Tình hình chính sách và thị trường cho phát triển chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 82)

7. Tổng quan các nghiên cứu

2.2.3. Tình hình chính sách và thị trường cho phát triển chăn nuôi bò thịt

bò thịt

a. Chính sách

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện M'Đrắk giai đoạn 2001 - 2010 chỉ định hướng và bố trí sản xuất nông nghiệp chung, trong đó có chú trọng tới phát triển đàn gia súc có tập trung vào đàn heo, bò, dê....Cũng có lẽ quy mô đàn bò thịt của huyện còn nhỏ bé và chưa có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

bò thịt, sự phát triển nhanh của đàn bò trong dân cùng với phong trào phát triển chăn nuôi bò thịt ở các huyện khác và của tỉnh khi nhu cầu thịt bò trên thị trường ngày càng cao nên huyện M'Đrắk cũng bắt đầu chú trọng đến ngành chăn nuôi này. Ngày 02/08/2013, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định số 1724/QĐ-UBND về “Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020, trong đó cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo và bò đực Zêbu quy mô 10.000 con/năm."

Đặc biệt, ngày 8-8-2011, Huyện ủy M'Đrắk đã ban hành Chương trình số 10-CTr/HU về “Phát triển chăn nuôi bán công nghiệp trên địa bàn, giai đoạn 2010-2015”, bước đầu đem lại hiệu quả rõ nét.

Trên cơ sở đó, từ tháng 9-2011, huyện đã đầu tư xây dựng 10 mô hình chăn nuôi trâu, bò bán công nghiệp tại các xã Krông Jing, Ea Riêng, Cư Króa và thị trấn M'Đrắk, đến nay đã nhân rộng lên 20 mô hình. Những hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ, phòng, chống dịch bệnh và được hỗ trợ kinh phí mua giống cỏ, tiêm phòng dịch bệnh, tinh phối giống, xây bể ủ thức ăn… Bên cạnh đó, để cải tạo tầm vóc và chất lượng đàn gia súc, huyện chủ trương dùng bò đực thuộc nhóm giống bò Zêbu, Sind, Brahman đỏ… lai với bò cái địa phương và tăng cường việc thụ tinh nhân tạo. Đồng thời, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêu độc khử trùng, đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích các chủ trang trại, hộ chăn nuôi ứng dụng công nghệ trồng cỏ, chủ động dự trữ thức ăn, dùng phế phẩm nông nghiệp chế biến thức ăn bổ sung. Nhờ vậy, tổng diện tích trồng cỏ toàn huyện đã đạt 532 ha, bước đầu khắc phục tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi, tỷ lệ đàn gia súc lai tạo đã tăng từ 35% năm 2010 lên 50% năm 2014, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2014 ước đạt 592 tấn.

tới, huyện sẽ rà soát các vùng quy hoạch, tập trung phát triển chăn nuôi ở những địa phương có thế mạnh như Cư San, Cư Prao, Cư Króa, Ea Trang, Ea Lai, Krông Jing; tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn, phát huy nội lực, mở rộng liên kết giữa các hộ, nhóm hộ; củng cố mạng lưới khuyến nông, thú y cơ sở nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh; xúc tiến thành lập từ 1-2 chợ trâu, bò tạo thuận lợi trong thông thương hàng hóa…

b. Tình hình tiêu th sn phm ca huyn M'Đrk

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của một chu kỳ chăn nuôi, nó phản ánh kết quả chăn nuôi hiệu quả hay không.

Sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng, phong phú bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ, các sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Tuy nhiên nếu đứng trên góc độ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, việc tiêu thụ các sản phẩm hữu hình mang tính phổ biến, các sản phẩm vô hình chủ yếu phục vị cho chính người nuôi dưỡng gia súc.

Sản phẩm chính của nghề chăn nuôi bò thịt là thịt bò, các sản phẩm phụ là da, xương… các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại chỗ, một phần cho xuất khẩu.

* Thị trường thịt:

Thị trường trong tỉnh

- Mức độ tiêu thụ: Đối với các sản phẩm hữu hình mục đích sử dụng chính là thực phẩm. Người Việt Nam có tập quán tiêu thụ thịt dưới các hình thức khác nhau: thịt tươi sống, thịt qua chế biến dưới các dạng… trước đây, khi mục đích chính của chăn nuôi bò được xác định là để cày kéo đàn bò phát triển chậm, cho nên việc tiêu thụ thịt hết sức hạn chế. Ngày nay, chăn nuôi bò phát triển mạnh và với mục đích cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường nên thịt bò được tiêu thụ rộng rãi hơn, số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tính mức tiêu thụ thịt thì ở M'Đrắk còn thấp, khoảng 12-13 kg thịt các loại/năm nhưng mức độ này có chiều hướng tăng dần do ngành chăn nuôi phát triển và

thu nhập của người dân tăng lên. Bên cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện tình trạng thừa các sản phẩm chăn nuôi do sức mua thấp người dân vẫn thiếu thịt và mức độ thiếu thịt phụ thuộc vào thu nhập, vào mức độ sử dụng các sản phẩm thay thế.

- Các kênh tiêu thụ:

Khái quát hệ thống tiêu thụ thịt trong huyện (tỉnh) được thể hiện qua các kênh sau:

Kênh 1: Người chăn nuôi → người giết mổ kiêm bán lẻ → người tiêu dùng.

Kênh 2: Người chăn nuôi→ người giết mổ→ người bán lẻ→ người tiêu dùng.

Kênh 3: Người chăn nuôi→ người thu gom→ người buôn chuyến→

người giết mổ kiêm bán buôn → người bán lẻ → người tiêu dùng.

Kênh 4: Người chăn nuôi→ người thu gom → nhà máy chế biến →

các cửa hàng đại lý→ người tiêu dùng.

Trong các kênh trên 3 kênh đầu do tư nhân đảm nhiệm, kênh 4 thuộc Nhà nước quản lý. Như vậy, khâu tiêu thụ thịt trong nước chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm, sự góp mặt ở các hệ thống chế biến và tiêu thụ của các cơ sở Nhà nước là hết sức hạn chế. Số liệu điều tra hộ chăn nuôi bò thịt cho thấy có tới 77% số hộ chăn nuôi lựa chọn kênh tiêu thụ là tư nhân, 16% tự tiêu thụ và kênh khác là 7%.

Hệ thống trên thể hiện sự gắn bó hết sức lỏng lẻo giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ. Vì vậy, có sự ép giá của người thu mua gia súc sống đối với người sản xuất, đặc biệt vào giai đoạn cung lớn hơn cầu.

- Giá cả sản xuất và tiêu thụ: giá cả sản xuất và tiêu thụ thịt bò phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau:

+ Hình thức chăn nuôi + Các kênh tiêu thụ + Quan hệ cung cầu.

Về sự tác động của hình thức chăn nuôi: hình thức chăn nuôi quyết định rất lớn đến giá cả sản xuất bởi vì chi phí thức ăn trong chăn nuôi thường chiếm 60-70% giá thành khi chăn nuôi theo hình thức công nghiệp. Như vậy, suy cho cùng giá cả thức ăn chăn nuôi do giá cả nguyên liệu làm thức ăn quyết định. Hiện nay ở Việt Nam do giá nguyên liệu cao dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi vẫn còn cao đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho sản phẩm chăn nuôi không cạnh tranh được với thị trường bên ngoài, trong khi thị trường trong nước sức mua thấp.

Ở M'Đrắk hiện nay hình thức chăn nuôi bò là quảng canh cho nên đã hạn chế được phần lớn chi phí thức ăn, dẫn đến chi phí sản xuất hạ, chăn nuôi có hiệu quả.

Về tác động của các kênh tiêu thụ: Kênh 1, 2 chủ yếu thực hiện ở nông thôn. Theo các kênh này mức độ vận chuyển ít, có ít chủ thể tham gia tiêu thụ. Vì vậy, giá cả tiêu thụ thường thấp hơn các kênh tiêu thụ 3 và 4.

Về tác độ của quan hệ cung cầu: Do chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị nên thu nhập bình quân đầu người ở thành thị thường gấp 2- 3 lần so với nông thôn, làm cho quan hệ cung cầu về thịt giữa nông thôn và thành thị biểu hiện theo xu hướng trái ngược nhau. Đây là hiện tượng kinh tế hết sức bình thường, vấn đề là có biện pháp tăng thu nhập cho vùng nông thôn để tăng sức mua của nông dân, cải thiện hệ thống tiêu thụ thịt để giảm bớt chênh lệch giá, nhất là lúc yêu cầu tập trung về thực phẩm (lễ, tết…).

Thị trường ngoài tỉnh và xuất khẩu.

Huyện M'Đrắk có thị trường rộng lớn cho các sản phẩm chăn nuôi đặc biệt sản phẩm thịt bò bởi có hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu hàng

hoá, có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 26 đi qua. Song hiện nay do sức sản xuất còn hạn chế, lượng thịt cung cấp những thị trường này còn ít.

Đối với thị trường này chủ yếu có hai kênh tiêu thụ:

Kênh 1: Người chăn nuôi → người thụ gom → người giết mổ → xuất khẩu

Kênh 2: Người chăn nuôi → người thu gom → xuất khẩu. Như vậy, có hai hình thức thịt cho xuất khẩu:

- Thịt đã được các lò giết mổ thành thịt tươi sống rồi mới xuất khẩu. Đối với hình thức này đòi hỏi phải có khâu vận chuyển đảm bảo như xe lạnh, phương pháp xử lý hiện đại…

- Xuất khẩu con trực tiếp đến các lò giết mổ.

Nhìn chung, trong vấn đề xuất khẩu Nhà nước chỉ quan hệ về mặt nguyên tắc, còn quan hệ xuất khẩu, quan hệ thanh toán chủ yếu do các đơn vị xuất khẩu tự giao dịch. Như vậy doanh nghiệp nào có quan hệ tốt sẽ có hợp đồng xuất khẩu.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GII PHÁP PHÁT TRIN CHĂN NUÔI BÒ THT CA HUYN M'ĐRK,

TNH ĐẮK LK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)