêu âm, dụng cụ thụ tinh, tinh bò và hỗ trợ nhân viên làm tác nghiệp thụ tinh nhân tạo.
Lựa chọn 350-500 hộ, mỗi huyện 25-50 hộ, theo vùng chăn nuôi tập trung, số lượng gia súc nhiều. Hỗ trợ các hộ trồng các giống cỏ chất lượng cao, phục vụ chăn nuôi bò, giai đoạn 2011-2015 diện tích 250 ha (50 ha/năm), giai đoạn 2016-2020 diện tích 500 ha (100 ha/năm) cung cấp giống có chất lượng cao cho các hộ gia đình trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Tổng vốn đầu tư 15.000 triệu đồng, ngân sách hỗ trợ 12.750 triệu đồng, dân đóng góp 2.250 triệu đồng, giai đoạn 2012-2016 đầu tư 5.000 triệu đồng. Giao cho Trung tâm khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện. Thời gian thực hiện 2012-2020.
Nhu cầu đầu tư cho dự án cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò giai đoạn 2012-2020: 90.000 triệu đồng, vốn tín dụng đầu tư hỗ trợ 30% kinh phí mua bò đực giống. Ngân sách đầu tư thiết bị, hỗ trợ tiền thụ tinh nhân tạo: 22.500 triệu đồng; vốn tín dụng đầu tư 45.675 triệu mua bò đực; vốn của dân và vốn vay ngân hàng 21.825 triệu đồng.
Thực tế ở MĐrắk cho thấy, vấn đề vốn để chăn nuôi là bài toán lớn đối
với những tất cả những người muốn tham gia vào chăn nuôi bò thịt, dù rằng nhu cầu vốn không nhiều bằng chăn nuôi bò sữa. Bởi trong thực tế, rất ít hộ có đủ điều kiện về tài chính để mua bò, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ thâm canh... mà hiện nay nếu có vốn thì nhiều người cũng đầu tư vào kinh doanh thương mại dịch vụ hay ngành nào đó có độ rủi ro thấp.
c. Lao động
12.919 hộ gia đình, trong đó có 88% là hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 4,64 khẩu, 2,85 lao động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 79% và có khoảng 5% lao động nông thôn thiếu việc làm. Lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn thường đi làm thuê trong khi các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn của huyện vẫn phải sử dụng một số công nhân không có hộ khẩu thường trú tại huyện.
Các hộ chăn nuôi bò thịt tại M'Đrắk đều sử dụng lao động là những thành viên trong gia đình, không có hộ sử dụng lao động thuê ngoài. Việc sử dụng lao động tham gia chăn nuôi bò ở các hộ chăn nuôi khác nhau tùy theo lao động hiện có và quy mô chăn nuôi của hộ. Hộ chăn nuôi bò có quy mô nhỏ thường sử dụng lao động phụ và lao động nhàn rỗi, phụ thuộc vào mùa vụ. Những họ có quy mô chăn nuôi trên 10 con, sử dụng lao động chăn nuôi mang tính ổn định và chuyên sâu hơn, với sự đầu tư thời gian nhiều hơn của lao động chính.
Do vậy, nếu biết khai thác tốt số lượng lao động nhàn rỗi trong hộ nông thôn bằng việc phát triển chăn nuôi bò thịt thì sẽ không những giúp giải quyết việc làm cho lao động dôi thừa trong nông nghiệp, nông thôn, tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn tạo ra tiền đề tốt hơn cho phát triển chăn nuôi bò thịt trong những năm tới. Bảng 2.7 cho thấy cụ thể việc sử dụng lao động trong chăn nuôi bò ở huyện M'Đrắk như sau: Các nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chủ yếu huy động lao động phụ là con cái và người già trong gia đình. Quy mô chăn nuôi tăng lên, lao động chính được huy động nhiều hơn. Các hộ chăn nuôi với quy mô 7 bò trở lên đã bắt đầu sử dụng nhân công thuê, quy mô càng tăng nhân công thuê càng nhiều.
Bảng 2.7: Sử dụng lao động trong chăn nuôi bò ở huyện M'Đrắk Sử dụng lao động
Năm
Chính (%) Phụ (%) Thuê (%)
Số hộ gia đình có quy mô đàn bò nuôi dưới 4 con
12,82 87,18 -
Số hộ gia đình có quy mô đàn bò nuôi trên 7 con
54,15 32,06 13,79
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Như vậy, với tiềm năng về lao động sẵn có của địa phương, M'Đrắk có thể phát triển các trang trại chăn nuôi bò thịt thâm canh với quy mô lớn, có như vậy mới phát huy được hết tiềm năng về lao động của địa phương.
Riêng với người chăn nuôi bò thịt theo số liệu điều tra của Phòng NN&PTNT huyện M'Đrắk thì trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật ở 03 xã chăn nuôi bò thịt lớn nhất của huyện M'Đrắk được thực hiện trong tháng 12/2014 là Krông Jing, Ea Lai và Cư Prao cho thấy: Về trình độ học vấn cho thấy 100% người chăn nuôi biết đọc, biết viết vì người học vấn thấp nhất có số năm đi học là 1. Số năm trung bình của người chăn nuôi bò là 4,7 năm thấp hơn so với số năm trung bình của Việt Nam 5,5 năm (Báo cáo Phát triển con người của Liên hợp quốc năm 2010). Rõ ràng trình độ học vấn của người chăn nuôi ở huyện M'Đắk chưa cao để hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ hiểu biết và chuyên môn khá.