Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 97 - 100)

7. Tổng quan các nghiên cứu

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực

Từ phân tích ở chương 2 cho thấy trình độ thực tế của người chăn nuôi và tầm quan trọng của nâng cao trình độ cho người chăn nuôi. Từ đó đòi hỏi phải mở rộng đào tạo chuyên môn kỹ thuật theo nhiều hình thức khác nhau, chỉ có như vậy mới có thể phát triển nghề chăn nuôi này.

Đào tạo nghề phải gắn với thị trường lao động và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và chăn nuôi bò thâm canh nói riêng. Kế hoạch đào tạo phải thích hợp vừa bảo đảm nhu cầu trước mắt, cũng như lâu dài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn nói chung và chăn nuôi bò thịt thâm canh nói riêng. Phải bảo đảm đến năm 2020 mỗi xã trong huyện có 1-2 cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực chăn nuôi. Trước mắt cần phải khai thác năng lực hiện có của Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi của tỉnh và các Hội nghề nghiệp. Ngoài ra phải khuyến khích đào tạo dạy nghề của khu vực tư nhân mở trường tư thục dạy nghề như nhiều địa phương ở Tây Nguyên và Miền Trung đã làm, đó là con đường xã hội hóa đào tạo nghề. Quá trình xã hội hóa này cần chú ý tận dụng chương trình đào tạo nghề cho nông dân của Chính phủ đang triển khai.

Để xã hội hóa đào tạo nghề yêu cầu: thứ nhất, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Giáo dục - Đào tạo cần phải ban hành quy chế chung cho hoạt động dạy nghề và học nghề, trên cơ sở quy chế này cho phép mọi cá nhân và tổ chức kinh tế khác nhau được mở cơ sở đào tạo nghề, gắn các trường đào tạo với cơ sở sản xuất kinh doanh, quy định học phí đào tạo đối với người lao động tham gia đào tạo, khai thác khả năng của chuyên gia, kỹ thuật gia và cơ sở vật chất của các trường công nhân kỹ thuật, cao đẳng và đại học ở tỉnh; thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, quy định rõ trình độ tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề phù hợp với nghề đào tạo và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định này ở các trường trung tâm đào tạo.

Đổi mới trang bị dạy nghề, phương pháp dạy và học; thứ ba, Lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp chăn nuôi bò thâm canh để đưa vào chương trình đào tạo nghề cho nông dân huyện M'Đrắk; Thứ tư, có chính sách ưu đãi về thuế đất đai, thuế nhà và thuế giá trị gia tăng với hoạt động đào tạo nghề.

Cần chú trọng tới việc thay đổi cơ cấu đào tạo nghề cho người lao động về các ngành nông lâm nghiệp trong các trường của địa phương. Hiện nay, các trường có đào tạo các chuyên ngành liên quan tới nông, lâm, thủy sản nhưng sinh viên thường không muốn học nên rất khó tuyển sinh. Thực tế, cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn trong lực lượng lao động ở huyện làm việc trong ngành nông nghiệp cũng mất cân đối, số người có chuyên môn quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu 76,8 % bậc trung học chuyên nghiệp và 69,6% bậc cao đẳng đại học, còn lại những người có chuyên môn về kỹ thuật nông - lâm thủy sản và thú y. Thay đổi cơ cấu, tăng dần tỷ trọng những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật về nông lâm thủy sản và thú y để đạt được tỷ lệ 43% đối với THCN và 36% cao đẳng đại học. Để thực hiện cần thiết có một cơ chế chính sách phù hợp trong thu hút cán bộ chuyên môn làm việc trong lĩnh vực này chúng ta đề cập tới dưới đây.

Với những ngành nghề nông lâm thủy sản huyện cần có sự hỗ trợ cho người học như miễn giảm học phí hay cấp học bổng đào tạo theo địa chỉ cho những ngành này cho địa phương.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý làm việc trực tiếp tại cơ sở nông nghiệp còn rất ít, chủ yếu tập trung ở các cơ quan của huyện, một số không làm công việc khác như đã nêu trong phần hai. Cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung, mà trong đó chú ý cho công nghiệp hóa, nông nghiệp nông thôn là khâu trọng yếu.

Quy hoạch và xây dựng một mạng lưới cán bộ quản lý và kỹ thuật cho chăn nuôi bò từ huyện đến các xã và các thôn, buôn trên địa bàn. Đầu tiên

phải đánh giá, bố trí và thực hiện luân chuyển cán bộ hiện có theo hướng gắn với cơ sở, nhằm có chế độ đãi ngộ phù hợp theo đúng hiệu quả công việc mà họ hoàn thành, tức là mức lương có thể theo phần trăm so với kết quả mang lại.

Đi đôi với việc đó cần một hệ thống chính sách và biện pháp về “chiêu hiền đãi sĩ” để thu hút nhân tài về với địa phương, nhất là những công việc đang thiếu. Trong điều kiện kinh tế thị trường có thể với mức lương cao với điều kiện sống và làm việc tốt có thể ngang bằng với các trung tâm lớn là biện pháp tốt nhất để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao từ nơi khác tới. Song cần phải; th nht, cần có một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá khoa

học khách quan, đúng đắn về nhân tài, người giỏi thì mới bảo đảm chính sách này mới có địa chỉ áp dụng; th hai, phải tuân theo quy luật đào thải tự nhiên.

Nghĩa là sẽ thực hiện cơ chế sàng lọc, mà theo đó đòi hỏi những quy định về bổ nhiệm, bãi nhiệm, tái bố trí được thực hiện một cách linh hoạt, dễ dàng bằng chính sách phân quyền, uỷ quyền mạnh mẽ cho các lãnh đạo đơn vị; th

ba, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi ứng viên; nghĩa là phải tạo cơ hội bình đẳng

cho tất cả ứng viên nhân tài có điều kiện tham gia vào các công việc phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều biện pháp như công khai rộng rãi nhu cầu tuyển dụng - tổ chức thi tuyển công bằng khoa học để chọn đúng người giỏi, hạn chế xét tuyển mà thay bằng thi tuyển; th tư, khắc phục tư tưởng bảo thủ

và địa phương cục bộ hiện nay còn nặng nề trong các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở; th năm, Sở Nội vụ cần xây dựng chương trình tuyển chọn nhân tài

từ các trường Đại học, ngay khi mà họ còn đang học tại trường, sau đó tạo điều kiện để họ được rèn luyện trong thực tế, qua đó có thể lựa chọn bố trí đúng người vào công việc thích hợp và tạo điều kiện cho họ phát triển.

Việc đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật chăn nuôi và quản lý cho các chủ trang trại và nông dân trong phần trước đã đề cập tới.

Cần tiếp tục phổ biến và nâng cao kiến thức về kỹ thuật và quản lý cho người chăn nuôi bằng việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật và chuyên môn quản lý chăn nuôi bò, thông qua công tác khuyến nông và xây dựng các tủ sách khoa học kỹ thuật ở tất cả các trung tâm xã với sự hỗ trợ của các cơ quan tỉnh và huyện, thường xuyên bổ sung sách báo kịp thời.

Như vậy, tổ chức đào tạo bồi dưỡng tốt nguồn nhân lực, nhưng nếu không có chế độ đãi ngộ cùng các điều kiện làm việc đảm bảo cho họ làm việc tốt nhất, từ đó phát huy được năng lực, học hỏi và phát triển kỹ năng nghề nghiệp thì cũng không thể giữ được người tài chứ đừng nói tới thu hút thêm. Những biện pháp nêu trên vừa là để đào tạo bồi dưỡng, vừa tạo ra những cơ hội tốt cho những ai muốn làm việc và phát triển, nghĩa là chúng ta đã thực hiện được các biện pháp phát triển nông lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)